Sóng thần đến VN, 5 phút sau mới có cảnh báo
Nếu sóng thần xảy ra, sau 5 phút, Việt Nam mới phát hiện ra và miền Trung sẽ thiệt hại nặng nhất – Viện Vật lý địa cầu nhận định.
Sáng nay, 29-3, tại Viện Địa chất Việt Nam đã diễn ra Hội thảo khoa học về động đất và sóng thần.
Theo ông Nguyễn Hồng Phương, Trung tâm báo tin động đất và sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thì trên biển, có 9 vùng nguồn có tiềm năng gây động đất, sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong đó, vùng biển Philippines có nguy cơ cao nhất gây ra sóng thần đến nước ta.
“Nếu động đất mạnh xảy ra ở vùng này thì sau 2 tiếng sẽ đến Việt Nam” – ông Phương cho biết.
Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống và các phương tiện cảnh báo động đất, sóng thần của chúng ta mới phát hiện được điều này sau 5 phút, ở mức trung bình. Trong khi Indonesia chỉ sau 1 phút đã phát hiện được động đất, sóng thần khi nó xảy ra.
Video đang HOT
Các hướng đứt gãy có nguy cơ gây sóng thần. Miền Trung là khu vực “hứng chịu” nhiều nhất nếu xảy ra sóng thần (Ảnh: Viện Địa chất)
Trao đổi với PV về lý do chậm trễ, ông Phương cho biết, vì chúng ta chưa có đủ mạng lưới đo đạc để cung cấp số liệu kịp thời. Ví dụ những đứt gãy ở sông Hồng thì có những đoạn chúng ta có trạm đo, có những đoạn không có. Trong khi Indonesia có mạng lưới đo đạc dày đặc hơn ta.
“Trên thế giới cũng chưa có nước nào dự đoán được chính xác vị trí xảy ra động đất – sóng thần” – nhà khoa học này cho biết.
Theo GS.TS Bùi Công Quế, nếu sóng thần xảy ra, miền Trung sẽ có sóng cao 5-6m, Bắc Bộ cao 2m, miền Nam cao 2m. Nếu có động đất, 15 phút sau sóng thần sẽ có thể ập vào ven biển miền Trung.
Cũng tham dự hội thảo, PGS.TS Phan Trọng Thịnh, Viện Địa chất Việt Nam đánh giá, Việt Nam có thể chịu động đất mức cao nhất lên đến 8,7 độ richter, nên các nhà máy hạt nhân xây dựng phải được tính toán kỹ lưỡng cho hàng nghìn năm.
Ngay như nước có nền khoa học phát triển như Nhật Bản, theo PGS Thịnh, nước bạn vẫn chưa dự đoán được độ lớn của động đất và sóng thần.
Theo ghi nhận, Việt Nam từng chịu các trận động đất tại Điện Biên năm 1935 (6,7 độ richter), Tuần Giáo năm 1983 (6,7 độ richter) và Vũng Tàu năm 2005 (5,1 độ richter).
Tại Hội thảo sáng nay, GS.TSKH Đặng Văn Bản, ĐH Mỏ – Địa chất Hà Nội phát biểu, các nhà khoa học Việt Nam cần nghiên cứu lại vị trí đặt nhà máy điện hạt nhân. Bởi vì khu vực Ninh Thuận về lâu dài có thể xảy ra những đứt gãy dưới lòng đất, gây nguy hiểm cho nhà máy.
Theo Hoàng Lan (VTC News)
Nhiều học sinh vẫn chưa thể đến trường sau bão
Thiếu vở, quần áo, bàn ghế hư hỏng, trường ngập trong bùn... hơn 14.000 học sinh tại tỉnh Quảng Bình vẫn chưa thể đến trường sau bão, lũ.
Gần 10 ngày sau khi lũ rút, đến sáng ngày 14/10, hơn 14000 học sinh của 50 trường học ở tỉnh Quảng Bình vẫn chưa đi học trở lại. Đa số các trường học này tập trung ở những xã bị ngập sâu và thiệt hại nặng ở các huyện Quảng Trạch, Minh Hóa và Tuyên Hóa.
Nhiều học sinh ở Quảng Bình vẫn chưa thể đến trường.
Ảnh minh hoạ.
Ông Nguyễn Kế Thân- Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình cho biết: "Sở GD&ĐT đang phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh cùng tiến hành tích cực khắc phục, giúp các trường học trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại khắc phục cơ sở vật chất, để học sinh đến trường trong thời gian sớm nhất".
Ông Thân cũng cho biết thêm, hiện Sở đang tổ chức vận động mỗi cán bộ nhân viên một người góp 1 ngày lương để giúp các em học sinh nghèo khó. Tuy nhiên hiện nay nhiều vùng rất khó khăn phải 10 ngày nữa mới có thể đi học trở lại.
Theo thông tin từ báo cáo thiệt hại của ngành giáo dục Quảng Bình, đa số các trường lớp đến thời điểm này vẫn còn ngập sâu trong bùn đất, bàn ghế hư hỏng và cuốn trôi, học sinh không có sách vở, quần áo để đi học.
Hiện tại, sau 1 tuần dọn dẹp bùn đất, sửa chửa bàn ghế đã có 450 điểm trường tổ chức dạy học trở lại.
Tuy nhiên, đợt mưa lũ vừa qua khiến nhiều huyện của tỉnh Quảng Bình bị thiệt hại nặng. Sau bão, lũ, bao nhiêu tài sản, của cải, vốn liếng của người dân giờ chỉ còn một số thứ nằm lẫn lộn trong lớp bùn nhão nhoét, đời sống của hàng ngàn học sinh vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.
Giang Uyên
Theo BĐVN