Sóng thần Indonesia: 222 người chết, nguy cơ đợt sóng thần mới ập tới
Ít nhất 222 người đã thiệt mạng khi sóng thần ập tới tấn công nhà cửa, khách sạn và các tòa nhà khác bên bờ biển vào tối 22.12 dọc theo eo biển Sunda ở Indonesia.
Chuyên gia cảnh báo về nguy cơ trận sóng thần mới ở Indonesia. Ảnh: AP.
Thảm họa thiên nhiên mới nhất ở quốc đảo Đông Nam Á được cho là xảy ra sau một vụ phun trào và sạt lở của núi lửa Anak Krakatau – núi lửa “con” của Krakatoa.
Theo báo cáo của giới chức Indonesia, 843 người khác bị thương và hàng chục người được báo cáo mất tích sau khi sóng thần tấn công các khu vực ven biển dọc theo phía tây Java và phía nam đảo Sumatra lúc 21h27.
Cơ quan quản lý thiên tai Indonesia cho biết, số người chết có thể tăng lên khi chính quyền chưa nắm được thông tin từ tất cả các khu vực bị ảnh hưởng.
Đây là trận sóng thần nhiều người chết thứ 2 ập đến với Indonesia trong năm nay. Tuy nhiên, thảm họa cướp đi hơn 2.500 sinh mạng trên đảo Sulawesi vào ngày 28.9 đi kèm với một trận động đất mạnh nên dân cư nhận được cảnh báo trước khi sóng thần ập tới. Trong khi đó, tối 22.12, không có bất cứ tín hiệu nào từ thiên nhiên để báo trước cho người dân về nguy cơ của một trận sóng thần ập tới.
AFP dẫn lời các chuyên gia cho hay, một cơn sóng thần khác có thể tấn công Indonesia. Cảnh báo được đưa ra hôm 23.12 cho biết: “Khả năng xảy ra sóng thần ở eo biển Sunda sẽ vẫn cao khi núi lửa Anak Krakatoa đang trong giai đoạn hoạt động vào thời điểm này. Do vậy, điều đó có thể gây ra lở đất dưới biển” – chuyên gia Richard Teeuw, Đại học Portsmouth, Anh nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, chuyên gia Jacques- Marie Bardintzeff Đại học Paris-South cảnh báo “chúng ta phải cảnh giác rằng núi lửa hiện đã bị mất ổn định”. Ông cho rằng các khảo sát sonar là cần thiết để xem xét đáy biển xung quanh núi lửa. Tuy nhiên, “không may là loại khảo sát ngầm này mất rất nhiều tháng để sắp xếp và tiến hành”, ông nói.
Dù vậy, chuyên gia này trấn an rằng: “Các trận sóng thần có sức tàn phá khủng khiếp nhất do núi lửa phun trào là rất hiếm. Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất (và nhiều người chết nhất) là vụ phun trào của núi lửa Krakatoa năm 1883″.
THANH HÀ
Theo Laodong
CHÙM ẢNH: Cảnh đổ nát do sóng thần tàn phá Indonesia
Cơ quan chức năng xác nhận ít nhất 62 người thiệt mạng và khoảng 600 người bị thương, trong khi con số thương vong có thể tiếp tục tăng.
Một căn nhà bị sụp đổ hoàn toàn tại khu vực bãi biển Carita trên đảo Java AFP
Đến trưa 23.12, cơ quan chức năng Indonesia xác nhận số người thiệt mạng do sóng thần đêm 22.12 đã tăng lên 62 người, trong khi công tác tìm kiếm cứu nạn vẫn đang tiếp diễn, theo Reuters.
Đợt sóng thần do núi lửa Anak Krakatau ở eo biển Sunda phun trào đã gây thiệt hại nặng ở các khu vực lân cận trên đảo Sumatra và Java, với hàng trăm ngôi nhà bị thiệt hại nặng. Cơ quan chức năng cảnh báo người dân và du khách tránh xa khu vực ven biển ít nhất đến ngày 25.12.
"Vui lòng đừng ở gần các bãi biển ven eo biển Sunda. Những ai đã sơ tán thì vẫn chưa nên quay lại", ông Rahmat Triyono thuộc Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia cảnh báo.
Dưới đây là những hình ảnh ban đầu về thiệt hại tại các khu vực ven biển trên đảo Sumatra và Java:
Người dân trên đảo Banten tìm kiếm tài sản trong căn nhà đổ nát sau sóng thần AFP
Nhiều mảnh vỡ tràn ra khắp đường tại các khu vực ven biển AFP
Người dân mang theo tài sản đi sơ tán sau thảm họa AFP
Một gia đình thu gom những vật dụng từ căn nhà bị thiệt hại AFP
Quân đội được điều động để tìm kiếm và hỗ trợ các nạn nhân REUTERS
Một trại tạm cư ở khu vực Pandeglang thuộc tỉnh Banten REUTERS
Người dân khu vực ven biển được khuyến cáo không quay lại nhà trước ngày 25.12 REUTERS
Theo TNO
Việt Nam khuyến cáo công dân không đến vùng sóng thần ở Indonesia Sứ quán Việt Nam tại Indonesia chưa có thông tin về người Việt bị ảnh hưởng bởi sóng thần nhưng sẵn sàng hỗ trợ người mắc kẹt. Thi thể nạn nhân được tập hợp ở tỉnh Banten, Indonesia chiều 23/12. Ảnh: AFP. Tối 22/12, các vùng ở khu vực eo biển Sunda của Indonesia như Serang, Pandeglang và Nam Lampung hứng chịu cơn...