Sống sợ hãi trong những biệt thự cổ Hà Nội
Vụ sập nhà cổ số 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm đang khiến những người dân sinh sống trong những biệt thự cổ khác của Hà Nội sợ hãi.
Sáng 23.9, chúng tôi trở lại ngõ Tức Mạc, đường Trần Hưng Đạo, con ngõ sát khu nhà cổ số 107. Tại đây hàng trăm hộ gia đình đang sinh sống trong những ngôi biệt thự có từ thời Pháp.
Bà Kim, người dân sống ở tầng 2 ngôi biệt thự số 16 ngõ Tức Mạc cho hay biệt thự rộng khoảng 200 mét vuông, có tuổi đời 93 năm, là nơi sinh sống của 12 hộ gia đình, mỗi gia đình ít nhất có 4 thành viên. Có nhà chỉ rộng khoảng 16 mét vuông (có gác xép) là nơi sinh sống của 2 cặp vợ chồng, mỗi vợ chồng có thêm 2 người con.
“Tường đã ọp ẹp hết rồi. Chỉ cần vỗ nhẹ một cái là bung cả mảng ra. Mỗi lần bước lên bước xuống cầu thang, phải nhè nhẹ cái chân, sợ nó sập. Hôm trước cầu thang bị mối xông, sụp đánh “oành” một cái, tôi hết hồn, suýt nữa ngã”, bà Kim nói.
Thanh Niên Online ghi lại cảnh sinh hoạt của người dân tại những căn biệt thự cổ, cùng với những lo lắng về ẩn họa.
Bà Hoa, sống trong ngôi nhà cổ số 16 ngõ Tức Mạc, hàng ngày mưu sinh bằng nghề làm bánh cho một cơ sở ở phố Yên Ninh, quận Ba Đình. Đồ nghề nấu ăn phải để chung cùng bếp của 11 hộ gia đình khác
Lối vào khu biệt thự số 16 ngõ Tức Mạc, hai bên ngõ san sát các cổng nhà dân
Chúng tôi phải rón rén để đi qua đoạn cầu thang ỗ ọp ẹp ở nhà biệt thự cổ số 16 ngõ Tức Mạc đã có tuổi đời gần 100 năm
Khu sân bếp là nơi sinh hoạt chung của 12 hộ gia đình
Người dân sống ở khu biệt thự số 16 ngõ Tức Mạc phải chung tiền để làm lại trần, phần trần làm bằng vôi và rơm từ thời Pháp đã bị bong tróc
Video đang HOT
Nước trong giếng của khu biệt thự cổ không thể dùng được, chỉ dùng để làm nước vệ sinh
Gian bếp cũ kỹ là nơi sinh hoạt chung của 3 hộ gia đình sống trong nhà cổ số 19 ngõ Tức Mạc, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm
Nhà biệt thự cổ số 16 ngõ Tức Mạc được xây dựng cách đây 93 năm. Ông Lê Xuân Thức, 97 tuổi cho hay, khi ngôi biệt thự được xây, năm đó ông 4 tuổi. Hiện nay vợ chồng con trai ông Thức sinh sống ở gian chính giữa, tầng 1 của khu biệt thự. Các phòng khác được ngăn ra là nơi sinh sống cho 11 hộ gia đình khác
Những người dân trong các nhà cổ lo lắng sau vụ sập nhà cổ số 107 Trần Hưng Đạo. “Cũng lo nhà sập. Nhưng không ở đây thì ở đâu?”, bà Hoa, cư dân trong khu biệt thự cổ nói
Bếp, nhà vệ sinh chung của 12 hộ gia đình trong khu biệt thự số 16 ngõ Tức Mạc
“Tường bung hết ra rồi. Đừng có vỗ nặng, nó sẽ bung hết ra đấy”, người dân trong khu biệt thự cảnh báo chúng tôi
Nhà số 60 Hàng Chiếu xuống cấp thấy rõ từ mặt ngoài
Tòa nhà số 6 Tăng Bạt Hổ hiện đang là nơi cư trú của khoảng 20 hộ dân
Những ngôi nhà cổ như thế này có thể đổ sập bất cứ lúc nào
Thúy Hằng – Lê Nam – Minh Hoàngthực hiện
Theo Thanhnien
Người chứng kiến cảnh nhà sập: Tòa nhà sụp xuống trong tích tắc
Một người chứng kiến vụ sập nhà kể lại: "Sau tiếng ầm, toàn bộ khối nhà hội trường của nhà 107 Trần Hưng Đạo đã sụp xuống trong tích tắc, bụi đất mù trời".
Hiện trường ngôi nhà số 107 Trần Hưng Đạo bị sập nhìn từ trên cao - Ảnh: Thúy Hằng
Anh Ngô Văn Mạnh, cán bộ đang làm việc tại trụ sở Ngân hàng phát triển Việt Nam (BDV), đối diện số 107 Trần Hưng Đạo là người chứng kiến vụ việc ngay từ đầu.
Anh Mạnh kể với phóng viên Thanh Niên Online: "Lúc đó khoảng 12 giờ 50 phút, tôi đang ngồi uống nước chè ở phòng bảo vệ. Sau một tiếng ầm, trước mắt mình, toàn bộ khối nhà hội trường của nhà 107 Trần Hưng Đạo đã sụp xuống trong tích tắc, bụi đất mù trời. Chúng tôi hô hoán người dân đến cứu người rồi gọi lực lượng cứu hộ. Trong vòng 30 phút, chúng tôi kéo được ra 5 người, người bị gãy tay, gãy chân, ai cũng bê bết máu, tất cả đều hoảng loạn".
Nạn nhân Tào Thị Hiện, 50 tuổi, thường trú ở thôn Cát Động, xã Kim Bài, huyện Thanh Oai bị thương ở chân, được đưa khỏi hiện trường - Ảnh: Thúy Hằng
Đến 19 giờ chiều qua, theo báo cáo của UBND quận Hoàn Kiếm, đã có 7 người bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện, 2 nạn nhân không may mắn đã tử vong ngay tại Bệnh viện Việt Đức sau khi được đưa lên từ đống đổ nát. Cả hai người tử nạn đều là 2 phụ nữ lao động nghèo, chị Lê Thị Quý Hường (50 tuổi) và chị Trần Thị Nga (36 tuổi) .
Chị Lê Thị Quý Hường, bán rau tại tầng 1 tòa nhà 107 Trần Hưng Đạo, đưa vào Bệnh viện Việt Đức lúc 15 giờ ngày 22.9, qua đời lúc 15 giờ 10 phút.
Theo lời kể của người dân địa phương, chị Hường và chồng quê ở huyện Thường Tín, ngoại thành Hà Nội, hàng ngày buôn bán rau quả ở tầng 1 của ngôi nhà cổ, mỗi tối đi xe máy hàng chục cây số về nhà.
Khi xảy ra sự việc, chị Hường đang ngồi trông sạp rau ở sảnh tầng 1 thì bất ngờ cả tòa đổ sập trong ít phút. Chồng vội vàng chạy vào giải cứu vợ, hô hào người dân đưa đi cấp cứu, song vì bị thương quá nặng, chị Hường đã tử vong sau ít phút.
Xe cứu thương đưa nạn nhân Trần Thị Nga ra khỏi đống đổ nát - Ảnh: Lê Nam
Hiện trường vụ sập nhà 107 Trần Hưng Đạo - Ảnh: Lê Nam
Lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát - Ảnh: Thúy Hằng
Đưa tài sản của người dân ra khỏi đống đổ nát - Ảnh: Lê Nam
"Cả hai vợ chồng đều rất lành tính, chăm chỉ làm ăn. Tôi thường xuyên mua hàng chỗ chị Hường vì tính chị xởi lởi. Tai họa bất ngờ ập đến, chị Hường hôm nay đi mà không về rồi...", một nhân viên làm việc tại tòa nhà Ngân hàng phát triển Việt Nam ngậm ngùi nói.
Cái chết của chị Trần Thị Nga vô cùng tức tưởi. Chị Nga và chồng bán sim, thẻ điện thoại tại số 48C Phan Bội Châu, đây là một cửa hàng nhỏ hẹp với vài mét vuông, không có nhà vệ sinh. Trưa qua, chị Nga sang ngôi nhà cổ 107 Trần Hưng Đạo để đi nhờ nhà vệ sinh, ngay lúc đó thì xảy ra thảm cảnh.
Tối 22.9, người nhà của chị Nga ngồi thẫn thờ trước cửa hàng số 48C Phan Bội Châu. Các em của chị mắt đỏ hoe, em trai của chị Nga khóa chặt cửa nhà, để con trai và con gái của chị Nga không biết tin mẹ đã đột ngột qua đời.
"Bọn trẻ không biết mẹ đã mất, chúng cứ hỏi mẹ đi đâu. Chúng tôi bảo là mẹ bị ốm, nằm trong bệnh viện thôi", người nhà nhà chị Nga khóc nấc lên.
Chị Nguyễn Thị Hoa, nhân chứng, người tham gia cứu hộ kể lại với Thanh Niên Online - Ảnh: Lê Nam
Chị Nguyễn Thị Hoa, sinh sống tại ngõ Hàng Cỏ, đường Trần Hưng Đạo, người trực tiếp tham gia cứu hộ khi căn nhà mới sập cho biết, chính chị đã cứu được một phụ nữ tên Hiện, bị câm, hàng ngày buôn bán trái cây ở khu nhà cổ.
"Hiện bị câm, vô gia cư, nhà rất nghèo, hàng ngày sinh sống nhờ nhà người dân quanh đây. Lúc nhà sập, Hiện đang bán trái cây, rất may bê tông chưa đè qua người Hiện, chân bị đau, đầu cô ấy bị sưng rất to".
Thúy Hằng - Lê Nam
Theo Thanhnien
Sập nhà cổ ở Hà Nội: Tới nơi ở mới, người dân vẫn còn thất thần 23 giờ đêm 22.9, 13 hộ dân đã di chuyển từ khu đổ nát của căn nhà sập số 107 Trần Hưng Đạo, tới nơi tái định cư CT1B Định Công (quận Hoàng Mai). Người dân thất thần ngồi trong khu tái định cư đêm 23.9 Tại khu CT1B Định Công (quận Hoàng Mai) có nhiều hạng mục đang trong quá trình hoàn...