Sống xa hoa, chỉ huy đội Cận vệ Thụy Sĩ bị Giáo hoàng Francis bãi nhiệm
Giáo hoàng Francis đã ra quyết định bãi nhiệm vị trí của Daniel Anrig, chỉ huy đội Cận vệ Thụy Sĩ của Vatican vì phong cách lãnh đạo cứng nhắc và lối sống xa hoa.
Chỉ huy Daniel Anrig (đeo kính) trong một lần nhiệm vụ bảo vệ Giáo hoàng Francis.
Nhật báo L’Osservatore Romano của Vatican đưa tin ông Daniel Anrig sẽ rời vị trí chỉ huy sau Giáng Sinh tới, chấm dứt 8 năm làm nhiệm vụ tại Vatican. Thay thế ông vào vị trí chỉ huy là cấp phó hiện nay.
Hiện chưa có lý do chính thức được đưa ra từ Vatican về quyết định thay thế nêu trên.
Trước đó, một số nguồn tin cho biết Giáo hoàng Francis không hài lòng với những quy định làm việc khắt khe mà chỉ huy Daniel Anrig sử dụng trong thời gian qua.
Ngoài ra, việc chỉ hủy Anrig cho sửa lại ngôi nhà được cấp thành một căn hộ sang trọng và rộng lớn ngay phía trên doanh trại của đội Cận vệ tại Vatican cũng là một lý do làm Giáo hoàng Francis không hài lòng.
Video đang HOT
Trước khi tới làm việc ở Vatican, Đại úy Anrig từng là chỉ huy một đội điều tra tội phạm tại Thụy Sỹ.
Tuy nhiên, ông này cũng từng bị đặt vào diện điều tra bởi tổ chức Chữ thập đỏ Thụy Sĩ và tổ chức Ân xá Quốc tế sau khi có những cáo buộc cho rằng ông này đã lạm quyền trong một cuộc điều tra về vấn đề nhập cư trái phép năm 2003.
Đội Cận vệ của Giáo hoàng hay còn gọi là đội Vệ binh Thụy Sĩ hiện có 110 người. Đây là đội quân chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh cho các đời Giáo hoàng.
Đội Cận vệ được thành lập vào năm 1506 theo lệnh của Giáo hoàng Julius II và hiện là đội quân lâu đời nhất trên thế giới.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Giáo hoàng Francis lên án sự man rợ của IS
Lần đầu tiên Giáo hoàng Francis lên án tội ác của IS đối với hàng triệu người Iraq và Syria.
Ngày 28/11, Giáo hoàng Francis tuyên bố rằng xóa bỏ đói nghèo là giải pháp để có thể ngăn chặn các hành động "bạo lực man rợ" của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq chứ không phải chỉ can thiệp quân sự.
Giáo hoàng Francis (trái) gặp gỡ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan
Phát biểu tại Thổ Nhĩ Kỳ, Giáo hoàng Francis cho rằng nhóm phiến quân cực đoan IS đã khiến toàn bộ những người dân ở các quốc gia láng giềng phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu "bạo lực tàn bạo chỉ vì tôn giáo và dân tộc của họ".
Phiến quân IS đã thảm sát cả người Hồi giáo dòng Shia, người Công giáo và các dân tộc khác trên một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria không cùng chung ý thức hệ cực đoan của chúng.
Sau cuộc gặp với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Giáo hoàng tuyên bố rằng việc ngăn chặn IS là hoàn toàn hợp pháp, tuy nhiên nỗ lực đó không chỉ có toàn vũ khí, mà phải huy động các nguồn lực khác để chiến đấu chống lại đói nghèo và bệnh tật ở những vùng đất này.
Người đứng đầu cộng đồng Công giáo 1,2 tỉ tín đồ này kêu gọi các tôn giáo cùng thảo luận với nhau để chấm dứt mọi hình thức khủng bố và cực đoan, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do tôn giáo và bày tỏ chính kiến.
IS gây ra nhiều tội ác đối với người dân Iraq và Syria
Tuyên bố trên của Giáo hoàng Francis được đưa ra trong chuyến thăm tới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm củng cố mối quan hệ với các lãnh đạo tôn giáo, đồng thời lên án tình trạng bạo lực chống lại người Công giáo và các dân tộc thiểu số khác ở Trung Đông do IS và các tổ chức khủng bố gây ra.
Thổ Nhĩ Kỳ là nơi tiếp nhận gần 2 triệu người tị nạn từ Syria, những người buộc phải rời bỏ quê hương trước những hành động thảm sát, bắt cóc, hành hình dã man của IS vì họ bị phiến quân coi là thành phần "dị giáo".
Tuy nhiên, ngày càng nhiều người lo ngại rằng việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vốn không mấy tin tưởng vào phương Tây có thể sẽ khiến tình cảnh của những người tị nạn gặp nhiều khó khăn hơn.
Theo NTD
Giáo hoàng Francis bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông Ngày 18/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm Tòa thánh Vatican, hội kiến với Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Tòa thánh Pietro Parolin. Giáo hoàng Francis hoan nghênh chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho đây là dịp rất tốt để hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau, qua đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ...