Sống với trái tim nằm trong ba lô
Trái tim này nặng khoảng 170g, có nhiệm vụ điều hòa lượng máu tới mọi bộ phận cơ thể.
Sau khi Matthew Green ra viện, một trong những điều mà người đàn ông này không thể quên, đó là chiếc ba lô mang theo một phần trái tim nhân tạo của anh.
Anh Green cùng vợ, con
Anh Green, 40 tuổi, là người Anh đầu tiên được xuất viện với một trái tim nhân tạo hoàn toàn. Trái tim này lớn hơn một chút so với trái tim nguyên bản và nặng khoảng 170g. Trái tim nhân tạo có nhiệm vụ điều hòa lượng máu tới mọi bộ phận cơ thể của anh Green nhờ một chiếc bơm nhỏ nằm trong ba lô mà anh phải luôn mang theo bên mình.
Anh Green, một nhà tư vấn dược phẩm đang sống với vợ là cô Gill và cậu con trai 5 tuổi Dylan ở London, anh được chẩn đoán đã mắc chứng loạn nhịp tim, gây suy tim và có thể dẫn đến tử vong đột ngột.
Video đang HOT
Anh Green được chẩn đoán đã mắc chứng loạn nhịp tim.
Anh đã ở trong tình trạng vô cùng nguy kịch sau khi căn bệnh mãn tính của anh có những biểu hiện xấu. Với tốc độ suy giảm sức khỏe nhanh đến chóng mặt của anh Green và không tìm được người hiến tim, các bác sĩ tại bệnh viện Papworth ở Cambridgeshire đã quyết định tiến hành phẫu thuật cấy ghép tim nhân tạo cho anh.
Một số bộ phận của quả tim nhân tạo có thể hoạt động liên tục trong vòng 50 năm, nhưng trên thực tế thì trái tim này chỉ hoạt động trơn tru trong khoảng 3 năm và trong thời gian đó, nó sẽ đập khoảng 200 triệu nhịp.
Anh Green phải sử dụng một quả tim nhân tạo.
Người ta hy vọng thiết bị này sẽ giúp kéo dài cuộc sống của anh Green cho đến khi anh gặp được một người hiến tim. Bác sĩ StevenTsui, người đã tiến hành ca cấy ghép tim cho anh Green, cho biết: “Vẻ đẹp và độ bền của quả tim nhân tạo có được nhờ sự đơn giản của các bộ phận cấu thành. Bệnh nhân sẽ mất khoảng 20.000 bảng (tương đương 670 triệu VNĐ) dành cho việc bảo trì hàng năm. Quả tim đã hoạt động rất tốt và tốc độ phục hồi của Green cũng thật tuyệt vời. Tôi hy vọng anh Green sẽ có thể ra viện sớm, có thể làm nhiều việc hơn so với trước khi phẫu thuật và chờ đến khi có thể nhận được một trái tim hiến tặng thích hợp.”
Anh Green hạnh phúc bên gia đình.
Anh Green chia sẻ: “Tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái với quả tim mới này. Tôi đang trong giai đoạn phục hồi sau ca phẫu thuật bởi xương lồng ngực tôi vẫn chưa lành hẳn. Tôi vẫn chưa quen lắm với cảm giác lúc nào cũng phải đeo kè kè chiếc ba lô mang một phần quả tim mới của tôi trên lưng. Nhưng mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi. Tôi tin vậy.”
Anh còn tâm sự thêm: “2 năm trước tôi thường đạp xe đi làm, tổng quãng đường là 18 dặm mỗi ngày. Tuy nhiên, đến khi vào viện tôi chỉ đi được vài bước. Hiện tại tôi cảm thấy mình tràn đầy sinh lực. Tôi có thể trở lại với những công việc hàng ngày của mình, chẳng hạn như chơi đùa trong vườn với con trai tôi và nấu một bữa ăn cho gia đình.”
Theo Bưu Điện VN
"Nuôi" nội tạng người trong cơ thể lợn
Đây là một giải pháp tiềm năng và đầy hấp dẫn đối với các phẫu thuật thay ghép nội tạng con người.
Các nhà khoa học Đại học Tokyo, Nhật Bản vừa công bố có thể nuôi trồng các cơ quan nội tạng một loài vật bất kì trong cơ thể của một loài khác bằng cách tiêm các tế bào gốc của loài có nội tạng cần nuôi vào phôi thai của loài thay thế.
Kĩ thuật này cho phép phát triển cơ quan nội tạng một người bệnh trên cơ thể lợn bằng cách lấy tế bào gốc của bệnh nhân đó tiêm vào cơ thể con lợn thay thế, nhằm nuôi trưởng thành một nội tạng khỏe mạnh dùng cho các ca thay ghép nội tạng về sau.
Có thể sản xuất những con lợn sinh ra máu người bằng cách tiêm các tế bào máu gốc từ người vào bào phôi của lợn, giúp tạo ra nguồn cung máu dồi dào cho các ca phẫu thuật thay máu. Ảnh: Dailymail.
Tình trạng khan hiếm nội tạng hiến tặng hiện nay đồng nghĩa nhiều bệnh nhân phải chờ đợi rất lâu mới có thể được thay ghép. Phát triển được nội tạng cần thay ghép từ chính các tế bào gốc của đúng người bệnh có thể giúp giảm thiểu nguy cơ nội tạng được cấy ghép sẽ không tương thích với cơ thể sau phẫu thuật, hơn nữa có thể tạo ra nguồn cung nội tạng dồi dào.
Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiêm tế bào gốc của chuột túi vào phôi bào của chuột nhắt biến đổi gien để tạo ra những con chuột nhắt mang nội tạng của chuột túi. Trước đó, các con chuột nhắt đã được biến đổi gien để không thể có lá lách của bản thân chúng, cơ quan sản xuất nhiều hóc-môn quan trọng, bao gồm insulin.
Khi các con chuột nhắt đến tuổi trưởng thành, chúng đã phát triển cơ quan lá lách khỏe mạnh từ các tế bào gốc của loài chuột túi, đồng thời không bị bệnh đái đường. Tức là tế bào gốc của loài chuột túi đã lớn lên thành lá lách trong vùng lá lách của con chuột nhắt.
Nhóm nghiên cứu tuyên bố bất kì cơ quan nội tạng nào cũng có thể được sản xuất theo cách này. Nếu làm tương tự với tế bào gốc của người trên loài lợn sẽ giúp tạo ra lá lách của người trên lợn, nhằm phát triển lá lách thay thế cho các bệnh nhân đái đường.
Giáo sư Hiromitsu Nakauchi, giám đốc trung tâm sinh học tế bào gốc và y khoa tái tạo thuộc Đại học Tokyo, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Mục tiêu sau rốt của chúng tôi là sản xuất nội tạng con người từ những tế bào gốc đa năng cảm - là tế bào gốc đa năng được phát triển lên từ tế bào bình thường".
"Phương pháp này, được gọi là liệu pháp bổ sung phôi bào, giúp chúng ta tạo ra nguồn cung nội tạng dồi dào mới mẻ."
Giáo sư Nakauchi hi vọng họ sẽ có thể dùng kĩ thuật này để "trồng" thêm nhiều cơ quan nội tạng khác của con người, ví dụ sản xuất những con lợn có thể sinh ra máu người bằng cách tiêm các tế bào máu người gốc vào bào thai lợn.
Giới y khoa thế giới rất tán thành với phương pháp mới này.
Tiến sĩ Chris Mason, trưởng khoa y khoa tái tạo Đại học College Luân đôn cho biết: "Đây là một giải pháp tiềm năng đầy hấp đối với các phẫu thuật thay ghép nội tạng con người."
Theo Bưu Điện VN
Cô gái mắc bệnh... sợ đàn ông Emily sợ đàn ông đến mức chỉ gặp họ là đã khó thở, tay chân cô lạnh ngắt. Vì vậy mà ở tuổi 26, cô gái người Anh xinh đẹp này vẫn còn trinh. Đối với Emily, nỗi sợ hãi trước những con vật nguy hiểm không thấm vào đâu so với người đàn ông đứng trước cửa nhà cô. Cô nhân viên...