Sống vội, yêu vội nhưng…
Tự tin có thừa để ung dung tận hưởng cuộc sống tự do thời “hoàng kim” mà không lo bị ế, nếu bị thúc giục, họ sẽ nói: “Thà kết hôn muộn còn hơn ly dị sớm”.
Đã xa rồi cái thời “lấy chồng từ thủa mười ba, đến khi mười sáu em đà năm con”. Thời đại internet cuốn con người vào vòng xoáy, khiến không ít người chẳng có thời gian để mà lo cho hạnh phúc trăm năm. Chỉ đến khi nhìn lại, thấy mình đã đi khá xa điểm xuất phát ban đầu, họ mới nháo nhác tìm kiếm nửa kia.
Lấy chồng sớm làm gì?
Thời hiện đại, nam nữ bình đẳng, có cơ hội trong học tập, làm việc như nhau nên phụ nữ ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trong gia đình và xã hội.
Phụ nữ thời nay có không gian tiếp xúc rộng rãi, đa dạng hơn xưa, có nhiều sự lựa chọn nên việc “ kén cá chọn canh” cũng không có gì là khó hiểu. Hơn nữa, với những bạn trẻ có công ăn việc làm ổn định, có đời sống tinh thần vui nhộn với các hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn trong một xã hội có cái nhìn ngày càng thoáng hơn đối với các mối quan hệ nam nữ, thì cuộc sống tự do thật sự lý tưởng để “tiêu pha” thời trai trẻ của mình. Mấy ai dại gì “ký vào bản án chung thân” với một người bỗng nhiên trở thành vợ hoặc chồng của mình để rồi vướng bận đủ thứ chuyện gia đình, con cái phiền phức.
Nếu lấy chồng thì các nàng cũng không thể “một túp lều tranh hai trái tim vàng” mà phải tìm anh nào nhà cửa đàng hoàng hoặc ít ra cũng có cơ hội thăng tiến chứ.
Tình yêu của tuổi trẻ là một điều vô cùng hấp dẫn nhưng thường diễn ra một cách chóng vánh theo kiểu “tình một đêm”… (Ảnh minh hoạ)
Thiên hạ vẫn bảo “Chờ lâu mới bắt được cá to” nên các cô chả đi đâu mà vội. Thế nên, khi bà mẹ cuống cà kê lên vì đứa con gái đã 27 tuổi mà vẫn không chịu lấy chồng: “Có phúc như con người ta là đã con bồng con bế rồi đấy! Còn đây thì chỉ suốt ngày nhí nhoét rồi chả ma nào nó thèm rước cho đâu con ạ!” thì cô gái vẫn bình chân như vại với một phương châm bất hủ: “Lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn”.
Với những cô gái này, tự tin có thừa để ung dung tận hưởng cuộc sống tự do thời “hoàng kim” mà không lo bị ế. Nếu bị thúc giục, họ sẽ nói: “Thà kết hôn muộn còn hơn ly dị sớm”.
Sống vội, yêu vội nhưng…
Các chàng trai hiện đại không hiểu rủ rỉ rù rì vào tai nhau những gì mà cũng rủ nhau “nói không với hôn nhân” hết cả. Tất nhiên, không phải họ có tư tưởng độc thân suốt đời bởi vì dù sao lấy vợ cũng là một trong những “sự sung sướng” của đàn ông. Vấn đề là họ muốn “hoãn cái sự sung sướng ấy lại” đến một cái tuổi thích hợp, khi mà họ đã chuẩn bị bước sang “cái dốc bên kia của cuộc đời” và dám đối mặt với những “ám ảnh” về hôn nhân.
Không nói ra thì ai cũng biết, càng ngày người ta càng có xu hướng sống nhanh hơn, gấp hơn. Giới trẻ ngày nay đại diện cho một lớp người sống vội.
Tình yêu của tuổi trẻ là một điều vô cùng hấp dẫn nhưng thường diễn ra một cách chóng vánh theo kiểu “tình một đêm” để rồi cứ mải miết chạy theo hết tình yêu này đến tình yêu khác mà không hề mệt mỏi. Đa số họ thường bị ghép cho một cái tội là “ích kỷ”, chỉ biết đến cái sung sướng của bản thân mình mà không ý thức được trách nhiệm của mình với gia đình và những giá trị to lớn mà gia đình mang lại.
Video đang HOT
Những mối tình nhoáng nhoàng thường chẳng để lại gì ngoài một vài lần chung chạ chứ đừng nói chuyện nghĩa nặng tình sâu để se duyên chồng vợ, sống với nhau tới đầu bạc răng long.
Chỉ đến khi nhìn lại, thấy mình đã đi khá xa điểm xuất phát ban đầu, họ mới nháo nhác tìm kiếm nửa kia… (Ảnh minh hoạ)
Hãy biết điểm dừng
Thực tế không phải ai muốn trì hoãn việc hôn nhân cũng là do kén chọn hay muốn hưởng thụ tự do. Nhiều người không hề thích “chăn đơn gối chiếc” hay lý tưởng cuộc sống độc thân gì cả. Họ cũng mong sớm có một mái ấm gia đình, một bàn tay ấm áp yêu thương và những đứa con xinh xắn nhưng phải miễn cưỡng chịu đựng sự cô đơn của mình vì nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau.
Nhiều người mê mải chạy theo công danh, sự nghiệp lo lấy cái bằng 2, bằng 3, thạc sĩ, tiến sĩ… Nhiều người lại quyết tâm lên đến chức này chức nọ, làm được cái này cái nọ rồi mới tính chuyện gia đình. Nhưng đến khi đạt được những mục tiêu ấy, nhìn lại họ mới nhận ra “Hình như mình không còn son trẻ”. Cái đuôi U30, U40 đã xếp họ vào nhóm “quá lứa lỡ thì”. Thiên hạ đồn ầm ầm “Ở cái tuổi ấy mà chưa vợ (chồng) gì coi như hâm nặng rồi”.
Áp lực cuộc sống hiện đại khiến con người ta có quá nhiều việc phải làm, phải lo nghĩ cũng như “phải” hưởng thụ. Áp lực đó sẽ không giảm đi mà luôn tăng lên theo thời gian. Vì thế, xu hướng kết hôn muộn là điều tất yếu.
Không nên kết hôn quá sớm khi vợ (chồng) còn quá trẻ, chưa có tích lũy về kinh tế, kiến thức, kinh nghiệm sống, không có khả năng duy trì cuộc sống ổn định cũng như hạnh phúc gia đình.
Nhưng nếu không biết điểm dừng để kết thúc cuộc sống độc thân vào thời điểm thích hợp trước tuổi băm sẽ rất khó tìm “đối tượng” nhất là với phụ nữ có lứa có thì. Ngoài ra, những cặp vợ chồng kết hôn quá muộn có thể gặp khó khăn trong vấn đề sinh sản.
Theo PNVN
Cửu Long Tranh Bá: Hấp hối trong đen tối?
Chính thức open beta vào cuối tháng 9/2006, cho đến nay Cửu Long Tranh Bá đã trải qua một quảng đường khá dài tại thị trường game Việt Nam. Trải qua ngần ấy thời gian, hiện nay Cửu Long Tranh Bá như "rồng mắc cạn" nằm hấp hối, tiếc nuối một thời hoàng kim đã qua của mình.
Thời hoàng kim
Được xem là một tựa game MMORPG 3D đỉnh nhất lúc bấy giờ, trong năm 2005 Cửu Long Tranh Bá đã từng nhận được giải thưởng "Digital Contents 2005" của Bộ Thông tin Hàn Quốc và giải "Trò chơi xuất sắc của Hàn Quốc năm 2005".
Cửu Long Tranh Bá từng đạt rất nhiều giải thưởng về game trong và ngoài nước.
Không chỉ có thế, ngay ở thị trường game Việt, Cửu Long Tranh Bá cũng gặt hái thành tựu với giải thưởng "Game quốc tế có thiết kế đồ họa hay nhất trong năm 2007" (giải Vietgames 2007 do Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam trao tặng).
Thế nhưng, đằng sau chiến tích lẫy lừng đó, Cửu Long Tranh Bá gần như là một cơn "ác mộng" đối với game thủ. Bởi nạn hack và sự thiếu quan tâm của nhà phát hành.
Những chuỗi ngày "ác mộng"
Party của... Hack: Nếu như bạn đã từng được mọi người biết đến khi là một cao thủ có trình độ PK "pro" hay một cao thủ nằm trong bảng top. Thì giờ đây, sẽ chẳng còn ai quan tâm đến điều đó bởi các chương trình hack: Hack tốc độ, hack bất tử, hack lervel, hack dame, hack vũ khí 12 sao... xuất hiện nhan nhản trong game. Khiến các game thủ chân chính ngày một nản lòng với tựa game mình đã gắn bó trong thời gian qua.
Không nản sao được, khi trước đó bạn phải bỏ công "khổ luyện" một thời gian khá lâu mới vinh danh trên bảng top hay nâng cao trình độ PK của mình. Hay bạn đã từng hãnh diện vì mình là một "đại gia" khi sở hữu bộ trang bị khủng được nhiều người hâm mộ. Nhưng chỉ cần hack, thì bất cứ một tên "vô danh tiểu tốt" nào cũng có thể xếp ngang hàng với bạn.
Trình độ PK hay không bằng... hack.
Vật phẩm "vip" một thời được hacker quăng đầy đường không ai thèm nhặt
Đứng trước tình trạng này, VinaGame đã nhiều lần cập nhật sửa lỗi và thậm chí là khóa các tài khoản hack. Tuy nhiên, sau nhiều lần sửa lỗi hay khóa tài khoản, "hack vẫn hoàn hack". Mặc cho nhà phát hành xử lý như thế nào, game thủ vẫn cứ hack.
Khóa tài khoản này, ta tạo tài khoản mới mấy hồi.
Khao khát event: sự thiếu quan tâm của nhà phát hành cũng chính là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng hấp hối của Cửu Long Tranh Bá. Không chỉ chịu đựng hack, game thủ còn phải chịu đựng tình trạng lỗi nhiệm vụ, lỗi đăng nhập... xảy ra như cơm bữa sau mỗi lần cập nhật. Và các event trong game ngày càng xuống cấp, diễn ra thưa thớt với nội dung nghèo nàn, không tạo được sức hút.
"Đến giờ phút này đây khi NPH đã bỏ mặc Cửu Long, đã lâu lắm rồi không có event nào diễn ra kể cả trong những ngày lễ, tết. Game không còn gì để khám phá tìm hiểu nữa. Level cao nhất cũng có thể hack được..." Game thủ tuanxmd chia sẽ với câu hỏi: "Bây giờ bạn chơi Cửu Long vì lý do gì?".
"Tủi thân" vào những ngày hội không có event, khi game khác nhộn nhịp rôm rả.
Rất nhiều game thủ đã đặt ra rằng: "Bây giờ bạn chơi Cửu Long vì lý do gì?"
Vào game chỉ toàn... "phủi ruồi": game thủ Cửu Long Tranh Bá còn "khát" cả bóng người, đồng không nhà trống, không ai ks boss, lâu lâu gặp người là mừng lắm rồi!
Game thủ babycun1 đã chia sẽ niềm vui của mình lên diễn đàn khi đi săn boss gặp lại bằng hữu cũ. Và cũng là babycun1, trong một topic khác, lại chia sẽ nỗi buồn... vì không có ai tranh giành boss với mình. Có đôi khi game thủ Cửu Long Tranh Bá tự hỏi, bạn bè của mình hiện "trôi dạt" phương nào? Giờ đây, đăng nhập vào game để hack hay để xem người khác hack?
Vui vì lâu lâu mới gặp... người.
Rồi lại buồn vì "Không ai tranh giành boss"
Hệ quả của việc game "ế" là bộ mặt nhếch nhác của diễn đàn. Trong game, game thủ phải "ngáp ruồi" thì trên diễn đàn cũng không khá hơn là bao. Ngoài những topic than vãn, tiếc nuối của game thủ ra, diễn đàn Cửu Long Tranh Bá chẳng khác nào đã "chết".
" Đã 4 ngày tôi chính thức từ bỏ Cửu Long, cảm giác buôn khó tả, phải xa rời biêt bao bạn bè thân thiêt trong game của tôi..."
" Bây giờ HT, LD, LC, sâm... vứt đầy đường mà không ai thèm nhặt. Nhìn cảnh này thật buồn và tiếc cho 1 game hay..."
" Game sống lay lắt như 1 ngọn đèn chờ giám đốc công ty thổi gió..."
...đó là những lời tận đáy lòng game thủ chia sẽ trên Cửu Long Tranh Bá.
Bao giờ Cửu Long "chết" thật sự?
Chứng kiến cảnh thăng rồi đến trầm của Cửu Long Tranh Bá, game thủ EMAER đã "can đảm" nhìn thẳng vào "sự thật" mà đặt câu hỏi với nhà phát hành: " Tại sao VinaGame chưa đóng cửa Cửu Long?".
Trước sự "thẳn thắn" của game thủ, phải chăng Cửu Long Tranh Bá nay đã đến tuổi "về hưu"? Và nhà phát hành bao giờ mới cấp phép cho Cửu Long vào "viện dưỡng lão"?
Theo 248