Sống trật trội dưới gầm cầu thang trong cái nắng như thiêu như đốt
Lấy nhau dưới dự tổ chức của bạn bè chồng, giấu cha mẹ, họ hàng ở quê bà phải chịu nhiều đàm tiếu của gia đình cùng họ hàng bên ngoại khi biết được bà lấy ông chồng Hà Nội hằng ngày sống chui rúc dưới gậm cầu thang nơi phố cổ. Những ngày hè oi ả, gia đình ba người sống vật lộn với cái nóng ran người.
20 năm sống dưới gầm cầu thang ở phố cổ
Chúng tôi gặp bà Dung tại một quán nước trên phố Hàng Vải (Hàng Bồ, Hà Nội) trong những ngày đầu hè nắng gắt chói chang. Trong những câu chuyện không rõ đầu cuối chúng tôi biết được bà sinh ra và lớn lên ở thị trấn Bần, tỉnh Hưng Yên.
Sau khi lấy chồng, bà về ở cùng nhà chồng trong ngôi nhà chưa đầy 7m2, do nhà chồng đông người nên mẹ chồng đã cho hai vợ chồng bà ra ở một căn nhà riêng.
Bà Hoàng Thị Dung, 59 tuổi – ngồi bán nước trên vỉa hè phố Hàng Vải (Hàng Bồ, Hà Nội).
Nói là căn nhà cho sang chứ thực ra nó chỉ là gầm cầu thang chưa đầy 3m2 của ngôi nhà mà gia đình thuê từ thời Pháp.
Kể từ đó, khoảng trống của gầm cầu thang trở thành căn nhà sinh sống của hai vợ chồng trẻ. Thời gian qua đi, thấm thoắt đã được hơn 20 năm giờ hai vợ chồng bà cùng người con gái cùng nhau sinh sống dưới gầm cầu thang.
“Năm 1993, tôi về đây làm dâu, do nhà chồng chật chội lại đông con, đông cháu, nhà không có đất ở nên còn tí đất ở gầm cầu thang mẹ chồng đã cho chúng tôi ra đây ở.
Lúc đầu tôi không thể tưởng tượng nổi nó lại chật chội và bẩn thỉu đến như vậy, ngày trước ngủ không có ván gỗ như bây giờ, hai vợ chồng phải nằm nền gạch.
Sau này chửa cái Thủy thì ông nhà tôi đi xin và nhặt những tấm ván gỗ ở ngoài đường về lau rửa sạch bắc lên làm giường nằm cho đỡ hơi đất cho đến nay”, bà Hoàng Thị Dung (59 tuổi) kể về “lịch sử” ra đời căn nhà của mình.
Lấy chồng không nghề nghiệp nên cuộc sống gia đình vô cùng vất vả. Bà bươn trải đủ nghề làm thuê. Khi sức khỏe không được tốt bà về gần nhà dọn hàng nước kiếm thêm tiền bên cạnh người chồng làm nghề xe ôm nuôi đứa con gái đang chuẩn bị bước vào kì thi đại học:
“Quán chỉ toàn khách quen, toàn người phụ hồ, xe ôm, thỉnh thoảng có những người dân và công sở nghe biết hoàn cảnh gia đình nên đến ngồi uống nước ủng hộ vài chén nước. Ngày đi bán nước chỉ đủ tiền nuôi con ăn học, không có tiền dư, lấy đâu ra tiền mua nhà”, bà Dung buồn rầu nói về quán nước vỉa hè của gia đình.
Video đang HOT
Ông Thành (60 tuổi) – chồng bà Dung làm nghề xe ôm và sửa chữa lặt vặt kiếm thêm tiền lo trang trải cuộc sống hàng ngày và nuôi con gái năm nay thi vào đại học.
Nhắc về người con gái bà Dung khuôn mặt bà Dung tươi tắn kể, con bé ngoan lắm, cấp 1 và cấp 2 đều được giấy khen học sinh giỏi, còn cấp 3 cháu học giảm chỉ được học sinh tiên tiến thôi, hai vợ chồng tôi thương con bé lắm. Làm ăn bao nhiêu năm ở đây nhưng chẳng thể để giành được đồng nào cho con. Giờ nó đã lớn, chuẩn bị bước vào thi đại học nên lại càng tốn kém nhưng chúng tôi cố gắng bằng mọi cách kiếm tiền để cháu đủ tiền ăn học thành người khôn lớn.
Chật vật trong cái nắng “như thiêu, như đốt”
Thuở thiếu thời bà Dung là một người con gái đẹp người đẹp nết, sinh ra trong một gia đình gia giáo, bố bà từng là một huấn luận viên dạy bơi ở tỉnh Hưng Yên. Sau khi lấy chồng và sống vật lộn ở gầm cầu thang hơn 20 năm nay phải làm đủ nghề để kiếm sống.
Làm việc mệt nhọc, nhiều khi đau ốm nằm trong nhà thấy bí bách, thiếu không khí nhiều khi còn mệt hơn bà lại ra hè chùa nằm. Bà Dung bảo: “Khoảng tháng 5 tháng 6 năm ngoái tôi bị bệnh, nằm lâu trong nhà cảm thấy khó thở, nhà không có ai đi kiếm tiền nên cũng không đi viện, nên nhiều hôm cố mang manh chiếu ra chùa gần nhà để nằm cho đỡ mệt.
Dẫn chúng tôi đi sâu vào con ngõ 33 Hàng Vải, dừng lại ở một căn nhà được xây từ thời Pháp, bà Dung mở khóa “ngôi nhà” của mình ra và… đập vào mắt chúng tôi là một “căn phòng” chật chội với tất cả các thứ sinh hoạt chất bên trong: nào là quần áo, sách vở, ban thờ và duy nhất một chiếc quạt điện con con.
Dường như biết được chúng tôi muốn hỏi gì bà Dung liền nói, “tối ngủ bố nằm bên, con co người nằm bên, mẹ thì nằm giữa nhưng thụt xuống dưới thò chân vào trong có hố, dạo này cháu ôn thi học đêm làm bài hai vợ chồng phải nằm quay tròn cho cháu có chỗ ngồi học”.
“Dạo này nắng nôi oi bức khiến người mệt mỏi, khó chịu tôi lại bê ghế vào chùa cạnh nhà ngồi, không dám về vì nhà nhỏ ngột ngạt lắm. Ngày thường khỏe mạnh thì có thể ngồi chứ ốm đau thì không thể ngồi nổi, mấy ngày nay tôi ngồi ở ngoài vỉa hè đến 1, 2 giờ đêm rồi mới về ngủ cho mát”. Bà Dung nói về những ngày nắng nóng đầu hè ở Hà Nội.
Trong ngôi nhà, dưới gầm cầu thang nhìn qua khe cửa là dòng chữ và hình vẽ của Thủy – con gái bà Dung…
Ngồi nói chuyện với bà hồi lâu chúng tôi viết được mơ ước của bà chỉ đơn giản là mong có được một ngôi nhà nho nhỏ để sớm tối 3 người trong gia đình ngồi ăn cơm với nhau, lúc ốm đau không còn phải nằm trong căn nhà dưới gậm cầu thang này nữa.
“Thôi thì số tôi cũng chẳng ra gì, cũng chẳng mong nhà cao cửa rộng gì, chỉ mong có nơi chui ra chui vào, con cái có chỗ ăn học đàng hoàng nhưng số phận chớ trêu hơn hai mươi năm nay, cả nhà vẫn lận đận sống dưới gầm cầu thang này. Lấy chồng thì theo chồng, chồng có ngủ bờ ngủ bụi hay ngủ gầm cầu thì mình cũng phải theo”, bà Dung ngậm ngùi chia sẻ.
Theo Laodong
Phó Chủ tịch Hội An: Không vé tham quan,đừng vào phố cổ!
Ông Trương Văn Bay, Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An trả lời việc du khách và các đoàn lữ hành phẫn nộ chuyện thu phí vào phố cổ.
Tránh việc các công ty lữ hành cho du khách đi chui
Chia sẻ thông tin với Đất Việt, ngày 23/4, trước việc các du khách và các đoàn lữ hành đang lên tiếng phản đối chuyện Hội An tiến hành thu phí vào phố cổ, ông Bay cho rằng: "Trước đây, du khách đi tự do, việc kiểm soát không kĩ, giờ phải kiểm soát bằng cách cứ ai vào phố cổ là phải mua vé, vì thế xảy ra câu chuyện này thôi".
Theo ông Bay, việc thu vé tham quan đã được tổ chức từ 20 năm nay, nhưng sau đánh giá của năm 2013, thì thấy rằng lượng khách đến tham quan Hội An mua vé để đóng góp cho việc trùng tu phố cổ chỉ được 1/3, số lượng người vào khu phố cổ. Vì thế, nghị quyết của HĐND đưa ra để thắt chặt việc quản lý việc du khách đi tham quan khu phố cổ phải mua vé, theo quy chế quản lý tham quan khu phố cổ.
Ông kể: "Có một tình trạng diễn ra, các công ty lữ hành đặt vé rồi sẽ trình vé ra để vào. Còn bây giờ một số các công ty tổ chức các tour, từ Đà Nẵng vào chẳng hạn, sẽ thả khách đó và cho khách đi tự do, thì bây giờ có lấy tiền vé tham quan hay không thì không biết, nhưng họ không có trách nhiệm mua vé cho khách vào khu phố cổ".
Không mua vé thì đừng nên vào phố cổ
Theo chia sẻ của ông, thì năm 2013, Hội An thu được 76,4 tỷ đồng. Việc bán vé tham quan vào khu di sản Hội An đã thực hiện từ tháng 10/1995, theo Quảng Nam - Đà Nẵng lúc bấy giờ, sau đó, Hội An tháng 12/1999 được công nhận di sản văn hóa, thì lúc đó cũng nâng cao tiếp tục thực hiện từ đó đến nay, đâu phải bây giờ mới thu.
Còn việc giá vé tăng, thì đã tăng từ năm 2012 từ 90.000đ lên đến 120.000đ. Các công ty làm ăn chân chính đối với Hội An vẫn bình thường, chỉ có 1 số công ty làm ăn không chân chính thì mới bức xúc trước chuyện này.
Đã vào phố cổ là phải mua vé!
Bên cạnh đó, ông khẳng định rõ: "Bây giờ chúng tôi chỉ biết, cứ đưa khách vào khu phố cổ, khu di sản phải mua vé. Nguyên nhân chủ yếu là do các công ty lữ hành làm ăn không chịu mua vé, thu của khách, nhưng thả khách ở đó, không mua vé cho khách để khách ra vào tự do, chúng tôi không quản lý hết được.
Thậm chí, một số đơn vị nói chỉ dẫn khách vào khu vực 1 phố cổ đi ăn thôi để không mua vé nhưng sau đó cũng dắt khách đi lung tung".
Được biết, việc triển khai siết chặt mua vé khi vào phố cổ, đã được Hội An tiến hành từ ngày 16/4, vì vậy, theo ông thì chỉ có các công ty lữ hành làm ăn chui thì mới bất bình trước việc này.
Đến bây giờ muốn đi vào phố cổ thì phải có vé, như vậy sẽ quản lý được 100% du khách đi vào khu phố cổ. Trong đó, bao gồm phí tham quan các điểm, dĩ nhiên có cả tham quan phố cổ.
Còn ông nhấn mạnh: "Nếu không tham quan, thì đừng nên vào phố cổ vì nó dành cho việc tham quan, du lịch của du khách".
Bởi, theo phân tích của ông Bay thì thực ra đi tham quan Hội An cũng phải vào di tích, chứ có nhiều người mang tiếng đi vào Hội An nhưng không biết Hội An là gì, chỉ đi nhìn phố để xem nó ra sao. Như vậy, làm sao biết được quá trình hình thành và phát triển của từng di sản để lại, đúc kết lại tinh thần quá trình giao lưu tiếng văn hóa của Hội An, mấy trăm năm nay nó như thế nào.
Làm sao biết được tổng thể của một khu đô thị cổ, nguyên là một bản thị sầm uất nhất thế kỷ 17, 18.
Sẽ xem xét để điều chỉnh
Trong một diễn biến khác, khi nói về mục đích của việc thu phí thì ông Bay cho rằng: "Chúng tôi sẽ xem lại tình hình như thế nào thì mới có phương án thay đổi, vì chúng tôi mới có triển khai thực hiện được hơn 1 tuần. Mà đặc biệt, chắc chỉ có người đi tự do, đi chui thì giơ mất tiền mua vé thì họ kêu thôi".
Nói về mục đích của việc thu phí vào phố cổ, theo ông thì có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất,nhằm có kinh phí để trùng tu, rồi tôn tạo di sản, cũng như các di sản khác, như di sản ở Cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng đều phải thu vé.
Thứ hai, trước đây, việc quản lý chưa chặt chẽ, nên giờ phải siết chặt lại để không làm thất thoát nguồn thu.
Còn về hậu quả, thì ông Bay cho hay: "Tất nhiên lượng khách mấy ngày qua cũng bị giảm đi, một số đoàn không bán vé vào Hội An nữa, nhưng chuyện đó thì cũng bình thường thôi, họ không đi chỗ này thì đi chỗ khác. Nhưng khách đến tham quan phố cổ thì phải có vé, bởi nếu anh tham quan 1 khu di sản mà không mất phí thì làm sao".
Với số tiền thu được, Hội An chi tiêu theo NQ của HĐND tỉnh, mấy năm trước thì trích 25% dành cho Ủy ban tham quan để tổ chức bộ máy, đầu tư, quảng bá. Vừa rồi nâng lên 30% để đáp ứng đủ cho đội ngũ hơn 100 con người ở đó, còn lại 70% nộp vào ngân sách nhà nước để trùng tu, xây dựng du lịch hạ tầng phố cổ.
"Cái gì cũng phải bình tĩnh, chúng tôi cũng sẽ tiến hành xem xét thái độ để điều chỉnh cho phù hợp", ông cho hay.
Về chủ trương tiến hành thu phí của Hội An, ông Hồ Xuân Tịnh - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Quảng Nam cho hay: "Đương nhiên vấn đề thu phí, tiền dùng để phục vụ cho bảo dưỡng, bảo trì, rồi tu bổ phố cổ là cần thiết, nhưng thu như thế nào cho hợp lý thì việc này cần phải bàn cho kỹ, nếu không nhiều khi "lợi bất cập hại". Bởi vì, theo ông, thu thì có thể tính toán cách thu như thế nào để du khách không có phản ứng việc này, đó mới là chính sách hợp lý. Không nên để câu chuyện, bảo tồn chưa thấy hiệu quả mà lượng khách đã giảm.
Theo ĐVO
Vụ thu phí tham quan Hội An: do nhân viên kiểm soát cứng nhắc Trước sự phản ứng khá gay gắt của dư luận về việc thu phí tham quan vào phố cổ, chính quyền Hội An (Quảng Nam) và các đơn vị quản lý di tích đã lập tức kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục. Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm văn hóa thành phố Hội An cho biết: "Cả ngày...