Sống ở Na Uy được 7 năm nhưng có những điều vẫn còn làm cô nàng này ngạc nhiên
Cùng nghe cô nàng Veronika chia sẻ những điều về cuộc sống ở Na Uy vẫn còn làm cô ấy ngạc nhiên ngay cả nhiều năm sau khi chuyển đến đất nước này.
Veronika đã theo chồng sống ở Na Uy được 7 năm. Trong những năm sống ở Na Uy, nhiều điều về cuộc sống của cô ấy đã thay đổi. Một số điều thay đổi do văn hóa của Na Uy, nhưng có một số điều mà cô ấy vẫn không thể làm quen được.
Người Na Uy yêu thiên nhiên
Ở Na Uy, bạn có thể hòa mình vào thiên nhiên hoang dã. Điều đó có nghĩa là bạn thậm chí có thể dựng trại bên ngoài các khu vực cắm trại, và bạn cũng có thể đi bộ, trượt tuyết, đi xe đạp và bơi bất cứ nơi nào bạn muốn. Người Na Uy thích dành thời gian trong tự nhiên, vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, không ai ném rác xung quanh khu vực này và không săn trộm.
Ngoài ra, bạn không cần phải có giấy phép để đi câu cá ở vùng nước mặn (biển và vịnh hẹp). Luật pháp Na Uy cho mọi người quyền câu khoảng 30 lạng cá philê và một con cá to. Vì vậy, người châu Âu thích đến Na Uy bằng xe tải có chứa tủ lạnh, sống trong lều hoặc những ngôi nhà rẻ nhất, câu cá trong vài tuần rồi rời đi. Nhưng câu cá ở hồ và sông phải có giấy phép. Bạn có thể mua nó ở hầu hết các bưu điện.
Không có rèm cửa trên cửa sổ
Người Na Uy nói rằng họ không có gì để che giấu. Đây là lý do tại sao họ không có rèm trên cửa sổ. Khi trời tối, bạn có thể đi bộ trên đường và xem những gì đang xảy ra trong các ngôi nhà.
Cỏ và cây mọc trên mái nhà
Những mái nhà cỏ xuất hiện ở Na Uy cách đây rất lâu vào đầu thế kỷ 19. Mái nhà cỏ đã và đang được sử dụng để giúp ngôi nhà ấm hơn vào mùa đông và mát hơn vào mùa hè. Trên hết, nó cũng giúp cách âm. Theo người Na Uy, mái nhà xanh có thể chịu được bất kỳ cơn bão nào.
Nếu bạn muốn xây dựng một mái nhà như thế này cho ngôi nhà của bạn, bạn hãy nhớ rằng một vài lớp đầu tiên phải có vỏ cây khô được ngâm trong mỡ cừu, than bùn, sau đó là rơm, và bước cuối cùng là rêu. Những mái nhà này rất nặng, đặc biệt là sau khi trời mưa. Cỏ cần được tưới nước mọi lúc, đây là lý do tại sao những mái nhà này rất hoàn hảo cho khí hậu Na Uy – nơi có nhiều mưa và tuyết.
Giá tại Na Uy
Bạn có thể kiếm tiền bằng cách tái chế chai và lon. Các thùng rác có các phần đặc biệt để giúp mọi người dễ dàng tìm kiếm các loại này.
Na Uy là một đất nước đắt đỏ – đó là sự thật. Đến siêu thị bạn sẽ phải chi 4,6 triệu đồng để mua đồ nhưng không mua được nhiều. Dịch vụ thậm chí còn đắt hơn, ví dụ như taxi hoặc đi đến nhà hàng. Gas có giá khoảng 46 nghìn đồng. Nhưng mức lương trung bình của người Na Uy là 101 triệu đồng – 175 triệu đồng mỗi tháng. Vì vậy, với người nước ngoài giá cả ở Na Uy rất cao.
Nhưng, mặc dù mức lương cao, người Na Uy vẫn tiết kiệm nhiều thứ:
- Sưởi: Nhiệt độ trong các căn hộ vào mùa đông không cao hơn 17-18 độ C. Khi đi làm, nhiều người tắt lửa. Họ mặc đồ nhỏ bằng len để không bị đóng băng.
- Họ đổ lượng nước chính xác vào ấm đun nước – không nhiều hơn mức cần thiết.
- Họ kiểm soát lượng giấy vệ sinh sử dụng.
- Họ làm một thực đơn trong tuần và chỉ mua những thực phẩm họ cần để nấu thức ăn.
- Họ mua thực phẩm ở Thụy Điển – nơi có giá rẻ hơn.
Những thứ mà khách du lịch có thể tiết kiệm:
- Món ăn: Nếu bạn có ngân sách hạn hẹp, bạn hãy chọn thực phẩm và sản phẩm từ Giá đầu tiên trong siêu thị: chất lượng gần như nhau, nhưng giá có thể thấp hơn 2 hoặc thậm chí 3 lần.
- Nhiên liệu: Bạn hãy cố gắng đổ đầy xe vào các buổi tối Chủ nhật, sáng thứ Hai hoặc sáng thứ Năm vì đây là lúc giá xăng và dầu diesel thấp nhất. Và vào tối thứ Hai và thứ Năm, giá rất đắt.
- Đi đến quán cà phê: Tất cả các quán cà phê và thực khách ở Na Uy đều theo một nguyên tắc: ăn ở quán đắt hơn 10% so với đồ ăn mang đi. Nếu bạn có ngân sách hạn hẹp, bạn hãy tự nấu ăn.
- Tất cả các bao bì, bao gồm cả chai và lon: Ở Na Uy, giá của bao bì tách biệt với giá của sản phẩm. Và giá của một chai có thể đắt hơn nhiều lần so với giá của những gì có bên trong. Trong siêu thị, có máy móc nơi bạn có thể đặt chai. Nếu bạn cho chai và lon bên trong, bạn sẽ nhận được một tấm séc với số tiền trên đó cho các chai đã cho. Khi bạn cho nhân viên thu ngân xem khi thanh toán, giá cuối cùng của giao dịch mua hàng của bạn sẽ được giảm theo một con số chính xác. Nhiều thùng rác có giá đỡ đặc biệt cho chai để mọi người dễ dàng tìm thấy chúng hơn.
- Miễn thuế. Bạn có thể lấy lại tiền thuế ở hầu hết các cửa hàng nếu giá mua hơn 1,2 triệu đồng. Bạn có thể lấy lại tới 30% số tiền bạn đã bỏ ra.
Ngọc Huyền
Theo emdep.vn/Brightside
Cô giáo mầm non dạy trẻ kỹ năng lau chùi sau khi đi vệ sinh, nhưng mọi người không nhịn được cười vì khoản "tiết kiệm" của cô
Cách dạy trẻ lau chùi vùng kín sau khi đi vệ sinh của cô giáo rất sinh động, dễ hiểu. Vì thế, rất nhiều bậc phụ huynh tỏ ra thích thú với đoạn clip này. Tuy nhiên, mọi người lại chú ý đến một chi tiết khác.
Đối với trẻ khoảng 4 tuổi trở nên, cha mẹ nên dạy cho trẻ kỹ năng tự lau chùi sau khi đi vệ sinh. Bởi lúc này con đã đủ khôn lớn để biết ngại khi bị mọi người thấy cơ thể. Hơn nữa, việc dạy cho con kỹ năng tự vệ sinh cá nhân giúp trẻ tự lập hơn, dù có rời xa vòng tay của cha mẹ đi học mẫu giáo, đi chơi... cũng không bị bối rối, sợ hãi.
Tuy nhiên, không ít cha mẹ ý thức được điều đó mà vẫn không thể dạy trẻ thành công. Một số cha mẹ than phiền rằng cách dạy quá rắc rối, vài người khác lại than phiền dạy con rồi nhưng chúng tự làm không được sạch và quần áo bị dơ bẩn.
Mới đây, một đoạn clip cô giáo hướng dẫn học sinh kỹ năng tự dùng giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Đặc biệt là các bậc phụ huynh, bởi ai cũng muốn dạy con kỹ năng này nhưng vẫn loay hoay không biết làm sao.
Cô giáo mầm non dạy trẻ kỹ năng lau chùi sau khi đi vệ sinh.
Theo đó, cô giáo hướng dẫn các bé tự lau chùi sau khi đi vệ sinh qua 4 bước khá đơn giản:
Bước 1: Lấy 1 đoạn giấy vừa đủ.
Bước 2: Vòng tay ra sau, dùng giấy vệ sinh lau vùng kín.
Bước 3: Lôi đoạn giấy ra, gấp đôi đoạn giấy vệ sinh lại sao cho mặt bẩn sẽ ở bên trong.
Bước 4: Sau khi gấp đôi, tiếp tục vòng tay ra sau và lau, như bước 2.
Bước 5: Lặp lại các bước lấy thêm giấy, lau chùi cho tới khi giấy thật trắng tức là vùng kín đã sạch thì dừng lại.
Trẻ lặp đi lặp lại hành động lấy giấy, gấp lại, lau chùi cho tới khi sạch thì dừng lại.
Đặc biệt, hình ảnh 2 quả bóng bay đặt cạnh nhau để mô phỏng khá giống thực tế mà không gây phản cảm được nhiều phụ huynh đánh giá cao. Chính vì thế, ngay sau khi chia sẻ, đoạn video này đã thu hút hàng ngàn lượt yêu thích và bình luận. Các bậc cha mẹ không tiếc lời khen ngợi sự sáng tạo và hữu ích của bài giảng này:
- Đã đến lúc cho tụi nó tự lập.
- Hay quá, vừa sáng tạo vừa dạy các con dễ hiểu.
- Rất hữu ích và thực tế ạ. Các bé nhà em lớp 1 vẫn mẹ rửa. Bảo chùi qua đi rồi tự rửa mà nhất định không chịu.
- Tiết học sáng tạo đó, vừa rèn kĩ năng vừa không phản cảm khi dùng mô hình sinh động.
- Đáng yêu chưa? Xem mà dạy các con nè!
- Hay quá, phải ghim lại dạy bé nhà mình thôi.
(Ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, một số phụ huynh cũng góp ý về cách dạy của cô giáo vì cho rằng cô quá... tiết kiệm giấy:
- Đây là trên lý thuyết thôi, còn thực tế nếu không gập đôi, gập 3 giấy trước khi chùi nguy cơ rách giấy và bẩn tay là rất cao.
- Mình nghĩ cô nên dạy các con gấp giấy vào trước khi chùi thì hơn.
- Chùi lần đầu không gấp giấy vào có mà ướt hết cả tay, tiết kiệm cái gì.
- Cô nên dùng nhiều giấy hơn chứ có mỗi 1 tờ thế kia thì... tiết kiệm quá cô ơi.
Hướng dẫn cho trẻ cách lau chùi sau khi đi vệ sinh có thể hơi rắc rối và phải mất khá lâu trẻ mới có thể tự làm sạch sẽ được. Do đó, thời gian đầu cha mẹ cần giám sát thật kỹ, kiên nhẫn hướng dẫn bé, tránh để bị dây ra quần áo gây mùi, mất vệ sinh.
Quy trình đi vệ sinh:
1. Xé 1 đoạn giấy vừa đủ để lau sạch chỗ ngồi trên bồn cầu (đối với bệ xí bệt).
2. Ngồi xuống đi vệ sinh.
3. Dùng giấy vệ sinh lau chùi vùng kín theo 4 bước như trên. (Có thể dùng vòi xịt để rửa).
4. Đứng dậy kéo quần.
5. Đóng nắp bồn vệ sinh.
6. Xả nước.
7. Mở nắp bồn vệ sinh.
8. Xé mảnh giấy toilet lau sạch chỗ ngồi trên bồn.
9. Dạy con cách rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh.
Hướng dẫn cho trẻ cách lau chùi sau khi đi vệ sinh có thể hơi rắc rối và phải mất khá lâu trẻ mới có thể tự làm sạch sẽ được (Ảnh minh họa).
Theo Helino
Nhà vệ sinh trường học: Bao giờ công trình phụ thành công trình chính? TP HCM vừa có đề nghị các trường học chấm dứt tình trạng nhà vệ sinh không đạt yêu cầu: phải đảm bảo không có mùi hôi, đủ nước sử dụng, được quét dọn thường xuyên, khô ráo, sạch thoáng, trang bị xà bông rửa tay, giấy vệ sinh, có thùng rác nắp đậy hợp vệ sinh. Lưu ý: không được khóa cửa...