Sống sót sau 2 tuần lưu lạc tại vùng hoang mạc của Australia
Cảnh sát Australia thông báo cho đến nay đã tìm được một phụ nữ và một nam giới may mắn sống sót sau 2 tuần lưu lạc ở một vùng hoang mạc khô cằn.
Ngày 3/12, cảnh sát Australia thông báo cho đến nay đã tìm được một phụ nữ và một nam giới may mắn sống sót sau 2 tuần lưu lạc ở một vùng hoang mạc khô cằn và rộng lớn của nước này chỉ nhờ một ít rượu vodka, nước ngầm và bánh quy.
Hiện người thứ 3 là một phụ nữ trong “nhóm phượt” 3 người này vẫn còn mất tích.
Theo nguồn tin cảnh sát, người mới được tìm thấy là Phu Tran, 40 tuổi, trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Trước đó, Tamra McBeath-Riley, 52 tuổi, đã được tìm thấy vào ngày 1/12 trong tình trạng bị mất nước.
Nhóm 3 người này bắt đầu hành trình “đi phượt” tại khu vực gần Alice Spring – đô thị lớn thứ 3 của Australia vào ngày 19/11, song xe ô tô chở họ bất ngờ bị sa lầy.
Sau 3 ngày chờ đợi cứu hộ, nhóm bắt đầu lo lắng khi đồ ăn uống mang theo có hạn và 2 trong số 3 người quyết định đi bộ men theo hàng rào một trang trại với hy vọng tìm được sự giúp đỡ.
Người thứ ba trong nhóm Claire Hockridge, 46 tuổi, hiện chưa rõ tung tích sau khi tách khỏi Phu Tran cách đây 2 ngày. Khi đó, Hockridge vẫn trong tình trạng sức khỏe bình thường.
Hiện nhà chức trách Australia đang nỗ lực tìm kiếm người còn lại trong nhóm phượt này./.
Theo bnews.vn
Những chuyện kỳ lạ về thiên thạch
Đa số các tiểu hành tinh lao vào Trái đất đều bốc cháy trong bầu khí quyển. Nhưng vẫn có những khối lớn chạm tới mặt đất và trở thành thiên thạch.
Video đang HOT
Trong một vài trường hợp những vị khách không mời này đã khiến cuộc sống của con người bị đảo lộn bởi sự tham lam và muốn nổi tiếng nhanh chóng của một số người.
Mảnh thiên thạch va vào Ann Elizabeth Hodges được hiến cho Viện bảo tàng.
Những vụ kiện ở bang Oregon (Hoa Kỳ)
Vào năm 1902, ông Ellis Hughes tìm thấy khối thiên thạch mang tên Willamette. Người ta xác định được thành phần của khối đá này gồm sắt và niken. Đây là khối thiên thạch lớn nhất từng được tìm thấy ở Mỹ, có kích thước 7,8 m2 ở một mặt và nặng hơn 15,5 tấn.
Vấn đề nằm ở chỗ vị trí rơi của khối thiên thạch mà Hughes tìm thấy không thuộc địa giới mà ông sở hữu. Sau khi tìm hiểu kỹ, vị trí rơi của khối đá trời Willamette thuộc diện tích đất của công ty thép Oregon.
Ellis Hughes đã dành ra 3 tháng để kéo tảng thiên thạch đi hơn 1,2 km khỏi vùng đất do công ty thép Oregon sở hữu và đặt nó trong một tòa nhà rồi dựng hàng rào bảo vệ xung quanh.
Tiếp theo, ông loan tin công khai rằng mình chính là người tìm thấy Willamette và nếu người nào muốn vào xem thì phải trả phí. Không lâu sau sự thật được phát hiện, cảnh sát mời ông đến điều tra.
Kết quả vào năm 1905, ông đã thua cuộc và phải trả lại khối thiên thạch Willamette cho công ty thép Oregon. Năm 1906, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ (New York) mua lại Willamette.
Bề mặt của khối thiên thạch Willamette đã tan chảy nhiều chỗ do bị cháy khi rơi vào bầu khí quyển. Trải qua thời gian, dưới sự tác động của nước mưa và một số chất khác đã tạo ra axit sulfuric, chất a xit này dần ăn mòn và tạo thành các hang, hốc với kích thước đa dạng ở khối thiên thạch.
Rắc rối vẫn chưa hết, vào năm 1990 tiếp tục phát sinh thêm một vụ kiện liên quan đến khối thiên thạch Willamette. Thành phố New York khi đó là bị đơn, nguyên do là các bộ tộc cư dân bản địa Mỹ Clackamas gốc Ấn tại bang Oregon tiếp tục khởi kiện.
Họ muốn khối thiên thạch này cần được trả lại cho bang Oregon của họ. Bộ tộc Clackamas đã sinh sống ở đây trước cả khi những người châu Âu đến định cư.
Được biết khối thiên thạch Willamette đầu tiên được đặt ở thung lũng Willamette trên thuộc bang Oregon, ngày nay gần thành phố Portland. Bộ tộc Clackamas đặc biệt yêu quý và gọi khối thiên thạch này là "Sức mạnh của thiên thần".
Theo truyền thống của người Clackamas họ rất tôn sùng các vị thần. Trong tiềm thức của họ những thế lực này đã cứu rỗi và cho phép con người ở thung lũng này làm đại diện cho những người ở trên trời. Một liên minh của chúa trời, thần đất và thần nước đã tới và trụ lại trên mặt đất rồi sau đó thế lực này lấy nước mưa từ thung lũng Willamette.
Nước mưa ở đây đại diện cho cội nguồn sức mạnh của sự tinh khiết, trong sạch và đã cứu rỗi người Clackamas cùng những người hàng xóm của họ. Các tay thợ săn của bộ tộc thường nhúng đầu mũi tên của họ vào nước mưa được mang từ các khe nứt của khối thiên thạch Willamette.
Truyền thống này cùng với sợi dây liên kết vô hình với các vị thần vẫn được lưu giữ đến tận ngày nay thông qua các lễ nghi và các bài hát của con cháu người Clackamas.
Hiện liên minh các bộ tộc Grand Ronde gồm có 20 bộ tộc trong bang Oregon đã được di dời tới khu bảo tồn mang tên Grand Ronde. Bộ tộc người bản địa Mỹ gốc Ấn ngày nay chính là hậu duệ của người Clackamas xưa.
Cuối cùng vào năm 2000 vụ kiện trên đã kết thúc, bộ tộc Clackamas cùng thành phố New York đi đến thống nhất, nếu đem khối thiên thạch ra trưng bày thì phải trả lại cho bang Oregon.
Nạn nhân Ann Elizabeth Hodges sống sót sau khi bị mảnh thiên thạch va vào hông.
Hai số phận trái ngược
Sự kỳ lạ nào sẽ đến nếu thình lình bạn bị thiên thạch rơi vào người? Vào đầu những năm 1950 một người tên là Ann
Elizabeth Hodges, 34 tuổi, sống tại thành phố Sylacauga, tiểu bang Alabama (Hoa Kỳ) đã bị một trong 3 mảnh thiên thạch đang nóng chảy như một quả cầu lửa rơi trúng người, lúc đó cô đang cùng chồng ngủ trưa ở phòng khách nhà mình.
Mảnh thiên thạch nặng ước độ 4 kg rơi từ trên trời xuống, chọc thủng trần nhà, trượt qua chiếc tivi và đập vào hông trái của Ann Hodges. Những cư dân địa phương chứng kiến kể lại rằng, họ nghe thấy những tiếng nổ lớn và nhìn thấy 3 quả cầu lửa lao vùn vụt từ trên cao xuống.
Rắc rối liên quan đến mảnh thiên thạch chưa dừng lại. Ann Elizabeth Hodges trở thành người nổi tiếng. Phóng viên từ đài truyền hình, đài phát thanh, báo in đều tranh nhau đưa tin về người sống sót khi bị thiên thạch đánh trúng.
Ban đầu, Ann Elizabeth Hodges còn tỏ ra hào hứng, hạnh phúc khi kể lại sự cố. Nhưng sau vài ngày thì nạn nhân đã quá mệt mỏi bởi các buổi phỏng vấn, mất đi sự riêng tư, ồn ào.
Ann Elizabeth Hodges cho rằng, mảnh thiên thạch thuộc về mình. Birdie Guy, chủ ngôi nhà cho thuê, tuyên bố mình cũng là chủ nhân của cục thiên thạch.
Nhưng cô Ann và bà góa Birdie Guy đều không là chủ nhân của cục đá trời. Tình báo Không lực Hoa Kỳ đã gửi cục thiên thạch đến Viện Smithsonian phân tích và xét nghiệm, và nó được để luôn vô thời hạn ở Viện
Smithsonian cho đến khi Nghị sĩ tiểu bang Alabama là Kenneth Robert quyết định trả lại cục đá cho nạn nhân Ann.
Ann Elizabeth Hodges tiếp tục nổi tiếng trên truyền thông. Gia đình cô chi 500 USD để mua các quyền về cho mình với niềm tin rằng có thể thu lại bộn tiền từ mảnh thiên thạch. Nhưng tính toán của nhà Ann Elizabeth Hodges đã sai lầm! Hai năm sau, câu chuyện về cục thiên thạch dần rơi vào quên lãng.
Công chúng không còn tìm đến cái tên Ann Elizabeth Hodges, hay viên đá trời nữa. Chán nản, thất vọng, Ann quẫn trí cho rằng, cục đá là điềm gở, không mang lại may mắn gì ngoài sự đau khổ và xui xẻo cho cuộc sống của hai vợ chồng cô. Cục đá trời đã được hiến cho Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên Alabama.
Chuyện tình cảm không hòa hợp kể từ sau ngày Ann Elizabeth Hodges bị cục đá trời đập vào người. Hai vợ chồng cô đã ly hôn vào năm 1964. Khi sức khỏe yếu đi và tinh thần mong manh, Ann Elizabeth Hodges đã qua đời trong sự cô độc từ chứng bệnh suy thận phát hiện vào năm 1972.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay, Ann Hodges là nạn nhân duy nhất trên thế giới bị thiên thạch đập trúng và còn sống sót để kể lại câu chuyện của đời mình.
Nhưng thật trớ trêu, một nông dân địa phương là Julius McKinney có trong tay một trong hai viên thiên thạch còn lại. Sau này, ông đã bán chúng với số tiền đủ mua một ngôi nhà và một chiếc ô tô. Người mua là một người luật sư và ông ta đã hiến chúng cho chính Viện bảo tàng Smithsonian.
Ellis Hughes di chuyển mảnh thiên thạch ra khỏi đất của công ty thép Oregon.
Thiên thạch Willamette trong bảo tàng.
Thư Vũ
Theo giaoducthoidai.vn
Hổ mang chúa bị con mồi siết cổ, cắn cả vào mắt: Kết quả trận chiến sẽ ra sao? Mặc dù có kích thước bé nhỏ hơn nhưng con mồi đã khiến cho rắn hổ mang chúa phải khổ sở không ít. Ảnh: Cắt từ video trong bài Một con rắn sọc dưa (Tên khoa học: Coelognathus radiata), không có nọc độc đã trở thành bữa ăn cho một con rắn hổ mang chúa - loài rắn chuyên ăn thịt các loài...