Sống nhờ… tắc đường
Nạn ùn tắc giao thông – “căn bệnh kinh niên” tiêu tốn của Thủ đô Jakarta, Indonesia hàng tỷ USD mỗi năm nhưng vẫn có những nhóm người mưu sinh trên những tuyến đường kẹt cứng xe cộ và khói bụi ấy, đó là đội quân “xe ôm” và “quá giang lấy tiền”.
Muốn nhiều khách phải phạm luật
Nhiều “xe ôm” len lách nguy hiểm trên những làn xe chật kín phương tiện
Video đang HOT
“Tôi không có trình độ để làm việc văn phòng hoặc công nhân nhà máy, vì thế mà quyết định làm “xe ôm”, anh Jaenal Nurdin tâm sự. Tại thành phố khoảng 10 triệu dân này, Jaenal là một trong hàng nghìn người thuộc đội quân “xe ôm” chuyên làm việc vào những giờ bất thường, lương thấp nhưng lại thực hiện một dịch vụ thiết yếu cho giao thông ở Thủ đô Indonesia: phóng vèo qua các đường phố nghẹt thở vì mật độ phương tiện giao thông càng nhanh càng tốt. Đối với Jaenal cũng như nhiều người khác, làm “xe ôm” (người địa phương gọi là ojek) là giải pháp chống thất nghiệp nuôi gia đình.
Thường đón khách dưới chân cầu vượt hay cầu dành cho khách bộ hành, Mamat – một tay “xe ôm” khác thừa nhận công việc của họ mang tiếng là lái ẩu, có khi đi trên vỉa hè, đi ngược chiều nhưng để có thu nhập buộc họ phải làm vậy để tăng chuyến. “Nếu vi phạm Luật Giao thông, mỗi tháng tôi sẽ kiếm được 300.000 đến 500.000 Rp (khoảng 33 đến 55 USD). Vì vậy, hãy tưởng tượng nếu tôi tuân theo tất cả các quy tắc, thu nhập giảm đi, gia đình tôi sẽ bị ảnh hưởng. Đó cũng là lý do khách hàng tìm đến chúng tôi để họ có thể tới nơi nhanh nhất có thể”, ông Mamat giãi bày. Cùng với tăng tốc đi liền với phạm luật, đội quân này cũng thường xuyên phải đối phó với cảnh sát giao thông, mà lỗi thường gặp nhất là thiếu đăng ký xe hay quá hạn giấy phép lái xe.
“Xe ôm” không được xếp vào nhóm phương tiện giao thông công cộng ở Indonesia nên giả sử có gặp tai nạn giao thông, cả người điều khiển xe lẫn hành khách đều không đủ điều kiện để được trả bảo hiểm. Rủi ro là như vậy nhưng với các phương tiện giao thông ở Jakarta thường di chuyển với tốc độ không quá 20km/h thì ojek được coi là phương tiện cần thiết. Susan, người thường bắt “xe ôm” nói, cô thích phương tiện này vì nó nhanh hơn bất kỳ hình thức đi lại nào khác.
Quá giang… thu tiền
Cùng một mục đích kiếm tiền trong giờ cao điểm trên đường phố, nghề jockey – quá giang để giúp lái xe không mất lệ phí đi xe chở dưới 3 người lại mang yếu tố nguy hiểm hơn. Tháng 12-2003, chính quyền Jakarta đã thông qua một quy định mà đến nay ai cũng biết: Đó là quy tắc “3 trong 1″, yêu cầu tất cả các xe lưu thông trên một số tuyến đường chính vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi tối phải có trên xe ít nhất 3 người, nếu không sẽ bị phạt.
Quy định này nhằm mục đích khuyến khích đi chung xe, từ đó giúp giảm bớt tắc nghẽn giao thông – “bệnh kinh niên” của thành phố. Nhưng hệ quả của nó là một “ngành công nghiệp” phát triển mạnh liên quan đến những người ở mọi lứa tuổi xuống đường vẫy xe hơi cho đủ người trên xe để… lấy phí. Các jockey này hoạt động công khai, có cả chục người xếp thành hàng dài dọc theo các tuyến đường theo quy định tối thiểu 3 người một xe, mặc dù theo luật họ có thể bị phạt từ 1 triệu đến 12 triệu Rp (110 đến 1.300 USD) hoặc ngồi tù từ 1 tháng đến 1 năm. Nhiều người cho rằng, đội quân jockey làm cho tình hình giao thông tồi tệ hơn nhưng khó mà ngăn chặn được. Kusnadi, thanh tra cảnh sát thường xuyên trên tuyến đường Gatot Subroto, một trong những tuyến “3 trong 1″ cho biết: Nhà chức trách biết hết các “chiêu” của những người này nhưng thỉnh thoảng, sau các đợt truy quét, tình trạng đâu lại vào đó.
Nurdiansyah, 16 tuổi, một jockey từng bị bắt và tạm giam 7 ngày, nhưng khi mẹ cậu đóng tiền bảo lãnh Rp 200.000 Rp, người thanh niên này đã không còn phải ngồi tù. Ngay sau khi được thả, Nurdiansyah lại xuống đường vẫy xe. Hay Agas, năm nay 20 tuổi với “thâm niên” 7 năm trong việc “ngồi thuê” nói rằng anh mới chỉ bị phạt 1 lần. Anh này thừa nhận đây chỉ là việc kiếm thêm: “Thực sự tôi là dân văn phòng nhưng làm jockey không phải là điều xấu. Tôi có thể kiếm được 50.000 Rp mỗi ngày nếu may mắn”, Agas nói.
Với người khác như Popon, người mẹ của 5 đứa con, “ngồi thuê” là thu nhập chính. Đó là công việc duy nhất chị có thể làm sau khi đã làm giúp việc cho gia đình khác nhưng không thể chịu nổi cách cư xử của người chủ. “Làm người giúp việc khó khăn và cũng mệt mỏi, trong khi làm jockey dễ dàng và đơn giản hơn. Lương có thể đủ sống qua ngày”.
Theo ANTD
Kiếp sau nếu lại làm chồng của em...
Cô vốn không bị điên. Năm đó cô 23 tuổi, rất trẻ. Người ta nói nhan sắc cô vào loại bình thường. Năm đó cô đem lòng yêu anh.
Anh 23 tuổi, có chút danh tiếng, rất tài hoa và là người tình lý tưởng của rất nhiều cô gái trẻ.
Cô vừa hay làm việc cùng cơ quan với anh. Giờ nghỉ trưa, đồng nghiệp thích chơi bài, nhưng cô thì không. Tuy vậy, cô vẫn ngồi giữ chỗ, chờ anh ăn cơm xong sẽ nhường lại cho anh.
Anh chưa từng để ý đến cô, giữa anh và cô không hề có một sự ràng buộc nào. Cô là một cô gái tốt bụng và biết quan tâm đến người khác, nhưng lại rất ít cười. Cô chỉ cười khi ở bên cạnh anh. Mặc dù anh không quan tâm đến cô, nhưng cô vẫn yêu anh tha thiết.
Buổi tối hôm đó, cô hẹn anh cùng đi tản bộ, và rồi thẹn thùng cô nói lời yêu anh. Anh vô cùng ngạc nhiên, nhưng rất nhanh anh tìm ra cách để khéo léo từ chối. Anh nói với cô rằng người con gái anh yêu không yêu anh, giờ anh không muốn yêu ai khác nữa vì trái tim anh đã chết, anh không thể làm bạn của cô được nữa, mong cô đừng tìm anh.
Cô khóc ròng một đêm. Khi đi làm, cô cũng khóc, đồng nghiệp nhìn cô với ánh mắt lạ lùng, còn anh thì ngồi ngây ra đó không biết làm gì. Những ngày sau đó cô vẫn không ngừng khóc. Anh bắt đầu động lòng, xem ra cô thực sự rất yêu anh. Rồi cũng đến một ngày, anh hẹn cô ra ngoài. Anh nói sẽ thử đến với cô nếu cô không bận tâm đến việc anh chưa thể quên được người con gái cũ. Cô đồng ý, cười rạng rỡ. Cuối cùng anh cũng đã chấp nhận cô.
Tình yêu của anh và cô rất giản đơn, không có những lần hẹn nhau ra ngoài xem phim hay đi ăn. Anh luôn thờ ơ với cô. Những lúc vui nhất, họ thường ngồi dưới chân cầu bên cạnh bờ sông. Anh sống trong một căn hộ độc thân. Cô thường đến đó giặt quần áo giúp anh. Anh bị ốm cô quan tâm chăm sóc anh. Anh quên mất ngày sinh nhật cô, cô không trách anh. Đến sinh nhật anh, cô tặng anh một chiếc cà vạt thật đẹp và không quên tạo cho anh một bữa tiệc sinh nhật thật lãng mạn.
Một năm sau đó, hai người kết hôn. Mọi việc trong gia đình cô đều lo liệu chu đáo. Anh đi làm về có cơm ngon canh ngọt, xem ti vi xong có nước nóng để tắm, quần áo của anh cũng được cô giặt sạch sẽ. Anh có thể chuyên tâm vào sự nghiệp. Năm đó anh được thăng chức giám đốc, còn cô thì gầy đi nhiều. Hai năm sau cô có thai. Khi bụng to dần, việc cúi người ngồi xuống đối với cô khá khó khăn. Nhưng ngày nào cô cũng chăm chỉ giặt quần áo. Mọi việc trong gia đình vẫn do cô lo liệu. Một tháng sau, cô trở dạ. Bác sĩ trẩn đoán cô khó đẻ do vị trí thai nhi quá cao, phải mổ đẻ. Vì con, cô chấp chận, bé gái sinh ra nặng 3 cân. Ba mẹ anh muốn bế cháu, nhưng khi cháu là một bé gái thì không thèm đến thăm cô nữa. Những tháng nằm cữ, cô không có ai chăm sóc, người thân bên ngoại lại ở quá xa, mỗi tháng chỉ đến thăm được một lần và mỗi lần mang theo được một ít đồ tẩm bổ. Buổi tối, bé hay quấy, một mình cô phải thay tã, cho bé uống sữa. Anh không chăm sóc cô. Chưa hết cữ, hông cô bắt đầu đau nhức.
Bé rất xinh và đáng yêu. Cô âm thầm dõi theo sự lớn khôn của con, lòng ngập tràn hạnh phúc. Mặc dù sự thờ ơ của anh làm cô đau lòng, nhưng cô vẫn yêu anh. Cũng có những lúc cô trách anh, nhưng sau đó cô lại tha thứ cho anh. Có lẽ anh mãi mãi không biết quý trọng những thứ mình đang có, bởi vì trong quãng thời gian đó, anh luôn thờ ơ đối với sự tồn tại của cô.
Cô nhìn con lớn lên từng ngày, con những tiếng đầu tiên con bé gọi mẹ. Cứ như thế, thấm thoắt, bé đã lên năm tuổi. Trong một lần cô đưa bé đi chơi công viên, chiếc xe buýt chở hai mẹ con gặp tai nạn, cô bị ngất đi sau cú va chạm. Khi tỉnh lại mặt cô đầy máu, nhưng cô không hề để ý đến vết thương của mình mà nhìn xung quanh để tìm con. Bé bị thương rất nặng, khi đưa đến bệnh viện, bác sĩ nói bé đã ngừng thở. Cô ngất lịm, đến khi tỉnh lại, miệng không ngừng gọi tên con. Anh ngồi bên nhẹ nhàng an ủi cô mà lòng xót xa vô hạn. Cô lại khóc ngất đi.
Đến lần thứ ba cô tình lại thì luôn miệng lẩm bẩm một mình. Bác sĩ nói cô đã bị điên...
Anh từ chức và tìm một công việc theo giờ để có thời gian chăm sóc cô. Những lúc anh đi làm đành nhờ hàng xóm. Cô vẫn lẩm bẩm gọi tên con hay ôm gối cười ngây dại. Thấy đứa trẻ nào cô cũng đuổi theo và gọi đó là con mình. Anh chỉ còn cách khóa cô ở trong nhà. Cô lúc thì cười, lúc lại khóc nhưng khi nhìn thấy ảnh con cô lập tức bình tĩnh lại, lấy tay vuốt nhẹ lên khuôn mặt trên ảnh. Ánh mắt sáng lên nét hiền từ.
Thời gian dần trôi. Có những lúc nửa đêm, cô đột nhiên gọi tên con. Mọi người trong xóm đều biết đến người vợ điên, có người cảm thông, có người thương hại, có người lại xem đó như là trò đùa. Đáng nhẽ anh sẽ có một tiền đồ sáng lạn nhưng chính vì người vợ điên mà anh mất tất cả. Anh hận cô. Anh bắt đầu nghiện thuốc lá và rượu, ngày nào cũng say mềm, tính khí trở nên nóng nảy.
Cô lờ mờ nhận ra sự thay đổi của anh. Anh hút rất nhiều thuốc. Nhân lúc anh không để ý, cô giấu thuốc đi. Không thấy thuốc, anh hỏi, cô chỉ cười ngây dại. Anh hằn giọng: "Nếu cô không đưa ra đây tôi sẽ đánh chết cô". Cô giật mình sợ hãi, thu mình vào góc tường. "Cô có nghe thấy không, mau đưa ra đây", anh vẫn quát tháo. Cô run rẩy rút điếu thuốc từ gầm giường đưa cho anh, anh giật lấy và lại gắt lên với cô: "Nếu lần sau cô còn giấu thuốc đi tôi sẽ đánh chết cô".
Cô vẫn có thói quen giặt quần áo mỗi khi anh ra ngoài, thường là lấy quần áo của con ra giặt. Cô vuốt nhẹ quần áo con, ngửi mùi hương trên đó và lại cười ngây dại.
Cô đổ bệnh, bác sĩ bảo cô không sống được bao lâu nữa.
Anh hút thuốc, nhìn chằm chằm vào người vợ đáng thương. Cô vẫn điên như trước, chỉ là giờ đây dễ mệt hơn, quậy một lúc đã lăn ra ngủ. Để cứu cô anh đã bán hết những gì có thể, cuối cùng anh phải bán cả ngôi nhà đang ở.
Cô đau đớn nhìn anh, tay chỉ vào họng mà nói không thành lời. Cô thở khó nhọc, run rẩy nói với anh: "Em rất đau". Sự đau đớn của cô khiến lòng anh tan nát. Từ trước đến nay anh chưa từng thương yêu cô, nhưng đến hôm nay, anh đã rơi nước mắt. Anh nói với cô, anh không còn cách nào nữa, những gì anh có thể làm được anh đã làm hết rồi... Dường như cô cũng biết mình không thể sống thêm được bao lâu nữa, không còn lấy tay ra hiệu mà gắng gượng thở, nước mắt cứ thế tuôn trào.
Cô ra đi vào sáng ngày hôm sau khi anh còn đang ngủ. Đến lúc anh tỉnh dậy, cô đang nép vào lòng anh, mắt vương lệ. Trên giường đặt lại một bức thư, viết: "Gửi anh yêu".
Anh vội vàng mở thư, những dòng chữ rõ ràng như in sâu trong mắt anh. Cô đã viết cho anh lúc cô tỉnh lại:
Anh yêu!
Em đang khóc khi viết cho anh những dòng chữ này. Em biết mình sắp không qua nổi. Hôm nay, em bỗng dưng tỉnh lại, có lẽ là do sức tàn trỗi dậy, có lẽ là do ông trời thương hại em, cho em cơ hội cuối cùng để nói lời từ biệt với anh. Em vẫn còn nhớ con của chúng ta, nhớ lúc con gọi... Khoảnh khắc đó, anh biết không? Khoảnh khắc đó em đã khóc. Em ôm lấy khuôn mặt nhỏ bé của con. Tại sao? Tại sao ông trời lại nhẫn tâm với con của chúng ta, nhẫn tâm với em như vậy. Nằm dưới lớp đất đó có lẽ con mình cô đơn lắm vì không có ai chăm sóc. Con đang đợi em. Em phải đến bên con, chăm sóc con.
Anh yêu! Cảm ơn anh vì anh đã mang đến cho em một gia đình, một đứa con, giúp em hoàn thành thiên chức của một người phụ nữ. Mặc dù anh chưa từng nói với em rằng anh yêu em nhưng em vẫn yêu anh, yêu anh đến cả khi chết đi rồi. Những ngày tháng ở bên anh mặc dù rất đau khổ vì anh chưa từng quan tâm đến em, yêu chiều em, nhưng em vẫn đợi đến ngày anh nói lời yêu em. Giờ em không thể đợi đến ngày đó nữa rồi.
Anh yêu! Anh là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng mà em yêu. Khi em rời xa thế giới này, anh sẽ là người đàn ông duy nhất của em.
Anh yêu! Cảm ơn anh vì tất cả, em đã khiến anh phải vất vả rồi. Xin lỗi anh, em phải đi đây, em không thể cùng anh đi hết quãng đời còn lại được nữa.
Anh yêu! Em hôn anh lần cuối. Đó là nụ hôn nồng thắm và vĩnh hằng. Hãy để những giọt nước mắt đau khổ suốt bao năm qua tuôn trào trong giờ phút này. Em đi đây. Anh yên tâm, em sẽ chăm sóc con thật tốt.
Mãi mãi yêu anh!
Anh khóc. Lần đầu tiên trong cuộc đời anh biết thế nào là đau khổ tột cùng. Anh ôm chặt cô trong lòng, nhớ lại những khổ đau mà cùng từng phải chịu đựng, nhớ lại những điều tốt đẹp về cô. Từng giọt nước mắt anh rơi xuống khuôn mặt nhợt nhạt gầy gò của cô.
Anh để cô nằm bên cạnh con. Quỳ trước mộ cô, hai mắt anh mọng nước, ôm lấy mộ, anh thì thầm: " Em yêu! Em biết không? Cho đến tận hôm nay anh mới biết anh yêu em đến nhường nào. Anh yêu em, thật đấy, rất yêu em. Trước đây anh không tốt với em, giờ nghĩ lại anh thấy mình thật đáng hổ thẹn. Kiếp này anh nợ em, kiếp sau mong được đền đáp. Em yêu, anh yêu em, em có nghe thấy không?" Anh gục đầu lên mộ cô khóc nức nở. Nhưng cô mãi mãi không thể nghe thấy được.
Kiếp sau nếu anh lại được làm chồng của em, anh sẽ chăm sóc em, yêu em suốt đời, được không em?
Theo Dân Trí
"Quằn quại" yêu nơi công cộng Công viên vẫn là lựa chọn được yêu thích vì thoáng mát, không gian xinh xắn, có những khoảng tối "chiến lược Việc "quằn quại" nơi công cộng của những người yêu nhau không phải mới mẻ, song câu chuyện tưởng như "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" vẫn làm bao người xốn xang con mắt! Công viên, một đoạn đường vắng, thảo...