Song sát MiG-29, Mi-35 tham gia tập trận chiến lược ‘Tương trợ 2020′
Tập trận “Tương trợ 2020″ tại Serbia bắt đầu với màn hỏa lực phòng không của tổ hợp Pantsir-S, sau đó MiG-29, Mi-35 tấn công mục tiêu bằng tên lửa không đối đất.
Bộ Quốc phòng Serbia cho biết, cuộc tập trận chiến lược “Tương trợ 2020″ của lực lượng không quân và phòng không nước này diễn ra hôm 10/10 tại khu huấn luyện Pashtrik.
Cuộc diễn tập có sự tham gia của 2.800 quân nhân, với 150 thiết bị vũ khí, khoảng 40 đơn vị hàng không. Cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Serbia khẳng định, đây là cuộc tập trận lớn nhất trong 20 năm qua tại quốc gia Nam Âu này.
MiG-29 tham gia tập trận “Tương trợ 2020″ tại Serbia.
Theo giả định tập trận, lực lượng địch xâm nhập vào lãnh thổ của Serbia và tạm thời chiếm đóng một phần lãnh thổ, với 2 tập đoàn quân đang chờ tiếp viện. Nhiệm vụ của Lực lượng vũ trang Serbia là đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước, bảo vệ dân cư, khôi phục hòa bình và ổn định.
Tập trận “Tương trợ 2020″ bắt đầu khi các tổ hợp pháo binh và phòng không, bao gồm cả tổ hợp Pantsir-S tung đòn khai hỏa sấm sét, áp đảo đối phương trên chiến trường. Sau đó, các tiêm kích MiG-29 thực hiện đòn tấn công mục tiêu bằng tên lửa không đối đất. Tiếp đó là màn tác chiến chiếm lĩnh trận địa của các trực thăng Mi-35 và Mi-17V5.
Video đang HOT
Xe bọc thép và xe tăng của quân đội Sebia thực hiện màn tấn công trực diện, dưới sự bảo vệ của hệ thống phòng không Kub cải tiến và các tổ hợp Pantsir-S hiện đại. Cuộc tập trận kết thúc thành công bằng màn đổ bộ của Lữ đoàn lính dù số 63 tinh nhuệ trên bãi đáp từ độ cao 3.000m.
Trong cuộc phỏng vấn với TASS trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Aleksandar Vulin cho biết, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Serbia đã được cải thiện đáng kể nhờ hợp tác kỹ thuật – quân sự giữa Belgrade và Matxcơva.
Theo ông Vulin, trong năm 2019, Nga và Serbia đã tổ chức 96 cuộc tập trận chung. Máy bay chiến đấu do Nga sản xuất đang bảo vệ vững chắc bầu trời Serbia, đồng thời hệ thống phòng không hiện đại Pantsir-C1 tăng cường sức mạnh phòng không của nước này.
Bộ trưởng Vulin cho biết Serbia đã mua trực thăng chiến đấu hiện đại nhất Mi-35 và vận tải cơ Mi-17, cũng như xe trinh sát bọc thép lội nước BRDM-2, nhằm tăng sức mạnh cho lực lượng mặt đất.
Từ năm 2018 đến tháng 2/2020, Nga đã tài trợ 4 máy bay trực thăng Mi-35M, 6 máy bay chiến đấu MiG-29, 3 máy bay trực thăng vận tải Mi-17V-5, 10 xe bọc thép BRDM-2, cũng như các hệ thống tên lửa và pháo phòng không cho quốc gia vung Balkan này.
Matxcơva dự kiến cung cấp thêm 30 xe tăng T-72 và 20 xe chiến đấu BRDM-2 cho Belgrade.
Liên minh châu Âu mới đây yêu cầu Belgrade từ bỏ việc tham gia tập trận “Tình anh em Slavơ 2020″ ở Belarus từ ngày 10 -15/9, với sự tham gia của Serbia, Belarus và Nga. Chính phủ Serbia sau đó quyết định ngừng các cuộc tập trận với tất cả các nước trong 6 tháng tới.
Tiêm kích Nga xuất hiện trong quảng cáo hậu thuẫn Trump
Tổ chức vận động tranh cử cho Trump đăng quảng cáo kêu gọi người dân ủng hộ quân đội Mỹ, nhưng lại sử dụng hình ảnh tiêm kích Nga.
Ủy ban "Trump làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" ngày 8/9 phát hành một quảng cáo kỹ thuật số kêu gọi người dân Mỹ "ủng hộ quân đội của chúng ta". Quảng cáo được chạy trong 4 ngày này thể hiện hình ảnh ba người lính đang bước đi, trên đầu họ là các chiến đấu cơ bay qua.
Tuy nhiên, dựa trên hình dáng máy bay trong quảng cáo, các chuyên gia quân sự Mỹ khẳng định đây là tiêm kích Nga, không phải chiến đấu cơ có trong biên chế quân đội Mỹ.
Pierre Sprey, người từng tham gia thiết kế tiêm kích F-16 và cường kích A-10 cho không quân Mỹ, nhận định góc nghiêng của cánh đuôi đứng máy bay, cách cánh đuôi ngang xòe ra phía sau và khoảng cách giữa hai động cơ cùng đường rãnh giữa chúng trong quảng cáo cho thấy đây là tiêm kích Nga.
"Đó chắc chắn là một chiếc MiG-29. Tôi rất vui khi thấy nó hỗ trợ quân đội chúng ta", Sprey nói.
Hình ảnh trong quảng cáo của ủy ban "Trump làm nước Mỹ vĩ đại trở lại". Ảnh chụp màn hình đoạn quảng cáo.
Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ ở Moskva, xác nhận các máy bay này là MiG-29 của Nga, đồng thời cho biết người lính ở ngoài cùng bên phải trong quảng cáo đang đeo súng trường tấn công AK-74 cũng do Nga sản xuất.
Ủy ban "Trump làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" do Ủy ban Quốc gia của đảng Cộng hòa và chiến dịch tái tranh cử của Trump điều hành. Hầu hết các khoản tiền ủy ban này quyên góp được đều chi cho chiến dịch tranh cử của Trump.
Hình ảnh được sử dụng trong quảng cáo là ảnh có sẵn trên Shutterstock.com với tiêu đề "Bóng binh lính và lực lượng không quân trên nền hoàng hôn". Đơn vị tạo ảnh "BPTU" cho biết họ có trụ sở tại công quốc Andorra.
Chiến dịch tranh cử của Trump và Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa hiện chưa bình luận về sự việc.
Một số chính trị gia Mỹ từng gặp rắc rối vì chạy quảng cáo hoặc tạo nội dung giới thiệu thiết bị quân sự của Nga hoặc các quốc gia khác. Tháng 10 năm ngoái, nghị sĩ đảng Cộng hòa Brian Mast đăng Twitter ảnh về tàu tuần dương Nga Pyotr Velikiy để chúc mừng sinh nhật hải quân Mỹ. Văn phòng của ông sau đó đã gỡ bài đăng.
MiG-29 là máy bay chiến đấu hai động cơ được Liên Xô thiết kế trong Chiến tranh Lạnh để chống lại đối thủ F-15 và F-16 của Mỹ. Đây là máy bay chiến đấu chủ lực của Nga và đã được bán trên khắp thế giới.
Nga xuất khẩu MiG-29 sang một số quốc gia như Triều Tiên, Syria, Ấn Độ và Uzbekistan. Năm 1997, Mỹ đã mua 21 máy bay MiG-29 từ Moldova để ngăn chúng lọt vào tay các đối thủ như Iran.
Căng thẳng với Trung Quốc, Ấn Độ mua 33 chiến cơ giá 2,43 tỷ Bộ Quốc phòng Ấn Độ hôm 2/7 phê duyệt đề xuất mua 33 chiến đấu cơ, trong đó có 12 chiếc 30MKI và 21 chiếc MiG-29 cùng với việc nâng cấp 59 chiếc MiG-29. Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tiết lộ sau cuộc họp của Hội đồng mua sắm quốc phòng (DAC) do chính ông...