Sống xanh hơn mỗi ngày
Một nhóm bạn trẻ cùng giúp nhau hình thành thói quen sống xanh vì môi trường, với hy vọng dần tạo dựng một cộng đồng mở.
Các sinh viên tham gia trồng cây lan tỏa thói quen nâng niu sự sống xanh – ẢNH: AN QUÂN
Tại Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, các hoạt động sống xanh đã trở nên quen thuộc với sinh viên (SV), khi dự án “Green University DUE” trở nên quen thuộc, tạo môi trường và động lực để thay đổi dần ý thức, thói quen cải thiện môi trường sống. Nỗ lực này không chỉ đem hình ảnh sống xanh đến gần hơn với cán bộ, giảng viên, SV trong trường mà còn lan tỏa tinh thần sống xanh trong cộng đồng.
Nguyễn Thị Cẩm Trinh, SV khoa kinh doanh quốc tế, chọn tham gia “Thử thách 14 ngày sống xanh” với một thử thách tưởng chừng đơn giản: không sử dụng ống hút nhựa. “Với mình, đó là một thử thách rất nhỏ thôi, nhưng thực sự ấn tượng và có ý nghĩa. Những thử thách này sẽ góp phần thay đổi lớn đến thói quen sống xanh của mỗi cá nhân”, Trinh nói.
Trong khi đó, Nhật Linh, SV khoa thương mại điện tử, tham gia “thử thách” từ những ngày đầu tiên dự án khởi động, đến nay đã 18 ngày. Linh chọn những thử thách đơn giản để có thể áp dụng hằng ngày.
“Tôi nói không với đồ nhựa, từ chối đồ nhựa khi đến quán và chia sẻ thói quen mang theo hộp, ly thủy tinh của mình. Điều này phần nào lan tỏa, tác động đến các bạn của tôi”, Nhật Linh nói. Với Linh, việc không sử dụng nhựa đã… không còn là thử thách nữa mà trở thành thói quen của mình và những người thân.
Trinh và Linh tự hào trở thành thành viên của cộng đồng với hơn 1.000 “ Chiến sĩ sống xanh” khi trải qua hơn 14 ngày sống xanh. Họ chia sẻ thói quen đó đến bạn bè qua mạng xã hội.
Video đang HOT
Cùng tham gia cộng đồng “Sống xanh hơn mỗi ngày” với các hoạt động “ Opening day”, Đoàn Thị Bảo Vy (Trường ĐH Kinh tế) đã trải nghiệm các hoạt động trồng cây, đổi giấy vụn, pin… để lấy chậu cây xinh xắn. Vy thích thú khi hòa mình vào không khí sống xanh, cảm thấy như sẽ tạo được một cộng đồng những bạn trẻ sống xanh, sống ý nghĩa. “Hy vọng sẽ được tiếp cận nhiều hơn nữa với các hoạt động sống xanh, sống vì môi trường, tiến đến sống xanh hơn mỗi ngày”, Vy nói.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Đạt, Bí thư Đoàn trường này cho biết sau nhiều năm phát động, mục tiêu “Sống xanh hơn mỗi ngày” thực sự đã trở thành thương hiệu. SV đã giúp lan tỏa thông điệp sống xanh, với ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng bằng những hành động đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày.
Phó Đại sứ Đan Mạch: Giải pháp phát triển bền vững có thể đến từ ý tưởng của học sinh
Việt Nam có thể tìm thấy các giải pháp phát triển bền vững từ chính những ý tưởng của học sinh, Phó Đại sứ Đan Mạch Louise Holmsgaard nói tại lễ phát động cuộc thi vẽ tranh 'Đan Mạch trong mắt em' sáng 21-1 tại trường Nguyễn Siêu, Hà Nội.
Một học sinh lớp 5 đang thể hiện ý tưởng của mình trên giấy - Ảnh: KHOA THƯ
Với chủ đề "Cuộc sống xanh", cuộc thi này là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Tăng trưởng xanh và chuyển đổi kinh tế xanh là một trong những ưu tiên lớn nhất trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa Việt Nam và Đan Mạch. Ấn tượng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam, bà Holmsgaard cho rằng bên cạnh các chỉ số kinh tế, chính phủ Việt Nam cần quan tâm hơn nữa vấn đề phát triển bền vững, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng tái tạo - một trong những ngành mà Việt Nam có tiềm năng.
"Đây là mục tiêu xuyên suốt và được thể hiện rõ ràng trong mọi hoạt động hợp tác giữa hai nước bao gồm cả cuộc thi thường niên 'Đan Mạch trong mắt em'.
Cuộc thi này sẽ là diễn đàn để thế hệ trẻ nói lên các suy nghĩ và chia sẻ mối quan tâm, hi vọng cũng như các ý tưởng nuôi dưỡng và bảo vệ hành tinh của chúng ta", Phó Đại sứ cho biết.
Phó Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Louise Holmsgaard phát biểu khởi động cuộc thi vẽ Đan Mạch trong mắt em năm 2021 - Ảnh: KHOA THƯ
Nhấn mạnh rằng năm 2021 đánh dấu nửa thế kỷ quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Phó Đại sứ Holmsgaard đồng thời bày tỏ kỳ vọng rằng tình bằng hữu giữa nhân dân Đan Mạch và nhân dân Việt Nam sẽ luôn bền vững, tốt đẹp.
Nhà ngoại giao Đan Mạch gợi ý các bạn nhỏ có thể trao đổi với bạn bè, thầy cô, gia đình và cả thú cưng của mình những câu hỏi về cách để sống xanh hơn, bền vững hơn nhằm tìm ra cảm hứng cho các tác phẩm của mình.
Học sinh Đặng Anh Kiệt phác thảo cho bức tranh chủ đề rác thải đại dương - Ảnh: KHOA THƯ
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online khi đang phác thảo bức tranh chủ đề rác thải đại dương, Đặng Anh Kiệt, học sinh lớp 6 trường Nguyễn Siêu, nói rằng ý thức phân loại rác ở Việt Nam vẫn còn rất kém.
"Nhiều người cứ cho đại vào thùng rác chứ vẫn chưa có ý thức phân loại. Nếu rác cứ trộn lẫn cả lên thì sẽ khó có cách xử lý và sẽ bị dồn ứ hàng tấn ở các bãi chôn lấp hay tệ hơn là đổ ra biển", nam sinh này nói.
Các học sinh trường Nguyễn Siêu trao đổi với thầy giáo về chủ đề mà các em muốn vẽ - Ảnh: KHOA THƯ
Trong khi đó, Lương Trung Hiếu, lớp 6, muốn thể hiện thông điệp về năng lượng tái tạo. Em vẽ một tuabin gió bên cạnh hai lá cờ Việt Nam, Đan Mạch.
Cuộc thi năm nay do Đại sứ quán Đan Mạch phối hợp Hội Hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch tổ chức cho tất cả học sinh tiểu học và trung học cơ sở Việt Nam, từ ngày 21-1 đến 1-4. Giải thưởng sẽ được công bố vào tháng 5.
Phó Đại sứ Đan Mạch Louise Holmsgaard chụp ảnh cùng một thí sinh nhỏ tuổi - Ảnh: KHOA THƯ
GD phòng chống thiên tai bằng giáo cụ trực quan: Sắc màu và sinh động Theo Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2025, chính thức có hiệu lực từ 1/1/2021 của Bộ GD&ĐT, ngành GD sẽ triển khai đưa kiến thức phòng chống thiên tai trở thành nội dung học tập trong nhà trường. Thí điểm trạm quan trắc thời tiết tự động trong trường học Tại Trường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống...