Sống sót phi thường và kỳ lạ
Bé gái sống sót duy nhất của một gia đình không ngừng gào khóc: “Mẹ ơi, mẹ đâu rồi”; nhiều phụ nữ không rời bàn tay người thân nằm bất động dưới tấm vải liệm trắng…
Những mảnh bi kịch ám ảnh đó đang tràn ngập thủ đô Kathmandu của Nepal sau trận động đất ác mộng với sức hủy hoại được giới chuyên gia đánh giá tương đương 20 quả bom nguyên tử.
Cận kề cái chết
Lực lượng cứu hộ đang dốc sức chạy đua với thời gian để giải cứu những nạn nhân bị chôn sống. Mỗi lần trong đống đổ nát hiện ra một ngón tay, bàn chân hay bất cứ dấu hiệu nào của sự sống, hi vọng vào điều kỳ diệu lại nhen nhóm. Dù phần lớn nạn nhân được tìm thấy đã tắt thở nhưng vẫn có những trường hợp sống sót phi thường! Một thanh niên tên Saroj Shrestha ở làng Swyambhu, thuộc thung lũng Kathmandu, được đưa ra khỏi đống gạch vụn của chính ngôi nhà mình sau 18 giờ mắc kẹt. Nằm cạnh Shrestha là thi thể người bạn mà anh đã trò chuyện trước khi thảm kịch ập tới. Cả hai được đưa ra sau hơn một đêm kề sát bên nhau, tiếc là đã kẻ âm người dương.
Đội cứu hộ cứu một nạn nhân khỏi đống đổ nát. (Ảnh: EPA)
Google, Facebook giúp sức Ngay sau thảm họa động đất, hãng công nghệ Google đã tung ra công cụ Person Finder (tạm dịch: “Tìm người”) giúp kết nối người sống sót với người thân. Person Finder thu thập thông tin về người mất tích hoặc bất kỳ người sống sót nào được được tìm thấy sau thảm họa. Người sử dụng có thể tra tên của bạn bè hay người thân trên Person Finder để biết họ có an toàn hay không. Các cá nhân, cơ quan truyền thông hoặc tổ chức phi chính phủ có thể đóng góp nội dung cho cơ sở dữ liệu này. Đã có ít nhất 4.800 hồ sơ liên quan đến động đất Nepal được đưa lên Person Finder. Mạng xã hội Facebook cũng nhanh chóng cung cấp tính năng Safety Check (tạm dịch: “Kiểm tra an toàn”) để hỗ trợ nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ ở Nepal. Tính năng này nhắc những thành viên nào ở gần nơi xảy ra động đất – được xác định bằng thông tin định vị toàn cầu, địa điểm cung cấp trên Facebook cá nhân, địa chỉ IP…) – cập nhật tình hình bản thân để người thân, bạn bè biết. Xuân Mai
Video đang HOT
Tạp chí Time cho biết tại rất nhiều nơi ở Kathmandu, phần lớn nạn nhân rơi vào thảm cảnh mắc kẹt trong chính ngôi nhà của mình. Debina, một nữ y tá làm việc cho Bệnh viện Child Care ở quận Lalitpur, kể cô cùng các đồng nghiệp tìm thấy một bé gái khoảng 4-5 tuổi bị chôn vùi. Cả cha mẹ và anh trai của bé đều thiệt mạng. Dù sống sót nhưng bé bị gãy xương hông. “Cô bé bị chấn động tâm lý mạnh và nhất định không chịu nói chuyện với ai. Rồi sau đó cô bé bắt đầu khóc thét lên khi có người đến gần, miệng không ngừng gọi: “Mẹ ơi, mẹ đâu rồi” – Debina nghẹn ngào.
Cô Bindeshwor Tamang, 32 tuổi, ở khu Bishal Bazaar thuộc Kathmandu, may mắn tìm thấy con gái 6 tuổi dưới đống đổ nát. Ngay khi cô bé được kéo ra khỏi “địa ngục”, người mẹ tẩn mẩn kiểm tra từng ngón tay, ngón chân của con với hy vọng chúng vẫn còn đủ! Rất may cô bé chỉ bị rạn xương đòn và bị một số vết cắt ở mặt, tay và chân. “Câu đầu tiên con bé nói khi tỉnh dậy là “Con đói quá”. Tôi chưa bao giờ cảm thấy nhẹ nhõm đến thế” – người mẹ chia sẻ.
Chưa phải mạnh nhất?
Theo Đài CNN, trong trận động đất hôm 25-4, một phần của Ấn Độ đã trượt từ 0,3-1 m về phía Bắc và luồn xuống dưới Nepal chỉ trong vòng vài giây. Trong khi đó, cả TP Kathmandu đã bị trượt về phía Nam khoảng 3 m. Tạp chí Down to Earth dẫn lời chuyên gia địa chất Roger Bilham của Trường ĐH Colorado Boulder (Mỹ) – chuyên nghiên cứu động đất tại khu vực Himalaya, cho biết trận động đất ngày 25-4 có sức hủy diệt khủng khiếp nhưng vẫn chưa là “đại thảm họa Himalaya” mà khu vực này “không thể tránh khỏi”.
Một người Nepal được tìm thấy trong đống đổ nát. (Ảnh: EPA)
Giáo sư Sankar Kumar Nath từ Viện Công nghệ Kharagpur (Ấn Độ) thậm chí còn đưa ra viễn cảnh ảm đạm hơn. “Trận động đất vừa qua chỉ được xếp hạng trung bình dựa theo mức độ năng lượng phóng ra. Khu vực trải dài 2.500 km từ khu Hindukush tới cuối vùng Arunachal Pradesh có thể phát sinh những trận động đất mạnh hơn nhiều, thậm chí cường độ có thể lên tới 9 độ Richter”.
Giới khoa học đều thống nhất động đất ở Nepal là điều sớm muộn gì cũng xảy ra, chỉ không ngờ lại sớm đến thế. Một tuần trước thảm họa hôm 25-4, khoảng 50 chuyên gia nghiên cứu động đất từ khắp thế giới đã đổ về Kathmandu để giúp khu vực nghèo khó này đối phó với cơn thịnh nộ của tự nhiên. Cơ quan Địa chất Mỹ (USGS) tính toán nếu động đất tương đương cường độ của Nepal xảy ra ở những nơi khác sẽ gây thiệt hại khác nhau, tùy thuộc chất lượng xây dựng nhà cửa và dân số.
Đã xác định một số công dân Việt Nam Ngày 27-4, Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Ấn Độ xác định một số nhóm người Việt an toàn tại Nepal, gồm: 1. Nhóm 6 người (Nguyễn Huệ Phương, Phạm Hồng Yến, Đỗ Như Huệ, Huỳnh Thị Minh Trang, Trung Liên Cương và Vũ Thị Quỳnh Như) từ Kathamandu đến New Delhi ngày 27-4. 2. Nhóm 2 người (Trương Bảo Hân, Phạm Thanh Tùng) đi du lịch Lumbini – Nepal và đang về Kathmandu. 3. Nhóm 5 người (Nguyễn Thị Minh Châu, Lợi Hồng Thanh, Đoàn Thị Diễm Chi, Nguyễn Đình Tấn Vũ, Lưu Lê Minh Khải) được trực thăng cứu hộ đưa về ĐSQ Ấn Độ tại Kathmandu trưa 27-4 và sẽ sớm đến New Delhi. 4. Nhóm sư thầy Nguyễn Thế Nghĩa và 2 sư cô đang ở Kathmandu. 5. Nhóm 2 người (Quách Thùy Linh và Trần Hồng Ngọc) đang ở Lobuche. 6. Chùa An Việt Nam Phật quốc tự của thầy Thích Huyền Diệu tại Lumbini không bị hư hại gì. Đang tiếp tục xác định: 1. Nhóm 5 người gồm Nguyễn Hà Cẩm Tú, Đoàn Ngọc Tiến, Nguyễn Hồ Huyền Trinh, Cao Thị Hồng Nhung và Huỳnh Quốc Huy. 2. Nhóm 2 người gồm Nguyễn Phương Thanh và Nguyễn Mạnh Linh (nghỉ tại Blue Mountain Homestay). 3. Vợ chồng anh Phạm Duy Khánh và Nguyễn Thị Thanh Mai sống tại Kathmandu gần 2 năm. Thông tin về công dân Việt Nam ở Nepal xin báo về số 84981848484 và 84462844844 hoặc về ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ ( 911126879852). D.Ngọc
Theo Đỗ Quyên
Người Lao động
Vụ tai nạn 6 người chết: Xe mất phanh khi lao xuống dốc
Công an tỉnh Đắk Lắk vừa có nhận định về nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn thương tâm làm 6 người trên 2 xe tải tử vong là do xe tải chở gạch bị mất thắng khi đang lưu thông.
Hai chiếc xe đã lao vào nhau với tốc độ khủng khiếp.
Chiều 23/4, Đại tá Nguyễn Văn Quy - Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Đắk Lắk - cho biết, vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại huyện Ea H'leo, Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Phòng CSGT, Công an huyện Ea H'leo đã có kết luận ban đầu về nguyên nhân. "Qua quá trình khám nghiệm hiện trường kết hợp với lời kể của nhân chứng, đã xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do xe tải chở gạch mang BKS 47C - 00540 bị mất thắng khi đang xuống dốc, tông vào xe tải chở phế liệu mang BKS 61L - 6365" - Đại tá Quy thông tin.
Do tài xế lái xe chở gạch đã chết nên Công an tỉnh sẽ không khởi tố vụ việc này.
Như Dân trí đã đưa tin, vào khoảng 4h15 ngày 21/4, trên QL14 đoạn qua địa bàn thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), xe ô tô tải chở gạch mang BKS 47C - 00540 đã tông trực diện vào xe tải chở phế liệu mang BKS 61L - 6365 làm 6 người tử vong tại chỗ và 1 người bị thương.
Chị Nguyễn Thị Kim Cúc (SN 1994) là nạn nhân duy nhất sống sót sau vụ tai nạn bị đa chấn thương, gãy chân trái, gãy đốt sống cổ và hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh). Được biết, chị Cúc cùng 3 người đàn ông khác được tài xế chở đi lúc rạng sáng để đi bốc gạch thuê.
Trương Nguyễn
Theo Dantri
Khả năng sống sót của phi công là không còn Ngày 20.4, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đang tập trung xác minh các dấu hiệu nghi vấn vị trí của 2 phi công mà các máy dò quét đã phát hiện ra. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại dù thợ lặn liên tục tiến hành tìm kiếm nhưng chưa có kết quả. Các người nhái, đặc công nước tiếp tục...