Sông vỡ bờ ở Nepal, 13 người chết
Một con sông gần khu du lịch nổi tiếng ở miền trung Nepal bất ngờ vỡ bờ hôm 5.5, tạo ra cơn hồng thủy quét qua một ngôi làng, khiến ít nhât 13 người chết và 17 người mất tích.
Người dân Nepal tu tâp doc bơ sông Seti sau vu vỡ bờ ngày 5.5 – Ảnh: AFP
Nước lũ từ sông Seti ập vào hai tòa nhà và một số nhà tạm ở làng Kharapani, gần núi Annapurna, một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Nepal.
“Có 13 người chết và 17 người mất tích. Trong sô 3 du khách Nga mât tich, co 2 sinh viên tre. Hai trực thăng và một báy may tư nhân đã được điều tới khu vực. Chúng tôi kêu gọi lực lượng cứu hộ vào 5 ngôi làng để tìm kiếm người sống sót”, AFP dẫn lời phát ngôn viên quân đội Nepal Ramindra Chhetri.
Chuyên gia Bishnu Paudel, người phụ trách dự án bảo tồn núi Annapurna, cho hay: “Hầu hết các nạn nhân là những người buôn bán nhỏ dọc hai bờ sông Seti. Một ngôi làng khác mang tên Machhapuchre cũng bị ảnh hưởng. Hai tòa nhà bị nước lũ cuốn trôi”.
Video đang HOT
Ông Paudel cho biết thêm: “Không có bất cứ trận mưa nào trong thời gian gần đây. Do đó, chúng tôi rất bất ngờ khi nước lũ xuất hiện lúc 9 giờ 30 (giờ địa phương)”.
Hiện chưa rõ nguyên nhân của đợt thiên tai lần này, vì lũ ở Nepal thường xuất hiện trong mùa mưa, vốn xảy ra trong 6 thang cuôi năm.
Tuy nhiên, nhà nghiên cưu vê băng Pradeep Mool của Nepal cho rằng nguyên nhân vu tham hoa có thể xuất phát từ sự kết hợp giữa lở tuyết và lở đất.
Theo Thanh Niên
Nhật lo sợ Đại Hồng thủy kinh hoàng 34m
Nếu như một trận động đất lớn xảy ra, dải bờ biển của Nhật có thể bị một trận sóng thần vô cùng lớn ập vào. Theo các chuyên gia của Nhật, đây là một viễn cảnh không hề trong mong muốn nhưng buộc phải chuẩn bị đối phó.
Trận sóng thần thảm họa tháng 3/2011có độ cao 10m.
Một nhóm chuyên gia trong Văn phòng Nội các đã cảnh báo khả năng này sau khi họ nghiên cứu lại tính toán từ năm 2003. Theo hãng tin Kyodo, việc nghiên cứu lại này cũng phản ánh các phát hiện từ trận động đất hồi tháng 3/2011 gây nên trận sóng thần khủng khiếp và khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới suốt 25 năm qua.
Trở lại năm 2003, nhóm chuyên gia này chắc chắn rằng Nhật sẽ không phải chịu sóng thần cao hơn 20m. Tuy nhiên, báo cáo mới đây dựa trên giả thuyết rằng trận động đất có thể có cường độ khoảng 9,1 độ richter và xuất hiện tại vùng trũng Nankai.
Các đứt gãy đại dương sẽ chạy theo hướng đông của đảo trung tâm của Nhật là Honshu và kéo dài 900km. Hơn nữa, các chuyên gia cho rằng vùng trũng này là một trong những nơi dễ xảy ra động đất nhất với cường độ như trên trong những thập kỷ tới đây.
Các đợt sóng sinh ra từ cơn chấn động lên tới 9,0 độ richter có thể tràn tới các vùng từ Kanto cho tới Kyushu, với đợt sóng cao lên tới 34,4m. Các khu vực ở các quận Shizuoka, Kochi và Miyazaki sẽ bị các đợt sóng cao 10-20m tấn công. Các khu vực ở thành phố Tokyo có thể chỉ bị sóng cao 2,3m. Tuy nhiên ngôi làng ở Niijima của đảo Izu (nằm trong trị sự hành chính của Tokyo) lại có thể bị sóng cao 29,7m nhấn chìm.
Điều tệ hơn đó là nếu như các đợt dư chấn kéo dài suốt 3 phút, nhiều khu vực có thể bị một đợt sóng thần tàn phá trước cả khi dư chấn kết thúc.
Trong khi nhóm chuyên gia này tiếp tục nghiên cứu về các khả năng và quy mô bị tàn phá trong trường hợp có sóng thần xảy ra, chính quyền Nhật lại phải lo tới việc sát hạch lại các biện pháp khẩn cấp dựa trên các ước tính mới.
Một trận động đất tương tự như thế ở khu vực đứt gãy Nankai từng xảy ra hồi năm 1946 với cường độ 8,1 độ richter. Trận sóng thần sau đó khiến 35 ngàn ngôi nhà bị phá hủy.
Một báo cáo khác được công bố cùng lúc cũng cho thấy, nếu như có một trận động đất khoảng 7,3 độ richter xảy ra tại Tokyo, nhiều nơi trong thành phố và các khu vực lân cận có thể bị rung chuyển ở cấp độ cao nhất trong thước đo "Shindo" của Nhật.
Chính phủ Nhật đã đặt ra nhiều khả năng một trận động đất 7,3 độ richter sẽ xả ra ở miền bắc Vịnh Nhật Bản với 70% khả năng là sau 3 thập kỷ tới, và ước tính sẽ có khoảng 11.000 người thương vong và 850.000 ngôi nhà bị phá hủy.
Nghiên cứu này cũng kết luật rằng các tầng kiến tạo tại điểm trung tâm của trận động đất nông hơn 10km so với ước tính trước đó, khiến cho các tác động sau đó cũng khốc liệt hơn.
Giáo sư Kazuki Koketsu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Động đất của Đại học Tokyo đã kêu gọi người dân Tokyo chuẩn bị cho thảm họa này.
Theo VietNamNet
'Đại hồng thủy' tấn công Philippines như thế nào? Cơn bão nhiệt đới Washi đổ bộ miền năm Philippines đêm 17/12, trong lúc mọi ngươi đang ngon giấc. Bão gây nước lũ đột ngột khiến hàng trăm nghìn người dân không kịp trở tay và làm chết gần 500 người. Một binh sĩ giúp một phụ nữ bế thi thể của con trai ở Iligan Ảnh: AFP Bão nhiệt đới Washi bất...