Sóng ngầm từ các bộ tộc Libya
Để ổn định được tình hình Libya thời hậu Gaddafi, Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp ( NTC) bắt buộc phải kết nối được các bộ tộc trong nước.
Các bộ tộc tại Libya là những thế lực chính trị và vũ trang rất đáng gờm – Ảnh: Oregonlive
Việc lãnh đạo các bộ tộc và một số tổ chức quân sự đơn phương tuyên bố thành lập vùng bán tự trị ở khu vực Cyrenaica, phía đông Libya ngày 6.3 là một cơn “địa chấn” đối với NTC. Không chỉ vậy, các bộ tộc còn chọn ra Hội đồng lâm thời để điều hành các vấn đề kinh tế của khu vực vốn giàu tài nguyên và đất đai màu mỡ này. Theo tờ Le Point, ít nhất 60% trữ lượng dầu mỏ của Libya tập trung tại Cyrenaica.
Video đang HOT
Đáp lại, Chủ tịch NTC Mustafa Abdel Jalil ngay lập tức cảnh báo nếu cần thiết có thể sẽ dùng vũ lực để “bảo vệ sự thống nhất” của đất nước. Ông Jalil còn cáo buộc một số nước Ả Rập đang ủng hộ về chính trị và tài chính để đông Libya ly khai.
Diễn biến mới tiếp tục chứng tỏ NTC vẫn loay hoay chưa tìm được giải pháp để lập lại trật tự giai đoạn hậu chiến dù đã thành lập chính quyền lâm thời. Một trong những vấn đề “nhạy cảm” nhất là phân chia quyền lực cho các lực lượng tham gia lật đổ ông Muammar Gaddafi. Các bộ tộc phía đông đang rất bất bình vì có cảm giác bị cho “ra rìa”. Le Point dẫn lời Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các nước Ả Rập và Địa Trung Hải (Cermam) Hasni Abidi cho biết khi thành lập chính quyền lâm thời, các bộ trọng yếu đều được giao cho thủ lĩnh quân sự của Misrata, Zintan là các vùng lân cận của Tripoli ở phía tây.
Chìa khóa quyền lực
Ở Bắc Phi, các bộ tộc đóng vai trò rất lớn trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa và đấu tranh giành độc lập của mỗi quốc gia. Libya cũng không phải ngoại lệ và đặc biệt trong giai đoạn ông Gaddafi còn cầm quyền, đây được xem là nền tảng của xã hội và chìa khóa của ổn định, theo tờ Le Monde. Nước này có 5 bộ tộc lớn và hàng chục bộ tộc nhỏ. Hệ thống chính trị cho đến đầu năm 2011 được xây dựng từ mối liên kết giữa 3 bộ tộc lớn là Warfalla (miền đông), Kadhafa (miền trung – ông Gaddafi xuất thân từ đây) và Makarha (miền tây).
Chuyên gia Abidi nhận định trong hơn 4 thập niên cầm quyền, ông Gaddafi đã khá thành công trong vai trò “trọng tài” và giữ được sự cân bằng giữa các bộ tộc. Tuy ông vẫn ưu tiên dành nhiều vị trí quan trọng trong chính phủ và quân đội cho các nhân vật chủ chốt của Kadhafa nhưng những bộ tộc khác vẫn được đảm bảo quyền lợi về mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Ông Gaddafi nhìn nhận vai trò nhưng đồng thời cũng hạn chế bớt sự ảnh hưởng của những lực lượng truyền thống này qua việc bãi bỏ kiểu phân chia hành chính dựa theo vị trí địa lý của các bộ tộc lớn. Nguyên nhân được đưa ra là cần phải có một hệ thống hành chính thống nhất cấp nhà nước để được cộng đồng quốc tế công nhận và dễ bề thương thảo hợp đồng với các tập đoàn dầu khí. Những chiến lược này đã giúp ông Gaddafi kiểm soát được đất nước tuy chỉ hơn 6 triệu dân nhưng rải rác trên lãnh thổ rộng gấp 5 lần Việt Nam trong một thời gian dài.
Đầu mối chia rẽ
Chính quyền Gaddafi trước đây từng thừa nhận: “Libya là một tập hợp nhiều bộ tộc, đây có thể là mầm mống của nội chiến”. Vì vậy, khi phải đối phó với làn sóng nổi dậy vào đầu năm 2011, ông Gaddafi ngay lập tức kêu gọi sự ủng hộ của thủ lĩnh các bộ tộc, theo Le Monde. Kêu gọi bất thành, quyền lực của nhà lãnh đạo này bắt đầu lung lay khi bộ tộc có số lượng thành viên đông nhất Libya là Warfalla chính thức tuyên bố “không xem ông Gaddafi là anh em” từ cuối tháng 2.2011.
Không tạo được sự tin cậy của các bộ tộc, đến lượt NTC có thể đi vào vết xe đổ của ông Gaddafi, đặc biệt khi chính phủ lâm thời Libya hiện vẫn xây dựng trên một nền tảng chính trị “vá víu”. Theo chuyên gia Abidi, nhiều người dân nước này xem mình là thành viên của bộ tộc hơn là công dân một quốc gia. Bên cạnh đó, một lượng lớn vũ khí của quân đội Gaddafi bị thất thoát ra ngoài. Nhiều khả năng một phần trong số đó được các bộ tộc và tổ chức bán quân sự từng tham gia lật đổ ông Gaddafi giữ lại để “phòng hờ”. Nếu các cuộc đối thoại sắp tới giữa chính quyền Tripoli và miền đông không mang lại kết quả, xung đột có thể lại nổ ra. Khi đó phương Tây sẽ vừa muối mặt vừa một lần nữa đau đầu vì Libya.
Theo Thanh Niên
Libya xử những đối tượng trung thành với Gaddafi
Hãng AFP đưa tin, ngày 5/2, Libya đã tổ chức phiên xét xử đầu tiên 41 đối tượng trung thành với ông Muammer Gaddafi tại một tòa án binh ở thành phố Benghazi, miền Đông nước này.
NTC tịch thu một bức ảnh của cựu lãnh đạo Libya Gaddafi trong căn hộ của một người bị nghi ngờ là phần tử trung thành bất ổn tại Abu Salim. (Ảnh: AFP)
Phát biểu khi bắt đầu phiên tòa, được tổ chức công khai, thẩm phán, Đại tá Ali al-Hamida cho biết "đây là phiên xét xử đầu tiên liên quan tới cuộc cách mạng ngày 17/2/2011".
Những đối tượng được đưa ra xét xử đợt này bị cáo buộc ủng hộ chế độ của ông Gaddafi với những âm mưu nhằm đập tan cuộc khởi nghĩa của dân chúng, được phát động ngày 17/2/2011 cũng như giúp các tù nhân bỏ trốn./
Theo TTXVN
Quân NTC lùng vàng như lùng Gaddafi Các chiến binh thuộc Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) vừa cho hay, họ đã tìm thấy một kho bí mật chứa đầy vàng, đô la và đồng Euro được chôn tại một khu vườn ở vùng ngoại ô của Sirte - thành phố quê nhà của Gaddafi. Vào hôm thứ 6 vừa qua, kênh truyền hình vệ tinh Libya al-Ahrar...