Sống trong nhung lụa, dân Qatar vẫn cảm thấy thiệt thòi
Nhiều người Qatar cảm thấy bị đối xử bất công dù đang hưởng thụ cuộc sống dư giả vật chất.
Một nhân viên bán hàng nhập cư người Lebanon giới thiệu xe cho khách hàng Qatar. Ảnh: New York Times
Ngay từ khi sinh ra mọi công dân của Qatar đã nghiễm nhiên được hưởng thụ cuộc sống giàu có nhờ sự bao cấp hào phóng của chính phủ.
Nắm trong tay trữ lượng giàu mỏ và khí đốt lớn thứ ba trên thế giới, quốc gia Trung Đông này, về mặt lý thuyết, có thể chia cho mỗi người dân 111.963 USD mỗi năm vào năm 2016, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Người dân Qatar không phải trả tiền điện, nước hàng tháng, đi học miễn phí và nằm viện không mất tiền. Tất cả đã có nhà nước lo.
Diện tích Qatar chỉ bằng 1/3 Việt Nam nhưng đàn ông Qatar khi lập gia đình được chính phủ hào phóng cấp hơn 1.000 mét vuông đất và được ngân hàng cho vay với lãi suất thấp để xây biệt thự.
Những người thất nghiệp sẽ đều đặn nhận trợ cấp hàng tháng đủ để sống dư dả. Và chính phủ cũng không bắt họ đi làm nếu họ cho rằng “không tìm được công việc thích hợp”, theo New York Times.
“Được voi đòi tiên”
Video đang HOT
Lao động nước ngoài ở Qatar. Ảnh: New York Times
Theo thống kê của World Factbook, hiện có khoảng 2,2 triệu người sinh sống ở Qatar, trong đó, đa số là người nhập cư đến từ Ấn Độ, Nepal, Philippines và Bangladesh. Công dân bản địa gốc Arab chỉ chiếm 15% và là những người được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi nhất.
Dẫu vậy, công dân Qatar vẫn phàn nàn rằng họ trở thành nhóm thiểu số bị đối xử bất công trong xã hội.
“Người nước ngoài luôn được ưu tiên hơn,” theo Ali Khaled, một sinh viên 23 tuổi được chính phủ cho tiền đi du học ở Anh.
“Các công ty nghĩ người nước ngoài giỏi hơn dân Qatar,” Omar Ali, anh họ của Khaled, chưa tốt nghiệp cấp ba và đang làm việc cho một công ty điện, cho biết, “Chỗ tôi làm có 300 nhân viên nhưng chỉ có bốn hoặc năm người Qatar. Mỗi lần bước vào công ty, tôi cảm giác như mình đang ở Ấn Độ”.
“Tôi làm ở đó ba năm rồi mà vẫn chẳng giỏi việc. Tôi toàn ngồi uống trà và đọc báo ở đó thôi”, Ali tâm sự
Nhiều người Qatar cho rằng những công việc có thu nhập tốt nhất trong các lĩnh vực như tài chính, truyền thông báo chí và những ngành công nghiệp quan trọng đều rơi vào tay người nước ngoài.
Ahmed J. Abdul-Rahman Abdul-Malik, một người dẫn chương trình thời sự, cảm thấy tức giận vì không được đài truyền hình Al Jazeera tuyển dụng.
“Tôi vừa gặp bạn bè tối qua. Chúng tôi nói đùa, cả lũ bây giờ, toàn kẻ thất nghiệp”, Abdul-Malik vừa nói vừa với tay mở cửa chiếc xe Mercedes đời mới. Ánh đèn đường rọi xuống, khiến chiếc đồng hồ đeo tay nạm kim cương của anh sáng lấp lánh.
Cô Moza al-Malki trước kia làm nghề trị liệu tâm lý nhưng hiện đang thất nghiệp sau khi công ty thuê một nữ quản lý người Ấn Độ thay vị trí của cô. Trong thời gian ở nhà, thú vui của al-Malki là đi mua sắm và cô luôn mang theo nữ giúp việc người Philippines để xách hộ đồ.
“Dân Qatar quá được nuông chiều”, Mohammed Saffarini, một người Arab giữ chức giám đốc nghiên cứu tại Công viên Công nghệ và Khoa học Qatar, thẳng thắn nhận xét. Ông Saffarini cho rằng dân Qatar thiếu kỹ năng, trình độ và bằng cấp nên khó cạnh tranh trên thị trường lao động.
Tiến sĩ Momtaz Wassef, giám đốc nghiên cứu lĩnh vực y sinh của Hội đồng Tối cao về Y tế, đã bỏ việc ở Mỹ sau khi nhận lời mời của chính phủ Qatar. Nhưng sau vài năm sinh sống và làm việc ở đây, ông và vợ cảm thấy thất vọng.
“Tất cả chỉ hào nhoáng bề ngoài”, theo tiến sĩ Momtaz Wassef, “Họ (dân Qatar) không bao giờ chịu thừa nhận mình sai. Họ luôn mồm nói họ là những người giỏi nhất trên thế giới”, tiến sĩ Wassef cho biết hai vợ chồng ông sẽ sớm trở về Mỹ.
An Hồng
Theo VNE
Iran đề nghị đưa lương thực sang Qatar bằng đường biển
Tehran cho biết có thể xuất khẩu lương thực sang Qatar bằng đường biển trong lúc Doha bị cô lập ở vùng Vịnh.
Người Qatar đổ xô tới siêu thị để mua lương thực. Ảnh: Doha News
Reza Nourani, chủ tịch hiệp hội xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Iran được hãng thông tấn Fars hôm nay dẫn lời cho biết nước này có thể đưa lương thực sang Qatar trong vòng 12 tiếng, trong bối cảnh nước này bị Arab Saudi và các nước Arab cô lập.
Iran và Arab Saudi là các đối thủ trong khu vực, hai nước ủng hộ các phe đối lập trong những cuộc chiến ở Syria và Yemen.
Arab Saudi, Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ai Cập hôm 5/6 đồng loạt cắt quan hệ ngoại giao với Qatar vì Doha "ủng hộ phiến quân Hồi giáo và Iran". 5 nước khác sau đó cũng quyết định cắt quan hệ với Qatar.
Qatar chỉ có biên giới đất liền duy nhất với Arab Saudi, phải dựa nhiều vào nhập khẩu lương thực, đa phần từ các quốc gia vùng Vịnh. Ngược lại, Qatar xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 896 triệu USD sang Arab Saudi, theo thống kê của Liên Hợp Quốc năm 2015.
Kênh truyền hình Al-Jazeera trước đó cho biết nhiều xe tải chở lương thực cho Doha hiện phải xếp hàng ở biên giới, chưa thể vào Qatar. Xuất khẩu của Qatar, gồm máy móc, thiết bị điện tử và vật nuôi bằng đường bộ sang Arab Saudi cũng bị ảnh hưởng.
Việc Arab Saudi cắt quan hệ với Qatar cũng là tin xấu cho ngành công nghiệp dịch vụ, gồm các khách sạn và tài xế taxi ở Doha. Người Arab Saudi thường sang Qatar nghỉ sau lễ của người Hồi giáo Ramadan.
Để tránh tình trạng dân chúng sợ hãi do khan hiếm hàng hóa, chính phủ Qatar ra tuyên bố các tuyến chở hàng đường thủy và đường không vẫn được duy trì để nhập khẩu. Chính quyền cam kết dùng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn ảnh hưởng xấu đến xã hội và nền kinh tế.
Vị trí địa lý của Qatar ở vùng Vịnh. Đồ họa: BBC
Văn Việt
Theo VNE
Arab Saudi ra tối hậu thư 24 giờ cho Qatar Arab Saudi đưa ra một số điều kiện để bình thường hóa quan hệ và yêu cầu Qatar thực hiện trong 24 giờ. Vua Arab Saudi Salman bin Abdulaziz al-Saud. Ảnh: AFP Các điều kiện để bình thường hóa quan hệ song phương được Arab Saudi đưa ra hôm nay với Qatar gồm trục xuất toàn bộ thành viên của tổ chức Anh...