Sóng thần Nhật: Hàng vạn gia đình sống tạm bợ
Chính phủ không thể hỗ trợ trực tiếp cho những hộ gia đình mất nhà, người dân phải tự lo tất cả chi phí đất đai, xây nhà ở nơi định cư mới… là hai trong nhiều khó khăn khiến hàng chục nghìn gia đình vùng đông bắc Nhật Bản vẫn sống trong nhà tạm chỉ rộng gần 30m2 dù thảm họa đã qua 2 năm.
Phóng viên Nakamura Yoshinobu ở báo Asahi Shimbun, diễn giả chính của cuộc hội thảo, cho biết ít hàng chục nghìn gia đình ở nơi hứng chịu thiên tai cách đây 2 năm vẫn đang phải sống trong nhà tạm. Người dân nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn để có một căn nhà mới.
“Chính phủ không thể hỗ trợ trực tiếp cho những hộ này vì điều đó không công bằng đối với những người đóng thuế khác và những gia đình đóng bảo hiểm động đất”, ông Yoshinobu nói.
Ở Nhật, chỉ khoảng 25% số hộ đóng bảo hiểm động đất. Chính phủ chỉ có thể hỗ trợ các hộ gia đình hứng chịu thảm hoạ bằng cách mua lại mảnh đất cũ và hỗ trợ một phần chi phí di cư. Tuy nhiên, số tiền này không thấm vào đâu, trong khi chi phí xây một ngôi nhà trung bình, đủ cho gia đình gồm bố mẹ và 2 con lên tới gần 4,5 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sau khi bị động đất và sóng thần tàn phá, người dân Nhật Bản cũng nhận được sự giúp đỡ của nhiều từ các nước bạn bè. Tuy nhiên, vì có tới 30.000 hộ dân đang cần di cư, nên số tiền hỗ trợ mà mỗi gia đình nhận được chỉ khoảng 1.400 Yen (khoảng 300 triệu đồng), không thấm vào đâu để chuyển đến nơi ở mới.
Những người mất nhà phần lớn là người già hoặc người thất nghiệp vì nhà của họ bị phá huỷ, phá sản sau trận động đất sóng thần. Vì thế họ rất khó tiếp cận với khoản vay của các ngân hàng, nhất là những người đã vay tiền để xây nhà trước mà chưa trả.
Khu nhà tạm chật chội mà rất nhiều hộ gia đình ở vùng đông bắc Nhật Bản đang phải sống sau khi nhà cửa bị thiên tai tàn phá
Diễn giả Yoshinobu cũng cho biết, người dân sống gần bờ biển giờ đây không thể xây nhà ở nơi cũ nữa. Vì thế, một số cộng đồng dân cư đang phải cần di chuyển tập thể đến vùng đất mới. Vì chính quyền địa phương rất tôn trọng sự đồng thuận, ý kiến của người dân trong việc chuyển đến nơi ở mới, nên cho đến nay một số cộng đồng chưa thống nhất được khi nhiều gia đình từ chối tham gia.
Ngoài ra, một nguyên nhân khiến nhiều gia đình không muốn chuyển đi là vì họ muốn gắn bó với mảnh đất và nhiều thế hệ gia đình từng sinh sống, và cũng là nơi họ đang sống dựa vào nghề đánh bắt, nông nghiệp.
Theo phóng viên của báo Asahi Shimbun, chính phủ đang xây dựng những khu dân cư sau thảm hoạ với mỗi căn hộ có diện tích 40-60m2. Những người đến đây ở phải trả tiền thuê nhà hằng tháng.
“Người Nhật Bản thường không thích ở nhà thuê. Họ thích sở hữu nhà để sau này cho con cháu. 2 năm sau thảm hoạ, số người phải từ bỏ mong muốn có nhà riêng ngày càng tăng”, ông Yoshinobu nói.
Theo 24h
Quỹ cứu trợ sóng thần tại Nhật chi sai mục đích
Nhật Bản đã chi tiêu các nguồn quỹ dành cho hoạt động tái thiết sau thảm họa sóng thần và động đất 2011 tại Nhật cho các dự án không liên quan - đánh giá của một cơ quan kiểm toán chính phủ ngày 31.10.
Các dự án có khoản chi phí lên tới 150 tỉ USD bao gồm các tuyến đường tại đảo Okinawa, và các chiến dịch quảng bá cho tòa nhà cao nhất Nhật Bản và hỗ trợ nghiên cứu cá voi. Cơ quan này cho rằng, các dự án trên không hề liên quan đến mục tiêu tái thiết các khu vực bị sóng thần, mà chỉ vì mục tiêu thúc đẩy phục hồi kinh tế quốc gia.
Trong khi đó, khoảng 325.000 nạn nhân sóng thần vẫn đang phải sống trong các khu nhà tạm 18 tháng sau thảm họa. Theo cơ quan kiểm toán, tại một vài khu vực thảm họa, chỉ có rất ít công tác xây dựng được tiến hành.
Báo cáo trên được đưa ra vào thời điểm dư luận đang đặt câu hỏi về tiến độ tái thiết tại Nhật. Ông Takashi Kubota - Phó Thị trưởng Rikuzentakata, cảng cá nơi có hơn một nửa các nóc nhà bị phá hủy - cho hay "chưa hề có bất cứ tòa nhà mới nào được xây lại" ở khu vực thảm họa: "Trong vòng 19 tháng qua, chúng tôi không cảm nhận được một biến chuyển nào".
Phát biểu trước quốc hội, Thủ tướng Nhật Y.Noda thừa nhận "có rất nhiều lời chỉ trích về việc ngân sách tái thiết đã được chi tiêu như thế nào" và cam kết sẽ xử lý sớm vấn đề. Cơ quan này cho rằng, các dự án trên không hề liên quan đến mục tiêu tái thiết cho khu vực sóng thần, mà chỉ vì mục tiêu thúc đẩy phục hồi kinh tế quốc gia.
Theo laodong
Nhật Bản chi tiếp 2,3 tỷ USD khắc phục hậu quả động đất, sóng thần Một phần trong số tiền này được sử dụng để giúp người dân tái định cư Trận động đất mạnh 9,0 độ richter ngày 11/3 kéo theo trận sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản (Ảnh: Tân Hoa xã) Chính phủ Nhật Bản sẽ chi thêm hơn 180 tỷ yên (tương đương 2,3 tỷ USD) để hỗ trợ các địa phương thúc đẩy...