Sống trong cuộc hôn nhân của mình, nhưng cứ dòm sang nhà hàng xóm thì chỉ có thất vọng
Mỗi khi hôn nhân gặp sóng gió, nếu ai cũng nghĩ được rằng “cuộc đời này, có người chịu lấy mình và yêu thương mình thế này là tốt lắm rồi, có biết bao nhiêu tính xấu của mình mà vợ/chồng đã đón nhận, sao mình chưa ghi nhận điều đó mà còn lắm cầu mong?” Thì sẽ không có những cuộc chia ly trong sầu hận.
Vợ chồng chị Lê Thảo (Hà Nội) cưới nhau đã 8 năm, đã có 2 con nhưng ngày càng có nhiều mâu thuẫn, bất đồng quan điểm và… cãi nhau.
Chị Thảo đang chăm con nhỏ nên kinh tế gia đình chủ yếu nhờ chồng. Tính chị hiền lành, sống đơn giản, thoải mái trong khi chồng chị khá cầu toàn, kỹ tính. Vì vậy mà hay cãi nhau, mỗi khi cãi nhau chị chỉ biết khóc chứ chả nói được lý lẽ với chồng.
Chồng chị Thảo thì nóng tính và hay lôi chuyện từ đời nảo đời nào mà chị cũng không nhớ nữa để hành vợ thêm, thậm chí lôi cả những người khác vào cuộc. Anh có tật hay săm soi vợ, rồi “ghim” tất cả mọi chuyện xấu lại để có cơ hội là tuôn ra mắng chửi vợ nhằm giành thế thắng. Tính nết anh cũng thất thường, vui buồn thay đổi không biết đâu mà lường, khiến chị Thảo luôn ở trạng thái bất an.
Nhiều lúc chị Thảo nhìn xung quanh thấy cuộc hôn nhân của mình sao nhiều cãi vã, mâu thuẫn – trong khi hôn nhân của bạn bè, chị em xung quanh, anh em họ h ng thì êm đềm, chồng biết chiều vợ, nhịn vợ thế… Càng so sánh chồng mình với chồng người chị càng trách mình không biết lựa chọn để lấy phải người khó tính, khó chiều, phải nghỉ việc ở nhà chăm con và luôn bị săm soi, bắt bẻ.
Video đang HOT
Cuộc hôn nhân sao nhiều cãi vã… Ảnh minh họa.
Chị Thảo gặp Chuyên gia tư vấn Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình Nguyễn Đức Quỳnh và chia sẻ về bế tắc của cuộc hôn nhân của mình. Chuyên gia Nguyễn Đức Quỳnh khuyên rằng: “Không có cuộc hôn nhân nào hoàn mỹ và trọn vẹn. Chồng chị Thảo có lẽ do áp lực mưu sinh cho cả nhà nên tính nết, cảm xúc mới “sớm nắng chiều mưa” như vậy? Việc của chị Thảo giờ là tìm cách để hiểu chồng hơn và giảm dần những cảm xúc thất thường của chồng”.
Không chỉ chị Thảo mà nhiều phụ nữ khác, và cả nhiều đàn ông khác cũng mắc bệnh “sống trong cuộc hôn nhân của mình, nhưng cứ dòm sang nhà hàng xóm, dõi theo những đồng nghiệp, nhìn vào cuộc sống gia đình của bạn bè… để so sánh vợ/chồng mình với vợ/chồng họ”.
Nếu thấy vợ/chồng mình tốt đẹp thì xem là mặc nhiên. Còn những gì chưa tốt, chưa hay, chưa ổn, ta lại thấy buồn bã, tổn thương với mong cầu: “Giá như vợ/chồng mình cũng được như thế”, dẫn tới việc ta không đón nhận và ghi nhận cả những điều tích cực và tốt đẹp nơi vợ/chồng mình, mà chỉ chăm chắm nhìn vào những thiếu sót của vợ/chồng mình.
Thay vì mải mê so sánh vợ/chồng mình với người khác hãy nâng cao kỹ năng ứng xử trong hôn nhân, để vun vén gia đình. Ảnh minh họa.
Thay vì mải mê so sánh vợ/chồng mình với người khác để rồi rơi vào mê cung buồn tủi thì hãy tự nâng cao kiến thức hôn nhân qua các lớp học hôn nhân gia đình, hay các chương trình livetream dạy các kỹ năng ứng xử trong hôn nhân, để hài lòng bản thân và vun vén gia đình. Những chương trình này sẽ dạy các bạn lắng lòng kết nối với bên trong của chính mình, sẽ nhận ra những điều ta chưa hài lòng, chưa thấy ổn thỏa nơi vợ/chồng mình đều xuất phát từ những điều bất ổn và tổn thương nơi chính mình.
Sự mong cầu, kỳ vọng quá nhiều vào vợ/chồng là do trong ta chưa đủ đầy, nhiều trống rỗng nên ta cứ mong cho người kia đổ đầy vào những điều ta thiếu hụt. Nhưng… sự thật là không ai có thể “làm đầy” ta ngoài chính ta.
Nhiều lúc các bạn sẽ nghĩ: “Giá như vợ/chồng mình thấu hiểu, cảm thông và kết nối với mình nhiều hơn…”, nhưng đó chính là do mình đang bất ổn, chính mình đang không thấu hiểu, đón nhận và kết nối được với chính mình, thế nên mình mới quay ra kỳ vọng và chờ mong điều đó ở người khác.
Vì thế các bạn hãy quay về với chính mình – giành chiến thắng trong cuộc chiến với chính mình, và rồi bạn sẽ “thắng” tất cả. Bạn hãy nghĩ vui rằng, ở cuộc đời này “có người chịu lấy mình và yêu thương mình thế này là tốt lắm rồi, có biết bao nhiêu tính xấu của mình mà vợ/chồng mình đã đón nhận, sao mình chưa ghi nhận điều đó mà còn lắm cầu mong?”.
Bài học rút ra là “đừng đòi hỏi bên ngoài, đừng đòi hỏi nơi vợ/chồng mình”. Tất cả mọi thứ mình thấy bất ổn đều từ mình mà ra, và mọi cuộc chiến vợ chồng xảy ra đều bởi do cuộc chiến của mỗi người với bản ngã của mình đã thất bại.
Bên trong cánh cửa gia đình của người chồng lịch thiệp
Với họ hà ng, thậm chí với người dưng, anh hào phóng, lịch thiệp, nhã nhặn bao nhiêu thì với vợ, anh kèn kẹt, khó chịu bấy nhiêu.
Với họ hàn g, thậm chí với người dưng, anh hào phóng, lịch thiệp, nhã nhặn bao nhiêu thì với vợ, anh kèn kẹt, khó chịu bấy nhiêu. Cô không hiểu mình làm gì nên nỗi mà bị chồng đối xử không bằng người dưng. Cô không muốn cố gắng vun đắp cho cuộc hôn nhân tồi tệ này.
Chỉ cần họ hà ng nhà anh có việc gì, dù đêm hôm, anh cũng chạy xe về. Nếu người nào đó trong họ h àng cần tiền, anh sẵn sàng biếu tiền triệu. Lúc nào anh cũng nhiệt tình giúp đỡ họ. Anh sẵn sàng nuôi các cháu họ trong quê ra học ĐH mà không cần hỏi ý kiến của vợ. Thế nên, trong mắt họ hà ng, anh là người rất hoàn hảo. Với họ, cô là người quá may mắn khi có người chồng tuyệt vời như anh.
Với hàng xóm, bạn bè, anh cũng nhiệt tình không kém. Cần việc gì, anh đều nhờ mối quan hệ của mình hoặc nhờ qua người quen để giúp đỡ. Ai cũng nói, anh xởi lởi, phóng khoáng là thế.
Cô rất hiểu, tính anh sĩ diện, lúc nào cũng thích oai, thích ghi điểm với mọi người nên không tiếc thứ gì. Thế nhưng, với vợ, anh là một người hoàn toàn khác. Anh tính toán, sằng phẳng với vợ từng li từng tí.
Anh là người kiếm ra tiền nhưng tháng nào cũng "chằn chặn" chỉ đưa cho vợ đủ đúng số tiền học của con và tiền điện, nước trong nhà. Anh lúc nào cũng chỉ sợ thiệt hơn vợ từng đồng trong việc chi tiêu cho gia đình. Tháng nào tiền học của con phát sinh nhiều hơn, anh lại kể công với vợ. Hay bữa cơm hôm nào không nhiều đồ ăn, anh lại cắm cảu, chì chiết cô tiết kiệm. Mâu thuẫn của anh và cô phần lớn đến từ chuyện tiền bạc. Lúc nào, anh cũng chỉ sợ cô mang tiền của cô để biếu bố mẹ cô, để giúp đỡ anh chị em nhà cô. Thế nên, anh kèn kẹt với cô từng đồng. Mỗi lần có những nghi ngờ, khúc mắc về tiền bạc, anh sẵn sàng chửi bới cô thậm tệ.
Dù keo kiệt với gia đình nhà vợ, với vợ nhưng anh vẫn thích tiếng "thơm". Thế nên, năm nào anh cũng biếu bố mẹ vợ tiền ăn Tết nhưng đều lấy tiền của vợ. Anh cũng sẵn sàng cho anh rể vợ vay tiền nhưng về bắt vợ phải trả. Anh mừng tuổi cho các cháu của vợ, tất nhiên cũng bằng tiền của vợ...
Không chỉ kèn kẹt với vợ về tiền bạc, anh còn rất coi thường vợ. Chỉ cần vợ làm không vừa ý, anh sẵn sàng đánh vợ. Cô không hiểu tại sao càng ngày anh đối xử với cô càng tệ như vậy. Trước khi cưới, anh cũng chiều chuộng và quan tâm đến cô. Vậy mà giờ đây, cô và anh gần như không có sự chia sẻ. Nghĩ đến cuộc sống không có anh, cô thấy tự do và thoải mái hơn rất nhiều. Nhưng nhìn con cái quấn quýt bên bố, cô lại không đủ quyết tâm để bước ra khỏi cuộc hôn nhân mà cô không được yêu thương, tôn trọng.
Hạnh phúc nào cho những single mom? Có người đàn ông nào muốn đặt cược vào hôn nhân với một single mom như em? Em ly dị chồng đã được 4 năm. Chồng cũ của em mọi thứ đều tệ chỉ duy nhất là "chuyện ấy" là rất giỏi. Em như bị "nghiện" chồng mình vậy. Nên dù anh ấy cờ bạc, gái gú rất nhiều nhưng lần nào em...