Sống sót trong phòng lạnh âm 140 độ C
Chàng trai này đã lưu lại trong phòng lạnh – 140 độ C hơn 15 phút.
Ngày 21/3 tại thành phố Zdar nad Sazavou (Tiệp Khắc), một chàng trai dũng cảm đã thực hiện một trải nghiệm khó tin: đứng trong phòng lạnh âm 140 độ C.
Với kết quả thời gian lưu lại lên tới 15 phút 39 giây, anh được công nhận là người sống sót ở nhiệt độ thấp nhất trong thời gian lâu nhất thế giới.
Chàng trai này chỉ mặc quần sooc, cởi trần và đeo khẩu trang, găng tăng khi đứng trong phòng lạnh âm 140 độ C
Video đang HOT
Một thành tích bất ngờ chưa từng có ai đạt được
“Người hùng” bước ra khỏi phòng lạnh trong sự chào đón của người thân và báo giới
Theo BĐVN
Cẩn trọng với phòng học máy lạnh!
Chớ lầm tưởng mọi phòng học máy lạnh đều tốt cho con em chúng ta.
Có trường 100% lớp gắn máy lạnh
Bà Vũ Thị Thơ - Hiệu trưởng trường Tiểu học Lương Thế Vinh (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho hay: "Nhà trường có 41 lớp ở 5 khối thì trung bình mỗi khối có khoảng 2 lớp gắn máy lạnh. Cha mẹ muốn tạo điều kiện cho các em học sinh thì nhà trường cũng phải tôn trọng chứ đâu có quyền ngăn cản". Một phụ huynh của trường THCS Chu Văn An (Q.1) cho biết: "Không chỉ nghỉ trưa mà ngay trong giờ học các cháu cũng hoàn toàn sử dụng máy lạnh". Trong khi đó, trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền và Phan Văn Hân (Q.3) có 100% phòng học được gắn máy lạnh.
Các bệnh thường gặp
- Nếu nhiệt độ điều chỉnh xuống quá thấp, các mạch máu co lại, giảm lưu thông dễ phát sinh đau khớp nhiệt độ nội, ngoại thất chênh lệch quá cao dễ gây cảm do cơ thể không kịp thích nghi. - Cảm giác "lạnh" làm cho thần kinh giao cảm hưng phấn, dẫn đến mạch máu trong khoang ngực, bụng co rút, sự vận động của đường ruột giảm dễ gây ra nhiều bệnh đường tiêu hóa. - Đối với nữ giới, giá lạnh có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, làm phóng noãn bị trở ngại, biểu hiện là kinh nguyệt không đều. - Bộ phận lọc của máy lạnh có thể hút đi quá nhiều ion âm trong không khí, làm ion dương trong phòng tăng nhiều, mất cân bằng tỷ lệ ion âm và ion dương sẽ làm cho các chức năng sinh lý cơ thể bị rối loạn. Tiến sĩ - bác sĩ BÙI MẠNH HÀ
Ông Nguyễn Đạt Sử - Hiệu phó trường Tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM) cho biết: "Năm nào cũng vậy, cứ khi nào họp là phụ huynh lại đề xuất được ráp máy lạnh cho phòng học của con em mình. Có những phụ huynh còn chủ động tặng máy mà không cần đến sự đóng góp của những phụ huynh khác". Ông Lý Văn Huệ - Hiệu trưởng trường Tiểu học Hòa Bình (Q.1), cũng thông tin: "Trường có gần 40 lớp thì 100% đều sử dụng máy lạnh".
Với nhiều phụ huynh, điều kiện học tập trong phòng máy lạnh là một trong những tiêu chí lựa chọn trường cho con em. Chẳng hạn trường Mầm non Sân Lá Cọ (Q.3) khi nói về cơ sở vật chất của trường đã dành nguyên một mục để giới thiệu về máy lạnh. Tình hình tương tự ở các trường quốc tế ACG, TIS... Chị Hồ Ngọc Anh - phụ huynh học sinh ở Q.3, cho hay: "Do thời tiết nóng quá nên khi thấy trường học có gắn máy lạnh thì mừng vì nghĩ rằng con mình sẽ mát mẻ". Bà Võ Ngọc Thu - Trưởng phòng Giáo dục Q.5, kể lại: "Có nhiều phụ huynh xin vào các trường mầm non (chuẩn) học, sau vài ngày, họ phản ánh: trường không có máy lạnh và xin cho con thôi học".
Chưa lưu ý yếu tố kỹ thuật
Do đây là nhu cầu xuất phát từ phía phụ huynh học sinh nên từ trước đến nay việc lắp đặt máy lạnh mang tính tự phát, phần nhiều chưa chú ý đến yếu tố kỹ thuật. Đề cập vấn đề này, ông Hoàng Trọng Hùng Dũng - Hiệu phó trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (Q.3), xác nhận: "Khi phụ huynh cho người đến ráp máy, nhà trường chỉ hướng dẫn lắp đặt chỗ nào cho thuận tiện chứ thật tình không tìm hiểu kỹ về quy định thông gió và đều không có quạt hút". Nhiều trường khác có sử dụng máy lạnh cũng không lưu ý nhiều đến các yếu tố kỹ thuật.
Khi lắp đặt máy lạnh, chúng ta chỉ quan tâm đến nhiệt độ mà không chú ý đến nồng độ khí độc trong phòng cũng như các nhân tố khác gây ô nhiễm. Vì thế, người trong phòng máy lạnh rất dễ chịu vì luôn mát mẻ, dễ ngủ, nhưng sức khỏe lại bị ảnh hưởng xấu do môi trường trong phòng đã bị ô nhiễm quá nhiều Tiến sĩ - bác sĩ BÙI MẠNH HÀ
Về việc này, bác sĩ Nguyễn Tài Dũng - Phụ trách y tế của Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định: "Từ trước đến nay, quy định về phòng học không có đề cập đến chuyện lắp đặt máy lạnh. Vài năm trở lại đây, nhu cầu trường học sử dụng máy lạnh ngày càng nhiều nên sắp tới Sở sẽ tổ chức hội thảo và định hướng cụ thể cho các trường sao cho đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, trong phòng chống dịch, chúng tôi không khuyến khích các trường sử dụng vì mở cửa thông thoáng, ánh sáng chiếu vào phòng học rất tốt cho học sinh tránh được việc tích tụ nấm mốc...".
Lợi bất cập hại
Trên thực tế, học tập và sinh hoạt thường xuyên trong môi trường máy lạnh dễ sinh ra nhiều chứng bệnh. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Như - khoa Tai - mũi - họng - Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đưa ra các biện pháp khắc phục. Bác sĩ cho biết: "Để phòng chống các loại bệnh tật trong môi trường máy lạnh cho học sinh, cần đảm bảo các yếu tố như thiết kế phòng phải đảm bảo tiêu chuẩn thông khí. Hiện nay, nhiều trường học thường bỏ qua hoặc do cơ sở vật chất cũ khi cải tạo lại nên không quan tâm về vấn đề này. Mặt khác, trong một khoảng thời gian nào đó cần cho nắng rọi vào để diệt các vi nấm trên bề mặt sàn phòng. Cần vệ sinh máy lạnh định kỳ bởi máy lạnh sẽ là nơi tích tụ nấm mốc, bụi bẩn, khi mở sẽ thổi bụi, vi nấm vào trong phòng, dễ gây bệnh. Mặt khác, cần lau sàn nhà bằng nước sát khuẩn để giữ vệ sinh. Đối với trẻ em, chúng ta nên để ở nhiệt độ từ 26-27 độ C".
Hạn chế sự thông minh và khả năng sáng tạo
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy chất lượng không khí trong nhà và cao ốc văn phòng trên toàn thế giới đang sút giảm nghiêm trọng. Gần một tỉ người, phần lớn là trẻ em và phụ nữ, đang hít thở không khí trong nhà với mức ô nhiễm gấp 100 lần cho phép của WHO. Khi máy điều hòa hoạt động, không khí trong phòng vẫn không có lợi cho sức khỏe, do phòng phải thiết kế kín và máy chỉ làm nhiệm vụ bơm vào chứ không hút ra. Do vậy, các khí độc như CO2 (từ hơi thở), ozonradon, sunfur được giải phóng từ chất sơn tường, thảm, hóa chất, khí thơm, máy móc, gỗ chế biến... sẽ tích lại với nồng độ cao, gây bệnh về hô hấp (viêm, dị ứng mũi họng). Ngoài ra, nó làm nặng thêm các triệu chứng hen, khó chịu và có thể biểu hiện: sốt, ớn lạnh, ho, tức ngực, đau cơ khớp, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngứa da, ngạt thở... giống như cảm cúm. Các biểu hiện này sẽ hết dần hoặc biến mất khi ra khỏi phòng máy lạnh. Nếu chúng xảy ra thường xuyên, bệnh trở thành mãn tính. Nồng độ O2 phụ thuộc vào chất lượng không khí bên ngoài hút vào nhưng do các khí thải ra không có đường thoát nên ngày càng tích tụ và tăng dần lên, hậu quả là sẽ khiến trẻ buồn ngủ, giảm tiếp thu cái mới, hạn chế sự thông minh và khả năng sáng tạo. Các nghiên cứu khoa học về an toàn vệ sinh cho biết: khi lắp đặt máy lạnh, chúng ta chỉ quan tâm đến nhiệt độ mà không chú ý đến nồng độ khí độc trong phòng cũng như các nhân tố khác gây ô nhiễm. Vì thế, người trong phòng máy lạnh rất dễ chịu vì luôn mát mẻ, dễ ngủ, nhưng sức khỏe lại bị ảnh hưởng xấu do môi trường trong phòng đã bị ô nhiễm quá nhiều. Kết quả điều tra của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh của nhân viên làm việc trong phòng kín thường 60 - 98%. Trong đó, 70 - 98% bị viêm mũi - họng, 51,97% bị đau đầu, 48% mệt mỏi, 47% bị đau lưng, 35 - 38% bị đau mỏi cơ xương, 37,8% mất ngủ, 36% đau vùng trước tim, 32% bị chóng mặt, 21 - 25 % giảm thị lực, 17,82% bị các bệnh ngoài da, 13,68% bị sẩy thai... Tỷ lệ mắc các bệnh phụ khoa dao động từ 20 - 60%. Rõ ràng học tập, làm việc hay sinh hoạt trong phòng máy lạnh liên tục sẽ có hại cho sức khỏe. Vì thế bất đắc dĩ mới phải sử dụng máy lạnh, nếu có thể thì tranh thủ sử dụng không khí trong lành của thiên nhiên là tốt nhất. Tiến sĩ - bác sĩ BÙI MẠNH HÀ
Theo B.Thanh - M.Luân (Thanh Niên)
Sinh viên vào phòng lạnh trốn học sát phạt đỏ đen Qua rồi cái thời "ngu dại" cứ ngồi "chường mặt" ra quán nước, tụ tập quanh những chiếc bàn đánh bài rồi cười nói hỉ hả để bị người ta lên án, bây giờ, sinh viên lại tụ tập sát phạt nhau trong các phòng lạnh kín bưng. Dạo qua hàng loạt quán cà phê trước các cổng trường ĐH, CĐ, dù là...