Sống trong sợ hãi vì bị nhầm là nữ khủng bố đánh bom Paris
“Tôi sống trong nỗi sợ hãi triền miên” – Nabila Bakkatha, một phụ nữ Ma-rốc bị nhầm là nữ khủng bố đánh bom tự sát ở Paris chia sẻ, sau khi 2 bức ảnh của cô đồng loạt xuất hiện trên truyền thông toàn cầu.
Nabila Bakkatha chia sẻ, tuần trước cô bàng hoàng phát hiện một loạt ảnh của mình xuất hiện trên nhiều tờ báo quốc tế. Chú thích bên dưới những bức ảnh là: Hasna Ait Boulahcen – nữ khủng bố đánh bom tự sát thiệt mạng trong vụ truy quét khủng bố ở Paris.
Nabila Bakkatha (trái) bị nhầm là nữ khủng bố đánh bom tự sát ở Paris Hasna Ait Boulahcen (phải).
Hasna Ait Boulahcen bị cáo buộc là người kích nổ đai tự sát chứa thuốc nổ trong một căn hộ ở Saint Denis, vùng ngoại ô Paris ngày 18.11 khi cảnh sát tổ chức vây ráp để truy bắt Abdelhamid Abaaoud, kẻ chủ mưu vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris đêm 13.11 khiến 130 người thiệt mạng. Boulahcen là em họ của Abaaoud.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin CNN, Nabila Bakkatha sống ở thành phố Beni Mellal, Ma-rốc cho hay, một người bạn cũ hám lợi, lợi dụng diện mạo khá tương đồng giữa cô và nữ khủng bố Boulahcen đã bán ảnh của cô cho một nhà báo Pháp. Từ đó, những tấm ảnh của Bakkatha đã xuất hiện tràn lan trên các phương tiện truyền thông quốc tế và cô bị nhầm là nữ khủng bố Boulahcen.
Nabila Bakkatha (người trong ảnh) – một bà mẹ đơn thân ở Ma-rốc bị bạn cũ hãm hại, bán ảnh cho các phương tiện truyền thông quốc tế vì diện mạo có những nét tương đồng với nữ khủng bố Paris.
Bakkatha chia sẻ, cô và người bạn đã bán ảnh cô từng có tranh chấp và đó có thể là nguyên nhân khiến người này hành động như vậy.
Video đang HOT
Hai tấm ảnh của Bakkatha xuất hiện trên mặt báo với chú thích là nữ khủng bố Hasna Ait Boulahcen bao gồm một tấm cô đang ngâm mình trong bồn tắm và một tấm khác cô chụp cùng với các thành viên trong gia đình.
“Tôi chưa từng gửi ảnh tôi ngâm mình trong bồn tắm cho cho các phương tiện truyền thông”, cô Bakkatha khẳng định.
Tấm ảnh ngâm mình trong bồn tắm của Bakkatha bị nhầm là của nữ khủng bố đánh bom tự sát ở Paris.
Bakkatha từng sống ở một thị trấn nhỏ ở miền Bắc nước Pháp năm 1998 khi cô 15 tuổi. Tại đây, cô quen thân với một cô gái Pháp gốc Ma-rốc.
Tuy nhiên, sau đó, quan hệ giữa họ rạn nứt và họ hoàn toàn cắt đứt liên lạc khi Bakkatha trở về Ma-rốc năm 2007 sau khi lấy được bằng tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang.
“Người bạn đó đã bán những bức ảnh của tôi cho một nhà báo Pháp sau vụ tấn công khủng bố ở Paris để trả thù. Cô ta cũng là người chụp những bức ảnh đó. Tôi chỉ biết được mọi việc khi một người bạn khác gọi điện thông báo ảnh của tôi tràn lan trên trang nhất của nhiều tờ báo quốc tế”, Bakkatha cho hay.
“Tôi không dám đi ra ngoài nữa. Gia đình tôi bị sốc. Một số người thân thậm chí không nói chuyện với tôi nữa. Hiện tôi đang trong quá trình khởi kiện người bạn đã bán ảnh của tôi và nhà báo Pháp đã mua chúng. Cuộc sống của tôi đã bị đảo lộn. Tôi sống trong nỗi sợ hãi triền miên. Tôi chắc chắn sẽ gặp nhiều rắc rối nếu tới Pháp”, Bakkatha, một người mẹ đơn thân nhấn mạnh.
Theo_Dân việt
Người phụ nữ bị nhầm là nữ nghi phạm khủng bố ở Paris
Nabila Bakkatha rất kinh ngạc khi thấy những bức ảnh của mình xuất hiện trên nhiều tờ báo quốc tế trong tuần qua với chú thích là nữ nghi phạm chết trong cuộc đột kích của cảnh sát Paris.
Nabila Bakkatha (trái) bị nhầm với Hasna Ait Boulahcen. Ảnh: CNN
Trong cuộc phỏng vấn với CNN, Bakkatha, sống ở thành phố Beni Mellal, miền trung Morocco, cho hay một người bạn cũ đã bán các bức ảnh của cô cho một phóng viên, do gương mặt cô có những nét giống với Hasna Ait Boulahcen, em họ của nghi phạm chủ mưu vụ khủng bố Paris.
Hai bức ảnh bị chú thích dưới cái tên Ait Boulahcen trên báo gồm một bức cho thấy cô đang ngâm mình trong bồn tắm, còn bức kia chụp cô và gia đình.
"Tôi chưa bao giờ đăng bất kỳ bức ảnh nào về mình đang ở trong bồn tắm lên mạng xã hội", Bakkatha nói.
Cô đưa ra thêm một số bức ảnh của mình và cho hay: "Hãy nhìn vào những bức ảnh này, những nét tương đồng giữa tôi với cô ta là rất ít. Bất kỳ ai so sánh các bức ảnh của chúng tôi sẽ nhận ra sự khác biệt và thấy chúng tôi trông không hề giống nhau".
Mâu thuẫn với người bạn cũ
Năm 1998, khi đang 15 tuổi, Bakkatha chuyển đến một thị trấn nhỏ ở miền bắc Pháp. Cô quay lại Morocco vào năm 2007 sau khi lấy bằng tốt nghiệp về thiết kế thời trang.
Hai bức ảnh trên đều được chụp vào thời gian đó và do một người bạn Pháp gốc Morocco chụp. Sau đó, mối quan hệ giữa hai người phụ nữ xấu đi và họ đã cắt đứt liên lạc hoàn toàn sau khi Bakkatha quay lại Morocco.
"Bức ảnh đó do bạn tôi chụp và cô ta đã bán nó cho một phóng viên Pháp sau các vụ tấn công Paris để trả đũa. Ba ngày trước, một người bạn gọi cho tôi báo rằng những bức ảnh của tôi đang ở trên trang nhất của một số tờ báo quốc tế", cô kể.
Bakkatha đã gọi cho một trang tin Morocco và nhờ trang này đăng tải "câu chuyện thật" của cô.
Nabila Bakkatha. Ảnh: CNN
Tuy nhiên, vụ việc không chỉ dừng lại ở đó.
"Gia đình tôi rất sốc và một số họ hàng không nói chuyện với tôi nữa. Tôi đang chuẩn bị khởi kiện người phụ nữ bán ảnh của tôi và người phóng viên đã mua chúng", cô nói. "Cuộc sống của tôi bị đảo lộn rất nhiều, tôi ngừng đi làm và không thể ra ngoài được nữa vì luôn sống trong sợ hãi. Tôi chắc chắn rằng tôi sẽ đối mặt với nhiều vấn đề nếu đến Pháp".
Hiện Bakkatha sống cùng các con sau khi ly dị chồng.
Anh Ngọc
Theo VNE
IS chưa phải tổ chức khủng bố chết chóc nhất thế giới Nổi lên sau các vụ khủng bố nhằm vào phương Tây và xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông nhưng nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn chưa phải là tổ chức khủng bố gieo rắc chết chóc nhiều nhất. Theo báo Metro (Anh), quán quân danh hiệu "tổ chức khủng bố nguy hiểm và giết nhiều người...