“Sóng thần” Himalaya nhấn chìm 5.000 người
Ít nhất 5.000 người đã thiệt mạng trong trận lũ lụt khủng khiếp ở bang Uttarakhand, phía bắc Ấn Độ, hồi tuần trước. Con số kinh hoàng này do một quan chức chính phủ cung cấp ngày hôm qua (23/6).
Còn hàng chục nghìn người mắc kẹt ở khu vực thảm họa nhưng công tác cứu hộ, cứu trợ đang gặp khó khăn vì điều kiện thời tiết xấu
“Phải có ít nhất 5.000 người đã thiệt mạng trong trận lũ lụt gây tổn thất nặng nề trên một loạt dải đất rộng ở thung lũng Kedarnath”, Bộ trưởng Quản lý Thảm họa của Ấn Độ – ông Yashpal Arya đã cho báo chí biết như vậy.
Các nhân viên cứu hộ và quân đội đang nỗ lực tìm cách cứu hàng chục ngàn du khách, người hành hương và người dân địa phương đang mắc kẹt ở thung lũng Kedarnath – một thành phố của những đền thờ đạo Hindu linh thiêng. Kedarnath chính là “trung tâm” của trận lũ lụt khủng khiếp được miêu tả như là “cơn sóng thần Himalayan”. Trận “sóng thần” này đã ập đến một cách hoàn toàn bất ngờ, khiến người dân địa phương và giới chức chính quyền hoàn toàn không kịp trở tay.
Cơ quan khí tượng học Ấn Độ cảnh báo, trận lũ lụt sẽ còn tiếp tục trong ngày hôm nay (24/7). Khoảng 19.000 người vẫn còn mắc kẹt ở 3 khu vực thuộc bang Uttarakhand, tờ Press Trust of India cho hay.
Video đang HOT
Mặc dù các nhân viên cứu hộ đang hết sức nỗ lực nhưng điều kiện thời tiết xấu đã ngăn cản nỗ lực sơ tán hàng ngàn người ra khỏi những khu vực thảm họa.
Sau khi mưa tạm dừng và sương mù dày đặc tan đi chiều tối qua, trực thăng quân đội đã hoạt động trở lại để giải cứu những người mắc kẹt ở khu vực Himalaya, Thiếu tướng Uma Maheshwar cho biết.
Dù tầm nhìn hạn chế, hơn 2.000 người đã được trực thăng đưa đến các trại dựng tạm ở thủ phủ Dehradun của bang, bà Priya Joshi – nữ phát ngôn viên của Lực lượng Không quân Ấn Độ cho biết.
Lực lượng phản ứng nhanh với thảm họa quốc gia của Ấn Độ đã buộc phải dùng đến máy bay không người lái để xác định vị trí của những người sống sót ở một loạt khu vực xa xôi và hiện chưa thể tiếp cận được.
Hàng trăm ngàn người hành hương và du khách thường đến bang Uttarakhand để thăm 4 đền thờ linh thiêng nhất của người Hindu vào những tháng mùa hè. Các du khách thường trở về vùng đồng bằng lớn trước khi mùa lũ lụt bắt đầu vào tháng 7. Tuy nhiên, trong năm nay, trận lũ lụt bất ngờ ập đến sớm hơn mọi năm. Vì thế, nó đã khiến hàng trăm ngàn du khách, người hành hương và người dân địa phương mắc kẹt ở đây.
Lũ lụt kinh hoàng đã cuốn trôi hàng loạt nhà cửa, gây ra những trận sụt lở đất khủng khiếp và cắt đứt đường dây liên lạc với nhiều khu vực trong bang từ cách đây gần một tuần.
Theo vietbao
Quân đội Ấn Độ, Pakistan đấu súng hạng nặng ở Kashmir
Lực lượng biên phòng Ấn Độ và Pakistan hôm qua đã đấu súng hạng nặng dọc Ranh giới kiểm soát (LOC) ở vùng tranh chấp Kashmir.
Các chốt an ninh của Ấn Độ nằm dọc theo biên giới với Pakistan ở Kashmir.
Nguồn tin từ Ấn Độ cho biết, giao tranh diễn ra vào chiều qua ở khu vực Krishna Ghati thuộc quận biên giới Poonch, cách thủ phủ mùa hè Srinagar của vùng Kashmir do phía Ấn Độ kiêm soát 185km về phía Tây Nam.
Vụ đụng độ kéo dài khoảng một giờ đồng hồ, bắt đầu từ 13h10 theo giờ địa phương.
"Các binh sĩ Pakistan đã nã pháo và sung cối vào các chốt quân sự của Ấn Độ ở Krishna Ghati. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu bất cứ thiệt hại nào", người phát ngôn lực lượng biên phòng Ấn Độ đóng quân tại bang Jammu, ông S N Acharaya, cho biết.
Cũng theo người phát ngôn này, các binh sĩ Ấn Độ đã nô súng đáp trả, vì đây là lần thứ hai binh sĩ Pakistan nổ súng về phía Ấn Độ. Trước đó, tối 10/6, lính biên phòng Pakistan cũng đã có hành động tương tự tại khu vực này.
Kashimir thuộc dãy Himalaya và là vùng lãnh thổ được cả Ấn Đô và Pakistan tuyên bô chủ quyên. Đây là nguyên nhân dân tới hai cuôc chiên giữa hai quốc gia láng giêng Nam Á này kê từ khi giành độc lập từ Anh năm 1947. Năm 2003, hai bên ký kết thỏa thuận ngừng bắn, tiền đề cho việc lập ra đường LOC phân chia ranh giới tại Kashmir.
Tuy nhiên, tại khu vực này đôi lúc vẫn xảy ra các đụng đô giữa binh sĩ hai nước. Tuần trước, đụng độ làm một sĩ quan Ấn Độ thiệt mạng.
Theo Dantri
Các ông lớn khuấy động địa chính trị trên biển Nhiều nhà chiến lược Ấn Độ dường như đang chấp nhận rằng phạm vi hoạt động mở rộng của hải quân Trung Quốc là hệ quả tất yếu của việc Trung Quốc hiện diện nhiều hơn trên toàn cầu Giữa tháng 4, một toán lính Trung Quốc kéo quân vào sâu lãnh thổ chừng 20km, nơi được coi là của Ấn Độ, dựng...