Sống tha hương vì định “ẵm” vé độc đắc của mẹ
Sau khi mua tờ vé số, bà Mai liền gọi con trai lại giao cho cất giữ và dò số giúp. Thế nhưng, vừa biết tờ vé số của mẹ trúng giải độc đắc, đứa con trai đã giấu nhẹm, nhất quyết không trả lại tờ vé số với ý định sẽ “ẵm” toàn bộ số tiền thưởng. Đến lúc sự thật bị phanh phui rồi lan khắp hang cùng ngõ hẻm, đứa con tham tiền bất nghĩa vì không chịu nổi dư luận đã bỏ nhà đi biệt tích.
Chuyện “lộc trời” của gia đình bà Mai, từ đó trở thành đề tài đàm tiếu đầy chua xót. Bởi lúc có tiền, tình mẫu tử thiêng liêng thuở bần hàn cũng theo đó chẳng còn nguyên vẹn.
Con tham lam chiếm đoạt tiền của mẹ
Gia đình bà Trần Thị Mai (Long An) trước đây vốn nghèo đói, quanh năm quần quật chẳng đủ ăn. Để lo cho tương lai của đàn con, bà và chồng đưa cả gia đình lên Bình Dương mưu sinh, với hy vọng ở đó nhiều khu công nghiệp, sẽ có cơ hội đổi đời.
Tại đây, vợ chồng bà thuê căn trọ nhỏ ở đường D4 (KCN Mỹ Phước I, huyện Bến Cát) để tiện sinh hoạt và làm việc. Thời gian đầu lạ nước lạ cái, bà tính toán dùng số tiền ít ỏi tích cực được làm vốn buôn bán vặt ngoài chợ. Trong khi đó, ông Mai xin được chân bảo vệ cho một công ty nước ngoài. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi. Thu nhập của Mai vợ chồng tuy không cao, song tằn tiện cũng đủ chi tiêu và nuôi bốn đứa con ăn học.
Đi lên từ nghèo khó, vợ chồng bà Mai thường dạy các con: “Đói cho sạch, rách cho thơm. Cha mẹ nghèo nên “đói” chữ đã đành các con được tạo điều kiện ăn học đầ đủ thì nhất định phải gắng để sau này không vất vả. Trong gia đình, con cái phải lấy chữ hiếu làm đầu, kính cẩn với cha mẹ, đoàn kết với anh em”.
Thấm nhuần lời dạy dỗ, các con bà Mai đều học hành thành tài. Rồi lần lượt, người con trai đầu và đứa thứa ba, tư lập gia đình. Chỉ riêng Lâm, cậu con trai thứ vẫn độc thân, sống cùng cha mẹ. Nhiều lần, bà Mai giục con tính chuyện trăm năm nhưng Lâm vẫn chần chừ, lúc thì nói thương mẹ nên chưa muốn lấy vợ. Lâm tính tình hiền lành, bình nhật căm chỉ làm lụng nên bà Mai rất thương yêu. Nhiều đêm nằm ngủ, vợ chồng bà Mai đã bàn tính mai mốt già cả sẽ nương tựa vào người con này.
Mái ấm đã bị chia lìa của gia đình bà Mai
Bà Mai quen lao động, chỉ tin vào những thứ mà mình bỏ công sức làm ra chứ không mấy khi trông chờ vào sự may rủi. Thi thoảng, bà cũng mua dăm ba tờ vé số nhưng chủ yếu giúp đỡ người nghèo khó. Chưa bao giờ, bà dám hy vọng đổi đời để vươn lên giàu sang nhờ trúng giải. Một ngày nọ, trời ngả bóng chiều, bà Mai ngồi bán buôn trong chợ thì có bà lão đi qua, khuôn mặt thiểu não, trên tay xấp vé số gần như vẫn còn nguyên. Thấy bà lão tội nghiệp, bà Mai bèn rút tiền mua giúp một tờ. Lúc đó, Lâm đứng gần bên nên bà Mai đưa cho con giữ và dặn khi nào dò nếu trúng giải thì hãy báo lại. Lâm vô tư cầm tờ vé, giúp mẹ dọn hàng, sau đó về nhà.
Chiều đến, khi bà Mai bận rộn với gian hàng rau cho công nhân thì bà lão vé số tìm đến vẻ mặt tươi vui báo tin tấm vé lúc chiều đã trúng giải độc đắc với trị giá lên đến 100 triệu đồng. Thời điểm năm 2003, số tiền ấy rất lớn, đặc biệt với một gia đình nghèo như bà Mai. Niềm vui đến bất chợt, bà Mai dọn hàng sớm, chạy về báo cho đứa con mang vé dò lại cho chắc chắn, sáng mai đi lãnh thưởng. Nghe mẹ báo tin, Lâm phóng xe đi ngay, bà Mai và chồng ở nhà thấp thỏm chờ đợi với bao dự định sẽ phân chia số tiền ấy và dùng vào việc có nghĩa.
Video đang HOT
Khuya hôm ấy, Lâm mới về nhưng mặt mày ủ rũ. Thấy bộ dạng con, chồng bà Mai hỏi dồn thì Lâm đáp, tấm vé trật lất, chắc bà bán vé số nhầm lẫn. Tưởng thật, đôi vợ chồng già buôn xo vì mừng hụt. Bà Mai còn lầm rầm trách cứ bà bán vé số nhầm lẫn. Tưởng thật, đôi vợ chồng già buồn xo vì mừng hụt. Bà Mai còn lầm rầm trách cứ bà bán vé số lẩm cẩm, trong khi ông chồng cằn nhằn bà lão đùa ác quá. Qua cơn bực bội, sự êm đềm lại trở về với ngôi nhà nhỏ như chưa bao giờ có tin trúng số. Sáng sớm hôm sau, bà Mai lại cặm cụi trở dậy, lật đật ra sạp hàng rau bán cho công nhân khu công nghiệp.
Nhưng khi bà Mai chưa kịp mở hàng, bà lão bán vé số lại xuất hiện, buông lời trách móc đầy ẩn ý: “Trúng số to rồi không ăn mừng sao còn ngồi đây, hay sợ tôi đến xin lộc”. Nghe xong, bà Mai vô cùng ngạc nhiên, định chửi lại một trận để bà lão không đùa nữa. Đúng lúc ấy, bà lão đưa ra cuốn sổ ghi đúng dãy số trúng độc đắc trên tờ số ngày hôm qua đã bán cho bà Mai. Như không tin vào mắt mình, lần này bà nhìn thật kỹ thì đúng là mình đã trúng số thật. Lúc này, bà Mai lại quay sang nghĩ con trai có thể đã nhầm lẫn. Chiều cùng ngày, bà đem chuyện trúng số ra hỏi Lâm một lần nữa nhưng giống như lần trước, anh ta vẫn khăng khăng bảo không trúng. Bà yêu cầu đưa vé xem thì Lâm bảo đã vứt rồi. Nhìn thái độ khác thường của con, bà Mai đã linh cảm thấy “có vấn đề”.
Tan cửa nát nhà chỉ vì tiền
Để làm ra nhẽ, bà Mai gọi tất cả ba người con còn lại đến nhà gây sức ép, buộc đứa con thiếu trung thực phải nói rõ sự thật. Thế nhưng dù nói nặng nhẹ, lúc đầu Lâm vẫn giữ nguyên câu trả lời là tấm vé không trúng và đã vứt đi. Câu chuyện mẹ con, anh em tra khảo nhau chỉ vì nghi kị tờ vé số đã bị chiếm đoạt lan ra ngoài. Chỉ trong ngày hôm ấy, chuyện tranh chấp vé số của nhà bà Mai lan khắp xóm. Không chịu nổi sức ép, cuối cùng Lâm cũng đành móc tờ vé số trong ví đưa lại cho mẹ, miệng líu rúi thú nhận ý định chiếm đoạt số tiền thưởng.
Vì tờ vé số mà 7 năm qua bà Mai vẫn ngóng tin con
Lấy được tờ vé, vợ chồng bà Mai động viên con sẽ bỏ qua mọi chuyện. Cùng dắt nhau đi lĩnh thưởng, bà đã bàn với chồng sẽ chia đều tiền cho các con lấy vốn làm ăn. Thế nhưng, tiền vừa về còn chưa kịp chia thì những đứa con còn lại đã nổi lòng tham, dựng chuyện nói xấu nhau, nịnh cha mẹ hòng kiếm phần nhiều. Gia đình đổi đời nhờ vé số nhưng tình cảm anh em cũng rạn nứt từ đó. Riêng Lâm, vì xấu hổ với việc làm sai trái của mình đã âm thầm bỏ đi biệt tích, không một lần liên lạc với gia đình. Số tiền trúng thưởng, bà Mai vẫn chia đều cho bốn đứa con mỗi người một ít để vốn làm ăn. Phần của Lâm, vợ chồng bà dành gửi trong ngân hàng với dự định khi nào con trai quay về sẽ đưa lại.
Từ ngày trúng số, cuộc sống của đôi vợ chồng già có khá hơn. Bà Mai không phải đi bán rau long đong như xưa mà có vốn đầu tư nguồn hàng, mở sạp lớn, người chồng cũng không phải đêm hôm lụi cụi làm bảo vệ nữa. Thế nhưng, tình cảm gia đình lại tẻ nhạt hơn, bởi bao nhiêu đều tiếng từ ngày trúng số. Người ta bảo, ông bà sống có phúc nhưng con cái mất đức, lúc nghèo khó gia đình sum vầy, khi có tiền lại tranh dành nhau để rồi phải cảnh li tán. Mỗi lần ai đó hỏi về đứa con trai đã bỏ đi, bà Mai chỉ biết tủi thân khóc. “Bao nhiêu năm nhịn ăn nhịn mặc để lo cho chúng nó bằng bạn bằng bè, những tưởng bốn đứa ăn học thành người sẽ có hiếu với cha mẹ. Nào ngờ, đồng tiền lại làm lu mờ hết tình mẫu tử”, bà Mai buồn bã nói.
Những câu chuyện hậu trúng số muôn hình vạn trạng, có tiếng cười nhưng không ít thấm đượm nỗi chua xót. Có không ít trường hợp, tiền tỷ từ trúng số độc đắc lại hóa thành… bi kịch. Lại cũng có nhiều người, vì lòng tham đã lừa lọc, âm mưu chiếm đoạt vé số của người trúng giải, để rồi cuối cùng phải vướng vòng lao lý. Chuyện của gia đình bà Trần Thị Mai không đến mức trầm trọng như thế. Nhưng phía sau việc cậu con trai định giữ riêng tờ vé số trúng độc đắc của mẹ, người ta cũng kịp nhận ra nhiều ý nghĩa thật cay đắng, xót xa.
Ước gì… đừng trúng số!
Tâm sự cùng chúng tôi, bà Mai bảo, nếu nghèo như xưa thì có lẽ sẽ chẳng có cảnh li tán. Bởi tính đến nay đã 7 năm gia đình đổi vận nhờ trúng số thì cũng chừng ấy năm ròng Lâm chưa một lần quay lại nhà hay điện hỏi thăm vợ chồng bà một tiếng. Bà không biết con mình nay ở đâu, làm gì, đã có vợ hay vẫn sống độc thân… vì vậy niềm trông ngóng của đôi vợ chồng già cứ dài trong vô vọng. Bà Mai tâm sự, đã có lúc bà từng nói, giá như “lộc trời” đừng đến thì chắc chắn Lâm giờ này vẫn còn ở với vợ chồng bà.
Theo Minh Duyên
"Đại gia" trúng số 4 tỉ thành kiếp... phụ hồ
Những người nông dân chân đất, sống trong cảnh nghèo khổ bỗng chốc được "hưởng sái lộc trời", một phút đổi đời khi ẵm cả tỉ đồng nhờ trúng vé số. Tưởng như, họ sẽ đổi vận và sẽ hưởng xa hoa đến già. Nào ngờ khi có tiền, họ ăn tiêu xả láng, từ "đại gia chân đất" lại quay về với kiếp phận nghèo.
Và trong những nhân vật trúng vé số tiền tỉ ấy, PV báo ĐS& HN đã gặp và chứng kiến thảm cảnh của những "đại gia" rơi vào bi kịch.
"Phong à (?) Có phải "Phong đại gia" ở cái làng sông nước Hòa Nghĩa này không (?). Nhắc đến nó, cả khu vực này ai chả biết. Trước nó giàu lắm, tiền tiêu như rác, suốt ngày lượn lờ trên cái xe SH bóng nhoáng, la cà quán xá, nhậu nhẹt thâu đêm. Có khi, nó ném cả vài trăm triệu đồng chỉ sau một đêm tham gia bên chiếu bạc. Giờ nhà nó đó, trong con hẻm sâu hút tầm mắt, vợ con đang đói nhách nheo thôi, suốt ngày phải làm thuê kiếm sống qua ngày", bà chủ quán nước nơi con đường lộ dẫn vào nhà Hồ Văn Phong (41 tuổi) phác thảo qua về "đại gia" xổ số một thời ở miệt vườn.
"Đại gia chân đất" vung tiền như rác
Con đường dẫn vào nhà Phong "đại gia" ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang u ám như chính số phận của con người này. Băng qua những chiếc cầu tạm gập ghềnh, những trục đường đất nham nhở hở toác, nhầy nhụa sau cơn mưa chiều khiến chúng tôi ái ngại. Và nếu như không có sự chỉ đường tận tình, thì có lẽ trong mường tượng của mình, chúng tôi cũng không thể hình dung nổi, chàng trai một thời được tôn xưng "đại gia" ở cái ấp nghèo Hòa Nghĩa lại sống trong chỗ heo hút đến vậy.
Bánh xe trầy trật dừng trước cổng sắt bóng loáng, nhà Phong hiện lên giữa màn đêm u tịch nơi miệt vườn. Không ánh điện, ngôi nhà lờ mờ leo lét chạy dài sâu hun hút so với cánh cổng. Thoạt nhìn, kẻ yếu bóng vía sẽ phải giật mình. Cố bấm còi, gọi cửa, pha đèn xe máy dọi vào, mãi một lúc tôi mới thấy người phụ nữ trẻ, tay bồng bế đứa con dặt dẹo đi từ phía trong nhà ra. Thấy khách, khác với vẻ nhiệt tình của người dân, chị nhìn qua cánh cửa sắt, giọng với: "Chú tìm ai?".
Phong "đại gia" liên tục nuối tiếc và nuôi mộng ước làm giàu từ những tờ vé số đầy may rủi (Ảnh: T.G)
Liếc vào phía trong ngôi nhà nằm kéo dài trên diện tích hơn 1000m2, đập vào mắt tôi là chiếc bể bơi nhìn rất "hoành tráng" được chủ nhân cất công xây dựng ngay phía trước hiên. Ngoài ra, trong nhà tài sản chẳng có thứ gì gọi đáng giá trị. Mà có lẽ, đồ đắt tiền nhất tôi chỉ thấy là chiếc xe máy dream cũ rích, bong tróc sơn, không cài yếm đặt ở góc sân. Phong "đại gia" nhìn tôi chẳng mấy thiện cảm, hất hàm hỏi: "Chú lại tìm hiểu vụ vé số hả (?). Chuyện đó qua lâu rồi, có gì đâu để nói. Giờ tôi vẫn còn chơi vé số nè, chiều nay mới mua chục tờ xong".
Thời "oanh liệt" với Phong là cả một chặng đường dài sống trong sự vương giả. Những ký ức của gã trai lực điền là cả một trang dài trong cuộc đời. Mới chỉ cách đây 6 năm thôi, cả làng quê ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) bỗng xôn xao, bàn tán hết lời khi thấy Phong đột nhiên trúng loạt 36 tờ vé số. Câu chuyện ầm ĩ này nhanh chóng được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Và Phong, chàng trai lúc ấy mới tròn 34 tuổi nghiễm nhiên được tôn làm "đại gia" khi sở hữu 4 tỉ đồng "lộc trời".
Trong 6 năm trước, khi có tiền, "lên đời" ở tầm cao hơn, Phong sẵn sàng bỏ cả trăm triệu đồng về thành phố Mỹ Tho sắm ngay chiếc xe SH đập hộp, về chạy lượn lờ khắp làng trên xóm dưới cho dân làng... choáng. Hàng ngày, Phong lê la hết quán cà phê này đến quán cà phê khác, cứ vểnh mặt lên ngồi trong quán, đợi mấy người đi bán vé số dạo đến mời chào là vung đống tiền ra mua cả xấp.
Số vé số ấy, Phong thừa nhận chẳng thể nhớ nổi mình đã "đốt" hết bao nhiêu tiền, mà chỉ mường tượng ra cảnh, cứ đến giờ có kết quả là lôi ra ngồi dò cả mấy tiếng đồng hồ để tìm vận may. Nếu không trúng vé nào thì hôm đấy coi như xui và Phong lôi đám bạn cùng quê tìm đến quán nhậu. Thời "oanh liệt" ấy, Phong hay tìm đến vũ trường để cho túi tiền "bớt căng". Tôi hỏi: "Thế sao nhiều tiền không sắm chiếc ô tô xịn đi chơi vui?", Phong buông lời: "Gì chứ ô tô đơn giản không à! Mà ở đây đường nhỏ, ô tô không vào được. Có tiền là phải ăn chơi cho khỏi phí tuổi xuân. Dù sao tiền đó đâu phải mình tự làm ra. Xởi lởi trời cho mà chú".
Có tiền, Phong "đại gia" bắt đầu nghĩ đến chuyện lấy vợ. Người phụ nữ hiện tại đang sinh sống với anh ta thua chồng gần 20 tuổi. Những tưởng có vợ, Phong sẽ chắt bóp chi tiêu, giao tiền vợ quản lý, ngờ đâu bản tính ham chơi vẫn hiện hữu, anh ta vẫn kiểm soát, giữ tiền ăn chơi như thói quen cũ.
Vì thế, mới có giai thoại về Phong ở đây được người dân ví von bằng câu nói khá hóm hỉnh: "Phong "đại gia" may mà nhà chưa mất". Hỏi một vài người vì sao có câu nói ấy, chúng tôi được biết: "Lúc nhiều tiền, có đêm nó đánh bài mất cả tiền tỉ mà đâu có xót. Tiền nhậu, tiền mua vé số, tiền ăn chơi, có ngày phải lên đến vài chục triệu đồng. Dù có là tiền tấn thì cũng hết huống chi mấy tỉ. May mà nó còn khôn, cất được cái nhà tá túc, nếu không thì giờ nó chắc phải vạ vật đâu đó quá".
Quay về "máng lợn"
Chuyện ăn chơi của Phong "đại gia" ở làng quê Hòa Nghĩa ai cũng tường tận và nuối tiếc thở dài. Bởi, khi đã có tiền tỉ, Phong chẳng màng tới chuyện giữ vốn liếng làm ăn, mà suốt ngày chỉ tham gia bù khú với đám bạn nhậu và tìm vận may quanh những tờ vé số đầy may rủi. Vậy nhưng, dù có nướng cả đống tiền vào đó, các con số may mắn vẫn lẩn tránh. Chỉ trong thời gian gần hai năm, từ một "đại gia", Phong bỗng chốc trở về với cuộc sống bần hàn.
Trong lúc nói chuyện, chúng tôi nhìn thấy ánh mắt nuối tiếc nhưng vẫn toát lên vẻ thèm khát những ngày tháng trở lại cuộc sống vương giả của Phong. Anh ngồi trầm ngâm, thỉnh thoảng pha vài câu chuyện cười: "Giờ, ngày nào tôi cũng mua vé số hết trơn, cứ có tiền là mua. Ngay như chiều nay nè, đi làm về tôi cũng mua luôn 7 tờ, có khi mai lên ẵm giải mấy tỉ cũng nên". Để chứng minh là mình vẫn còn gặp hên, anh dẫn chứng thêm mấy bận đều trúng vé số nhưng chỉ lẻ tẻ thôi, mai mốt mới phát tài được.
Chẳng hiểu là vận may có tiếp tục mỉm cười một lần nữa với người đàn ông giờ đã qua ngưỡng tuổi 40 hay không, nhưng cuộc sống hiện tại của "đại gia" này thật ảm đạm. Hai đứa con nhỏ hết ốm lại đau, tiền thuốc thang, bệnh viện khắp nơi, mỗi lần như thế anh lại chạy chật vật xoay tiền toát mồ hôi hột. Không còn cảnh vung tiền như thuở nào, mà thay vào đó, người dân thấy Phong liên tục "thay đời" từ chiếc xe SH xuống xe máy cà tàng. Hàng ngày, trời chưa tan sương, dân làng đã thấy Phong chạy chiếc xe cũ kỹ lên thị trấn làm thuê, làm phụ hồ kiếm tiền. Mỗi ngày anh ta kiếm được chút đỉnh, tích cóp một tháng cũng thu nhập khoảng 3 triệu đồng. Đấy là Phong tính thế, chứ thật ra, số tiền mà anh mang về nhà luôn trong tình trạng thiếu trước hụt sau. Bởi như lời anh nói, cứ sau mỗi lần đi làm về, ít nhất mình cũng phải đút túi vài tờ vé số để dò.
Ngồi khép nép nơi bậc thềm, vợ Phong còn rất trẻ, tay liên tục bận rộn với đứa con nhỏ miệng í éo khóc, chẳng bận tâm đến những lời nói của chồng. Thỉnh thoảng, khi thấy chồng nhắc đến vé số, nhắc đến tiền tỉ thì mặt chị lại xịu xuống nhìn đầy đăm chiêu.
Đại gia liên tục "hạ đời" Từ chỗ nằm trên cả đống tiền, tiêu pha không tiếc tay, đến nay cuộc sống của Phong theo nhiều người cho biết thì rất thảm hại. Phong thiếu thốn đủ bề, làm không đủ nuôi gia đình. Ngay như chiếc xe máy cũng vay mượn, gom góp, mãi mới đủ để mua làm phương tiện đi lại. "Đời nó thê thảm lắm, "đại gia" sứt gì đâu mà cứ liên tục "hạ đời" không bằng mấy anh thợ hồ trong làng", bà M. thở dài kể về bi kịch của chàng trai đại gia một thời.
Theo Dương Cát - Hải Quân (Đời Sống & Hôn Nhân)
Trúng liền 4 giải độc đắc nhờ mua chịu vé số ế Tới khu vực chợ Bến Lức (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) hỏi người dân về Bôn "ba gác" thì ai cũng biết cả. Bởi 20 năm qua, hình ảnh người đàn ông có khuôn mặt đen nhẻm trên chiếc xe ba gác đã quá quen thuộc trên các con đường ngõ ngách ở khu vực này. Hơn 2 năm nay, Bôn "ba...