Sông Sài Gòn bị bức tử!
Trong suốt tuần qua, những hình ảnh gớm ghiếc diễn ra ở xã Minh Tâm (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) được đưa trên truyền hình cho người ta thấy được hình ảnh thượng nguồn sông Sài Gòn đang bị bức tử.
Sông Sài Gòn bị bức tử!
Doanh nghiệp Việt Phước 100% vốn Đài Loan nuôi đến 27.000 con heo; ngày nào cũng có trên vài chục con heo chết vì bệnh. Thay vì xử lý heo chết trong lò thiêu, họ lại vứt xác heo ra bờ bãi đầu nguồn sông Sài Gòn; xác heo chết bị phân hủy trở thành nước chảy xuống dòng sông.
Trả lời tình trạng này, ông Li Kuo Hi – giám đốc trại heo, nói ông không biết vì ông mới về làm giám đốc; lãnh đạo Phòng Tài nguyên – Môi trường H.Hớn Quản vừa cười vừa nói làm sao trả lời ngay được; Sở Tài nguyên – Môi trường Bình Phước không tiếp nhà báo! Bản thân trại heo cũng có hành vi chống đối không cho nhà báo tác nghiệp, phải chờ ông trưởng công an xã có ý kiến mới chịu giở tấm bạt ra cho thu hình các bộ xương heo đang phân hủy.
Thế nhưng sông Sài Gòn không chỉ ô nhiễm do trại heo Việt Phước gây ra. Hai bên dòng sông dài 256 km này có đến 41 khu công nghiệp; rất nhiều nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp ấy hoặc công khai, hoặc lén lút xả thải trực tiếp ra dòng sông. Trên dòng sông chính, lục bình phát triển, ngăn chặn thuyền ghe qua lại. Cá sông chết nhiều ở Hớn Quản; bà con đánh cá ở các nơi khác căn bản không đánh bắt được gì.
Lưu vực con sông trải dài qua bốn địa phương gồm Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương và TP.HCM, trổ ra nhiều chi lưu. Trên những chi lưu ấy là các khu dân cư, phần lớn là nhà ổ chuột. Chi lưu nào cũng đầy rác thải, chất thải đổ xuống. Không còn nghi ngờ gì nữa, sông Sài Gòn – con sông được lấy nước xử lý làm nước sinh hoạt hằng ngày cho hàng triệu người dân hạ du trong đó có người dân TP.HCM, đang bị bức tử.
Video đang HOT
Tình hình đáng báo động đến nỗi hằng năm Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) phải chi khoảng 30 tỉ đồng để xử lý các chất ô nhiễm. Tại họng lấy nước sông lên, Sawaco phải thiết kế thêm một hệ thống lưới để ngăn rác và bao ni lông, không cho lọt vào bể chứa. Một tiến sĩ môi trường học cho biết nếu tình hình ô nhiễm này tiếp diễn thì Sawaco phải tìm một nguồn nước khác chứ không thể sử dụng nguồn nước tự nhiên của sông Sài Gòn.
Công an tỉnh Bình Phước và Công an H.Hớn Quản đang điều tra hành vi xả thải của Công ty Việt Phước. Vấn đề ở đây là hàng trăm họng xả thải công nghiệp của các địa phương còn lại chưa được cơ quan chức năng về môi trường quan tâm xử lý. Cho nên, tỉnh Bình Phước và H.Hớn Quản có xử lý rốt ráo vụ liệng xác heo thì dòng sông vẫn ô nhiễm.
Hãy cứu lấy sông Sài Gòn là mệnh lệnh từ trái tim và khối óc của các lãnh đạo chính quyền và ngành môi trường nơi có dòng sông đi qua. Dòng sông ấy không chỉ là nguồn nước sinh hoạt của hàng triệu người mà còn là dòng sông lịch sử của miền Đông Nam bộ!
Theo Thanh Niên
Điều chỉnh quy hoạch khu trung tâm để làm đường ven sông Sài Gòn
Do một số khu vực thuộc dự án đường ven sông Sài Gòn bị vướng quy hoạch khu trung tâm hiện hữu (930 ha), UBND TP HCM cho phép điều chỉnh cục bộ đồ án.
UBND TP HCM vừa chấp thuận đề nghị của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch Khu trung tâm hiện hữu thành phố (930 ha) tại các khu vực bị ảnh hưởng trong phạm vi ranh thực hiện dự án đường ven sông Sài Gòn (tổng vốn đầu tư dự kiến gần 700 tỷ đồng).
Theo UBND TP HCM, khi hoàn thành, đoạn đường ven sông Sài Gòn sẽ kết nối, hình thành trục giao thông ven sông song hành với trục đường Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: MT
Sở Giao thông Vận tải được giao phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định phạm vi, ranh giới, phương án thiết kế kỹ thuật tuyến đường ven sông Sài Gòn (từ đường Tôn Đức Thắng đến đường chui dạ cầu Sài Gòn), mép bờ cao sông Sài Gòn (từ công viên bến Bạch Đằng đến cầu Sài Gòn), để đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực và không ảnh hưởng đến tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Theo UBND thành phố, việc đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn sẽ giảm áp lực giao thông cho đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện hữu, các chủ đầu tư có dự án tiếp giáp với tuyến đường này sẽ được hưởng lợi sau đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Do đó, việc đề nghị huy động các nguồn vốn đầu tư để xây dựng tuyến đường này, là phù hợp với chủ trương của Thủ tướng về nhom giai phap vê nguôn lưc tai chinh phát triển đô thi.
Khu trung tâm 930 ha được giới hạn bởi các tuyến đường: cầu Sài Gòn - Nguyễn Hữu Cảnh - Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu - Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Thị Minh Khai - Cống Quỳnh - Nguyễn Cư Trinh - Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - cầu Ông Lãnh - Hoàng Diệu - Nguyễn Tất Thành - sông Sài Gòn.
Trên cơ sở đó, chính quyền thành phố chấp thuận đề nghị của chủ đầu tư tự bỏ vốn để xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn tiếp giáp với 2 dự án khu phức hợp Sài Gòn - Ba Son và khu phức hợp Tân Cảng - Sài Gòn. Phần còn lại của tuyến đường sẽ do ngân sách thành phố chi trả.
Để nhanh chóng hoàn chỉnh dự án và triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn được đồng bộ, UBND thành phố cho biết sẽ có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho phép một tập đoàn tư nhân làm chủ đầu tư xây dựng toàn tuyến đường này.
Theo quy hoạch 930 ha được UBND TP HCM phê duyệt năm 2013, trung tâm thành phố bao gồm một phần các quận 1, 3, 4 và Bình Thạnh, khác với trước đây trung tâm chỉ gói gọn trong quận 1 và 3 và được phân chia thành 5 vùng đặc thù với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, định hướng quy hoạch và cải tạo đô thị khác nhau với quy mô dân số dự kiến là 273.000.
Phân khu 1 là khu vực tập trung các công trình có chức năng thương mại - tài chính của thành phố, phát triển các chức năng kinh doanh, thương mại, khách sạn, du lịch và hành chính, toàn bộ nằm trong ranh giới quận 1 rộng 92,3 ha.
Phân khu 2 là tập trung các công trình có chức năng văn hóa - lịch sử, là trục trung tâm quanh trục đường Lê Duẩn, rộng 212,2 ha.
Phân khu 3 (khu bờ Tây sông Sài Gòn) là khu phát triển mới đa chức năng, trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận có diện tích gần 275 ha.
Phân khu 4 (khu thấp tầng) là khu dân cư hiện hữu, có nhiều công trình nhà biệt thự từ thời Pháp thuộc với chức năng khu dân cư, văn hóa, giáo dục và thương mại thấp tầng có diện tích 232 ha.
Cuối cùng là phân khu 5 (lân cận lõi trung tâm), nằm kế cận phân khu 1 về phía Nam được phát triển với chức năng kinh doanh thương mại có diện tích 117,5 ha.
Hữu Công
Theo VNE
Khánh thành công viên ven sông lớn nhất Sài Gòn Điểm vui chơi mới của người dân khá gần trung tâm thành phố, rộng 14 ha, nằm sát sông Sài Gòn, được đầu tư 500 tỷ đồng theo kiểu Central Park của Mỹ. Được khai trương kỹ thuật ở TP HCM tối 23/7, Central Park nằm tại khu vực Tân Cảng (quận Bình Thạnh), sát sông Sài Gòn. Đây là công viên ven...