Sống nhanh: Lợi bất cập hại
Trong cùng một thời gian mà làm được nhiều việc thì lợi ích kinh tế tăng cao. Tuy nhiên, tăng tốc nhịp sống không hẳn là lựa chọn đúng đắn và hiệu quả.
Sống “2 trong 1″
Để tăng tốc, nhiều người tranh thủ sống và làm việc theo kiểu “hai trong một”. Tại các quán cơm trưa văn phòng ở TP.HCM, dễ bắt gặp cảnh nhiều người vừa làm việc vừa ăn. Họ thường chọn quán ăn có đường truyền Internet không dây (wifi) để vừa ăn vừa trao đổi thông tin, lướt nét, làm việc… Kết thúc bữa ăn, đa số rất hài lòng vì chỉ với chút thời gian buổi trưa mà giải quyết được nhiều công việc. Hết sức thông minh, hết sức hiệu quả và cung hết sức hiện đại.
Trong số những người “hai trong một” kiêu nay có cả trẻ em. Học trong giờ không đủ, nhiều phụ huynh tranh thủ cho con em học cả ngoài giờ. Bữa ăn trưa, ăn chiều của các em đơn giản, khi thì hộp sữa, lúc khúc bánh mì, ăn và uống vội vã ngay trên đường chuyển địa điểm học.
Video đang HOT
Sự nôn nóng chạy đua với thời gian còn thể hiện trên đường phố, nơi giao lộ lúc ùn tắc giao thông, không xe nào chịu nhường xe nào, ai cũng muốn nhanh chóng đến đích… Đôi khi chỉ vì chút lấn lướt nhỏ lại tạo ra ùn tắc giao thông diện rộng. Nhanh vội cũng hiện diện ở lĩnh vực làm đẹp. Để có vóc dáng thon gọn, người ta dễ dàng chọn các giải pháp giảm cân nhanh, tập thể dục cả sáng lẫn chiều. Trong thể thao, sự nôn nóng đạt thành tích còn dẫn đến nhiều trường hợp vận động viên tập luyện quá tải, dùng thuốc tăng lực. Và điều ít ai nhận thấy là sự nôn nóng còn thay đổi cả tính tình dù nguyên nhân không đâu vào đâu.
Đươc gi? Mât gi?
TS-BS Nguyễn Thị Minh Kiều – Hội Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, giữa não và bộ máy tiêu hóa của chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ. Vì thế, những gì xảy ra ở não sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và ngược lại. Nếu chúng ta quá căng thẳng sẽ làm rối loạn tiêu hóa, thức ăn ăn vào khó hấp thu. Ngược lại, sự rối loạn tiêu hóa lại “tra tấn” não bộ. Chẳng hạn ăn không tiêu, bụng óc ách sẽ khiến cơ thể mỏi mệt, đầu óc khó tập trung làm việc. Do đó, cần có sự chọn lựa cụ thể: được gì? mất gì? Được ở đây là công việc giải quyết nhanh hơn, nhưng mất ở đây là một chuỗi gồm: rối loạn tiêu hóa hấp thu, giảm khả năng tư duy, hiệu quả công việc không cao chưa kể về lâu về dài còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy – Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, giải thích: “Nếu thường xuyên vừa ăn vừa làm sẽ ảnh hưởng không tốt đến não bộ, dễ hư hại các tế bào thần kinh”.
Việc giảm cân cấp tốc với lịch tập thể dục dày đặc, theo BS Phan Vương Huy Đổng – Phó chủ tịch Hội Y học Thể thao TP.HCM thì có khi lại phản tác dụng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. Giảm cân là quá trình “tiêu xài” năng lượng dư thừa của cơ thể đã được tích trữ dưới dạng mỡ, vì thế cần tập luyện thường xuyên, điều độ và quan trọng nhất là phù hợp với thể hình (một người nặng 100kg không thể đi bộ 1km như người 50 kg). Việc luyện tập không thể nóng vội vì rất nguy hiểm do cơ thể dễ bị quá tải. Trường hợp nhẹ thì cơ thể sẽ bị đau nhức, buốt mỏi các khớp… trường hợp nặng thì chấn thương, tử vong. Điều cần quan tâm khi luyện tập là hãy lắng nghe cơ thể , nếu thấy sau khi tập tinh thần phấn khích sảng khoái thì tiếp tục, nếu mệt mỏi, uể oải kéo dài thì chắc chắn cơ thể bạn đang gặp nguy hiểm”.
Cung theo BS Đổng, trong viêc nuôi dạy trẻ, đừng đặt con trẻ vào đường đua với những môn học mà có thể chúng không yêu thích để rồi ngày càng nhiều trẻ em phải đi điều trị các bệnh: rối loạn tiêu hóa, béo phì… Không nên áp đặt, hãy hỏi trẻ trước khi quyết định chọn môn học thêm cho trẻ. Nếu trẻ thích hãy đầu tư đến nơi đến chốn, còn không thích thì nên chờ đến khi trẻ định hình năng khiếu riêng.
Cân băng
Trên thế giới đang có xu hướng ngược với sống vội vã là sống chậm. Chậm ở đây không phải là làm chậm, đi chậm, ăn chậm mà là điều hòa và cân bằng. Điều gì cần làm nhanh thì làm nhanh, cố gắng giữ mình ở nhịp chuẩn. Không nhanh quá để tổn hại sức khỏe nhưng cũng không chậm quá để vuột mất thời cơ.
Làm thế nào để có cuộc sống cân bằng? Theo các chuyên gia về sức khỏe, cách để nhận biết tốt nhất là lắng nghe cơ thể. Nếu thấy ban thân co những biểu hiện như: nóng tính, hay căng thẳng, dễ nổi giận, cơ thể mau mệt, tăng cân thì bạn hãy xem lại chế độ làm việc và nghỉ ngơi.
Theo Phụ nữ