Sông Son yên bình
Ít có dòng sông nào ở vùng quê mà gây cảm xúc lạ cho tôi như sông Son ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Thiên nhiên nơi đây yên ả, mềm mại và trong trẻo đến lạ.
Có ít nhất 2 truyền thuyết về sông Son – dòng sông chảy thẳng từ trong động Phong Nha ra. Một là câu chuyện về đôi trai gái yêu nhau, vì không môn đăng hộ đối, họ tìm đến cái chết trên dòng sông này để kết thúc cuộc đời, như một lời phản kháng trước các hủ tục. Thương cho mối tình của đôi trai gái này, dân làng đã đặt tên cho dòng sông là sông Son, như nhắc nhớ về một mối tình thủy chung son sắc trọn vẹn.
Truyền thuyết thứ hai gắn với cuộc chiến giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân của Nguyễn Ánh (Vua Gia Long). Cuộc chiến khốc liệt đã xảy ra trên dòng sông này, khiến nước sông nhuốm một màu đỏ như son. Tên gọi dòng sông Son ra đời từ đó.
Khi ngồi trên thuyền dạo trên dòng sông này, trong khung cảnh non nước hữu tình, cảm giác yên bình đến lạ, tất nhiên tôi càng tin vào truyền thuyết về mối tình sắc son thủy chung của đôi trai gái kia gắn với tên dòng sông hơn.
Xanh là màu chủ đạo từ ở đây, từ màu nước xanh như ngọc bích đến cây cối hai bên bờ xanh rì mát lạnh. Thảng hoặc, điểm xuyết trên nền xanh ấy là ngôi nhà 3 gian mái ngói đỏ, một nhà thờ với cây thánh giá dựng đứng lên trời lại cực kỳ nên thơ.
Ai đó đến đây và đã viết những dòng cảm xúc về màu xanh của sông Son như sau: “Màu xanh non của nương mía, màu xanh lá mạ, xanhh thẫm của rừng”. Một bức tranh thiên nhiên yên ả, mềm mại, trong trẻo đến lạ. Đến đây vào buổi sáng sớm và ra về lúc quá trưa, thời điểm nào, sông Son cũng tạo cho du khách cảm giác yên bình mà không phải dòng sông nào, thiên nhiên nơi nào cũng ban phát cho con người được.
Video đang HOT
Trưa, vài chú trâu sau khi “chén” hết vạt cỏ non xanh mướt, mới mọc lên sau trận mua đêm trước, lại thong thả lội xuống làn nước mát lạnh. Càng vô sâu gần đến động Phong Nha, nhà cửa làng mạc hai bên bờ cũng thưa dần. Nếu vào động Phong Nha vào mùa này, bạn cũng dễ dàng gặp gỡ dăm đôi thuyền du lịch nhưng tất nhiên không còn đông như vào mùa hè nữa.
Tính về địa lý, sông Son còn gọi là sông Tróc và là một chi lưu của sông Gianh, chảy hoàn toàn trên địa phận Quảng Bình. Đặc biệt, phần thượng nguồn sông dài gần 8.000 mét, chảy ngầm trong các núi đá vôi, trong đó có động Phong Nha nổi tiếng.
Đây cũng là lý do khiến nước sông luôn có màu xanh lục trong veo và “đặc sản” của đáy sông là toàn đá ngầm. Thế nên, tuy bề mặt non nước hữu tình là thế, bình yên là thế, nhưng do đặc điểm của núi đá vôi, nên dòng chảy của con sông này luôn có nguy hiểm rình rập. Chớ có dại dột thấy nước trong mát mà nhảy ùm xuống bơi!
Theo iHay
Bình yên bên bờ sông Son
Hệ thống núi đá vôi lớn, chứa các hang động lớn, kết hợp với những dòng sông ngầm và mở tạo nên một quần thể rừng suối, núi sông, hang động độc đáo cho Quảng Bình. Sông Son, một phần trong quần thể trên, đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân nơi dòng sông chảy qua.
Ngôi làng êm đềm ven sông Son, Quảng Bình
Không chỉ là đường giao thông, dòng sông còn cung cấp nước dùng, tưới tiêu, điều tiết mực nước từ núi rừng chảy ra và cũng là "ngư trường" nhỏ của bà con địa phương.
Quần thể đá vôi ẩn hiện ngay trên sông Son
Ngay đầu vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hai ngôi làng nhỏ ven sông hiện ra bình yên, giản dị, đậm nét phong thủy hữu tình. Một bên sông là làng Phong Nha, đối diện là làng Na, hay còn gọi là làng Sơn Thủy, mới được tái thiết gần đây. Người dân làng Na chủ yếu chạy đò đưa khách tham quan một số động tại Phong Nha.
Dòng sông được tô điểm bởi những ngôi nhà thờ ẩn hiện giữa những căn nhà của người dân lẩn khuất trong sương sớm, cạnh những ngọn núi cao xanh mướt, những con đò neo đậu ven bờ, tạo cảm giác bình yên, thơ mộng không kém những dòng sông Rheine, Aare, hay Vltava nổi tiếng ở châu Âu.
Ngôi nhà thờ ven sông
Dòng sông Son trong vắt, có thể nhìn thấy tận đáy, sâu khoảng 2 m, với từng lớp rong rêu xanh xanh lượn lờ. Loại rong rêu này được bà con hai bên làng vớt về nuôi cá trắm cỏ. Dân làng nói rằng, nước dòng sông Son trong sạch, không bị ô nhiễm vì nằm ngay đầu nguồn, chảy từ trong động Phong Nha qua làng trước khi hòa vào sông Gianh. Vì thế, bà con làm lồng, nuôi tôm cá ngay hai bên bờ sông.
Người dân vớt rong từ đáy sông Son
Bà con ở những ngôi làng ven sông vẫn còn sống trong nhiều ngôi nhà gỗ. Tuy nhiên, dòng sông Son tưởng như bình lặng này lại dâng rất cao vào mùa lũ, thường từ tháng tám đến đầu năm sau. Cũng vì lý do này mà bà con quanh làng phải xây dựng những ngôi nhà gạch mới, ít nhất là có một lầu để khi mùa lũ tới, còn có nơi cao tránh nước dâng.
Bến phà Xuân Sơn ngày nay
Phong Nha có một địa danh lịch sử gắn liền với những trận đánh phá ác liệt của không quân Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Đó là bến phà Xuân Sơn, được ví như túi bom của vùng chảo lửa, nơi trung chuyển, chi viện từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam, nối với đường mòn Hồ Chí Minh hướng về phía tây Trường Sơn. Giờ đây, bến phà được dùng như một điểm đón khách du lịch đến thăm vườn quốc gia.
Nhà ông Hồ Khanh, nơi chuẩn bị hành lý cho các chuyến thám hiểm Sơn Đoòng
Nhưng với khách nước ngoài, làng Phong Nha nổi tiếng vì nơi đây còn là quê hương ông Hồ Khanh, người tìm ra hang Sơn Đoòng hiện là hang động núi đá vôi lớn nhất thế giới. Nhiều người đến Đồng Hới, Quảng Bình đều muốn ghé căn nhà ven sông của gia đình ông nghỉ một vài đêm, chỉ để một lần gặp và trò chuyện với người nông dân nổi tiếng này về những chuyến khám phá hang động trong thời gian ông không phải bận bịu công việc đồng áng của gia đình.
Hoàng hôn trên sông Son nhìn từ nhà ông Hồ Khanh
Theo iHay
Vẻ đẹp nguyên sơ của Phong Nha - Kẻ Bàng Đến với di sản thiên nhiên thế giới của Quảng Bình, du khách sẽ được tận hưởng khung cảnh hoang sơ với những cao nguyên đá vôi, rừng nhiệt đới, hang động đá... Đi từ thành phố Đồng Hới, theo quốc lộ 1A ra ngã ba Hoàn Lão (huyện Bố Trạch), rẽ theo tỉnh lộ 2 và tiếp quốc lộ 15 chừng 30...