Sony bất ngờ hợp tác với đối thủ cạnh tranh Microsoft để phát triển nền tảng chơi game và đám mây
Một công ty Nhật Bản sở hữu hệ máy PlayStation và một công ty của Mỹ sở hữu hệ máy Xbox, vốn đã là đối thủ trong cuộc chiến tranh giành thị phần console trên toàn cầu.
Chúng ta đều biết rằng Sony và Microsoft là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Một công ty Nhật Bản sở hữu hệ máy PlayStation và một công ty của Mỹ sở hữu hệ máy Xbox, vốn đã là đối thủ trong cuộc chiến tranh giành thị phần console trên toàn cầu. Thế nhưng thật bất ngờ khi vừa mới đây, Sony và Microsoft đã công bố một thỏa thuận hợp tác.
Theo tuyên bố mới nhất, Sony và Microsoft sẽ cùng bắt tay nhau để chia sẻ công nghệ, cùng phát triển các nền tảng và ứng dụng mới trên đám mây. Mặc dù không nhắc tới các hệ máy như PlayStation hay Xbox, nhưng thỏa thuận này sẽ tập trung vào các nền tảng giải trí như chơi game.
Thỏa thuận cũng cho biết Sony sẽ sử dụng nền tảng đám mây Azure của Microsoft, cho các dịch vụ trực tuyến của mình. Trước đó, Sony vẫn sử dụng nền tảng đám mây của Google. Tuy nhiên có vẻ như việc Google ra mắt nền tảng chơi game trên đám mây Stadia đã khiến Sony quyết định thay đổi.
Video đang HOT
Microsoft cũng đang dự định ra mắt nền tảng chơi game đám mây của riêng mình, mang tên xCloud. Do đó, Microsoft cũng sẽ trở thành đổi thủ cạnh tranh với Google. Việc Microsoft và Sony bắt tay sẽ giúp tạo nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với gã khổng lồ tìm kiếm, khi một công ty có nền tảng đám mây mạnh mẽ và một công ty lại có nhiều kinh nghiệm trong ngành game.
CEO Kenichiro Yoshida của Sony cho biết: “Mặc dù hai công ty cũng đã cạnh tranh trong một số lĩnh vực, nhưng trong nhiều năm nay Microsoft vẫn là đối tác kinh doanh chính. Tôi tin rằng sự phát triển của chúng tôi trong nền tảng đám mây sẽ góp phần lớn và sự phát triển của các nội dung giải trí trực tuyến trong tương lai”.
CEO Satya Nadella của Microsoft cho biết: “Sony luôn dẫn đầu cả về mảng giải trí và công nghệ. Nền tảng đám mây Azure có thể giúp Sony mang đến những trải nghiệm trực tuyến tốt hơn cho khách hàng của mình”.
Sự kiện E3 2019 sắp diễn ra trong một vài tuần tới, rất có thể Sony và Microsoft sẽ công bố nhiều kế hoạch lớn tại sự kiện game quan trọng nhất trong năm này.
Tham khảo: gamespot
Vì đâu mà Epic Store được xem là thiên đường cho game thủ và nhà phát triển?
Với sự vươn lên mạnh mẽ, Epic Store đang là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Steam.
Được khai trương lần đầu vào cuối năm 2018, Epic Store là một trong những cửa hàng phân phối sản phẩm kĩ thuật số giống như Steam hoặc Origin. Tuy nhiên, với những chính sách đặt biệt của mình, Epic Games Store được xem là một nhà phát hành rất có tiềm năng và mang lợi đến không chỉ cho game thủ và nhà phát triển. Minh chứng dưới đây sẽ cho bạn biết Epic thực sự là một thiên đường tốt đẹp như thế nào.
Hãng game Saber Interactive thông báo vào tháng 12 vừa qua rằng, tựa game hành động kết hợp bắn súng và sinh tồn theo phong cách Left 4 Dead là World War Z, nhiều khả năng sẽ được phát hành trên Epic Games Store hơn là Steam. Theo CEO Matthew Karch đề cập trong một tuyên bố, rằng cho dù có thể sẽ nhận nhiều phản ứng tiêu cực, song chuyển qua Epic Store được xem là một "thỏa thuận tốt cho cả người chơi và lập trình viên. Trước hết, xây dựng trò chơi thực sự rất tốn kém, do vậy, nhận được 88% doanh thu thay vì 70% nghĩa là chúng ta có thể đầu tư nhiều hơn vào tựa game World War Z."
Ông cũng nói thêm: "Thứ hai, chúng tôi sẽ chuyển phần lớn lượng tiền còn dư cho bạn với tư cách là một game thủ. Giá của World War Z tại Epic Games Store đã hạ xuống còn 35 đô (hơn 800000 đồng) kể từ bây giờ và sẽ tiếp tục như vậy cho đến ngày phát hành vào 16 tháng 4 và sau này. Bất kì ai đã đặt hàng trước tựa game với cái giá 40 đô sẽ được hoàn phí. Chúng tôi rất vui mừng khi được chia sẻ lợi ích của các nhà phát triển thân thiện của Epic Store với tất cả các bạn. Và chúng tôi rất nóng lòng chờ đợi bạn thưởng thức siêu phẩm của chúng tôi."
Hiện tại, Valve yêu cầu 30% từ doanh thu của việc bán game trên Steam, trong khi Epic chỉ cắt giảm từ nhà phát hành là 12% từ doanh thu này, đã bao gồm 5% chi trả cho nền tảng Unreal Engine cho các tựa game sử dụng bộ engine đó. Tất nhiên là điều này không có khả năng châm ngòi cho một cuộc cách mạng của người tiêu dùng, nhưng hệ quả lớn nhất chính là sự giảm giá của các sản phẩm. Ví dụ, chúng ta có Metro Exodus ở Epic Store có giá ít hơn 10 đô so với giá gốc trên Steam tại khu vực Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, không phải tất cả game thủ ngoài khu vực Bắc Mỹ đều có thể tận dụng mức ưu đãi này, kể cả với Metro Exodus và có thể là trường hợp của World War Z cũng tương tự. Như ở Đức, giá có thể lên đến 40 hoặc 42 đô. Karch khẳng định rằng, mỗi người đựa trước tựa game với giá 40 đô sẽ được hoàn lại 5 đô. Tuy nhiên, Saber cũng đã cân nhắc với Epic để điều chỉnh giá. World War Z cũng dự định sẽ được phát hành vào 16 tháng tư tới.
Theo GameK
Cho đến thời điểm hiện tại, Xbox One đã thất bại "toàn tập" trước đối thủ không đội trời chung PS4 Dù rất nỗ lực, song Microsoft đã không thể đương đầu lại với đối thủ trực tiếp của mình mảng Console là PS4 của Sony. Vào tháng 10 năm 2015, Microsoft tuyên bố rằng họ sẽ không còn công bố doanh số của Xbox One nữa, điều này gây khó khăn cho việc xác định chính xác có bao nhiêu cỗ máy mà...