Sống sót sau 9 ngày đêm trong đống đổ nát
Ngày 20-3, lực lượng cứu hộ đã cứu được 2 người còn sống, trong đó có một cụ bà 80 tuổi tên Sumi Abe và đứa cháu trai 16 tuổi, từ trong đống đổ nát tại thành phố Ishinomaki (tỉnh Miyaki) bị động đất tàn phá.
Cả hai bà cháu được đưa đến bệnh viện điều trị và đã tỉnh táo. Nhiều người gọi đây là cuộc giải thoát thần kỳ khi cả hai mắc kẹt 9 ngày đêm trong căn nhà đã sụp đổ vẫn sống sót.
Trong khi đó, hãng thông tấn Kyodo cho biết cùng ngày 20-3, các kỹ sư đã khôi phục được nguồn điện tại lò phản ứng số 2 bị hỏng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Theo Kyodo, công ty điện lực Tokyo (TEPCO) đã khôi phục chức năng của phòng điều hành, hệ thống chiếu sáng và chức năng làm mát tại lò phản ứng số 1, được kết nối với lò phản ứng số 2 bằng dây cáp điện. TEPCO cũng cho biết áp suất trong lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân này đã ổn định.
Phát biểu tại một cuộc họp báo cùng ngày, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yukio Edano tuyên bố căn cứ vào hiện trạng nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, nhà máy này sẽ không thể được khôi phục và tiếp tục đưa vào hoạt động.
Video đang HOT
Cụ bà Sumi Abe, 80 tuổi, được lực lượng cứu hộ đưa ra an toàn từ đống đổ nát
Ông Edano cũng cho biết Chính phủ nước này sẽ quyết định trong ngày 21-3 về việc có nên hạn chế sử dụng và vận chuyển các loại thực phẩm từ khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 hay không.
Cháu trai 16 tuổi của bà Abe cũng được giải cứu thành công
Ông Edano đưa ra tuyên bố trên sau khi tiếp tục phát hiện nồng độ phóng xạ cao trên các mẫu xét nghiệm sữa và rau chân vịt (spinach) tại khu vực gần nhà máy này.
Trong khi đó, tại Đài Loan đã phát hiện chất phóng xạ trong thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản. Một quan chức giấu tên của Hội đồng năng lượng hạt nhân Đài Loan ngày 20-3 cho biết đã phát hiện thấy chất phóng xạ trong đậu tằm nhập khẩu từ Nhật Bản, tuy nhiên, nồng độ phóng xạ rất nhỏ, không đủ để có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Cùng ngày 20-3, một trận động đất cường độ 5,2 độ richter đã xảy ra tại vùng bờ biển phía Đông Bắc đảo Honshu của Nhật Bản. Theo Cơ quan địa chất Mỹ, đây là dư chấn thứ 12 trong ngày 20-3 với tâm chấn ở độ sâu 27,3 km tại khu vực cách thủ đô Tokyo 119 km. Hiện chưa có tin tức về thương vong và thiệt hại.
Tính đến thời điểm này, số người thiệt mạng và mất tích trong thảm họa kép động đất và sóng thần tại Nhật Bản đã vượt qua con số 20.000, trong đó có 8.133 người chết và 12.272 người mất tích.
VGT(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
Nhật sẽ đóng cửa nhà máy Fukushima 1
Dù đã khôi phục được điện tại lò phản ứng số 2 nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, Nhật Bản vẫn quyết định sẽ đóng cửa hoàn toàn nhà máy điện này.
Theo hãng thống tấn Kyodo của Nhật Bản, ngày 20-3, các kỹ sư nước này đã khôi phục được nguồn điện tại lò phản ứng số 2 bị hỏng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) cũng nỗ lực khôi phục chức năng của phòng điều hành, hệ thống chiếu sáng và chức năng làm mát tại lò phản ứng số 1, được kết nối với lò phản ứng số 2 bằng dây cáp điện. Các nỗ lực tưới nước nhằm ngăn chặn rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đang chứng tỏ hiệu quả, đem lại hy vọng trong cuộc đua với thời gian để đảm bảo an toàn hạt nhân ở Nhật Bản.
Trong khi đó, cùng ngày Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho biết nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 sẽ phải đóng cửa hoàn toàn ngay cả khi sức nóng của các lò phản ứng được đặt trong tầm kiểm soát. Việc đóng cửa nhà máy là điều không thể tránh khỏi, do nước biển mà lực lượng dùng để làm mát các lò phản ứng có tính ăn mòn cao, khiến cho các bộ phận chính của nhà máy không thể hoạt động.
Nhà máy Fukushima số 1
Ông Edano cũng cho biết, Chính phủ Nhật bản sẽ quyết định trong ngày 21-3 về việc có nên có hạn chế tiêu thụ và vận chuyển các loại thực phẩm từ khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 hay không. Tuyên bố được đưa ra sau khi tiếp tục phát hiện nồng độ phóng xạ cao trên các mẫu xét nghiệm sữa và rau chân vịt tại khu vực gần nhà máy này.
Chất iốt phóng xạ đã được phát hiện trong nước sinh hoạt tại Tokyo cũng như tại các tỉnh Saitama, Chiba, Ibaraki và Yamagata. Bộ Khoa học và Giáo dục đã tiến hành phân tích nước và kết luận rằng nồng độ phóng xạ trong nước thấp hơn hàng trăm lần so với mức nguy hiểm đối với sức khoẻ con người.
VGT(Theo Bee.net.vn)
Ảnh khủng hoảng hạt nhân Nhật qua từng ngày Trong khi vẫn phải vật lộn với hậu quả của trận siêu động đất/sóng thần vào ngày 11/3, những ngày qua, người Nhật đang đau đầu đối phó với một cuộc khủng hoảng khác mang tên hạt nhân, mà nếu xấu đi, nó có thể gây ra nguy hiểm với cả các nước khác. Tâm điểm của cuộc khủng hoảng hạt nhân này...