“Sóng ngầm” trong quan hệ thương mại Trung – Mỹ
Mỹ có thể áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các công ty viễn thông và sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc, dẫn đến khả năng Bắc Kinh đưa ra các biện pháp đáp trả nhằm vào ngành nông nghiệp của nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Nhà máy Trung Quốc (Ảnh: Reuters)
Trang Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết Mỹ đã mở cuộc điều tra theo Điều 301 trong Luật Thương mại 1974 nhằm vào các hoạt động thương mại Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng cuộc điều tra để ngỏ khả năng Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các sản phẩm chất bán dẫn và ngành viễn thông của Trung Quốc. Theo đó, Tổng thống Mỹ có thể đơn phương ban hành lệnh trừng phạt hoặc đặt ra chỉ tiêu đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ trong vòng 6 tháng.
“Nếu Mỹ ban hành các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành viễn thông và chất bán dẫn của Trung Quốc thì nhiều khả năng Trung Quốc sẽ có hành động đáp trả nhằm vào ngành nông nghiệp của Mỹ”, chuyên gia thương mại Derek Scissors từ Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ cho biết.
Cuộc điều tra do Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) tiến hành từ tháng 8 theo lệnh của Tổng thống Donald Trump nhằm làm rõ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp các tài sản trí tuệ của Mỹ. Động thái này của Washington sẽ ít nhiều gây ra những hạn chế đối với các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.
Đây là một phần trong những nỗ lực của chính quyền Trump nhằm giảm bớt thâm hụt thương mại Mỹ – Trung và siết chặt quy định đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc bị cáo buộc sản xuất nhiều thép nhiều hơn nhu cầu của thế giới và bán phá giá ra thị trường nước ngoài.
Cuối tháng 11 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã mở một cuộc điều tra mới đối với nhôm tấm lá cuộn nhập khẩu từ Trung Quốc. Động thái này nhằm đẩy mạnh việc đánh thuế các mặt hàng bị bảo hộ hoặc bán phá giá tại Mỹ.
Tuy nhiên các chuyên gia nhận định những hành động đơn phương của Mỹ khó có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
Video đang HOT
“Với thặng dư thương mại lên tới 300 tỉ USD vào năm ngoái và con số này còn lớn hơn trong năm nay, Trung Quốc có nhiều thứ để mất. Vì vậy chiến tranh thương mại khó có thể xảy ra”, ông Scissors cho biết.
Giới phân tích dự đoán chính quyền của Tổng thống Trump có thể tăng thuế áp lên các sản phẩm thép và nhôm tấm lá cuộn của Trung Quốc từ tháng 5/2018. Và Mỹ có thể xây dựng quy trình kiểm soát nhằm hạn chế các công ty Mỹ mang công nghệ sang Trung Quốc. Điều này có thể chống lại quy định của Bắc Kinh khi buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ cho đối tác Trung Quốc nếu muốn thành lập liên doanh.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đáp trả bằng cách dừng mua các sản phẩm nông nghiệp và máy bay của Mỹ.
Nhật Minh
Theo SCMP
Thượng viện Mỹ thông qua cải cách thuế lớn nhất trong 31 năm qua
Ngày 2/12, Thượng viện Mỹ phê chuẩn gói cải cách thuế lịch sử, đánh dấu một chiến thắng mang tính biểu tượng về mặt lập pháp của Tổng thống Donald Trump trong năm đầu cầm quyền, qua đó mở đường cho ông hướng tới mục tiêu cải tổ toàn diện hệ thống thuế của nước này.
Lãnh đạo đa số Thượng viện Mỹ Mitch McConnell phát biểu về gói cải cách thuế của Chính phủ ở Washington, DC., ngày 30/11 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sau một cuộc họp kéo dài, với tỷ lệ sít sao 51 phiếu ủng hộ và 49 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua chương trình cải cách thuế được đánh giá là tham vọng nhất trong 31 năm qua của nền kinh tế số một thế giới này.
Tiến trình tiếp theo để luật hóa gói cải cách thuế này là hợp nhất văn kiện này với dự luật tương tự đã được Hạ viện thông qua trước đó.
Từ tuần tới, các nghị sỹ thuộc hai viện Quốc hội Mỹ sẽ phải cùng bàn thảo để thống nhất các nội dung trong một văn bản duy nhất. Dự luật hợp nhất sẽ phải được Thượng viện và Hạ viện phê chuẩn trước khi trình tổng thống ký ban hành.
Tổng thống Trump đã bày tỏ mong muốn hoàn tất tiến trình nói trên trong năm nay.
Trước khi được Thượng viện thông qua, dự luật dài 479 trang này đã có những thay đổi nội dung vào phút chót.
Một trong những thay đổi đó là mức chiết khấu thuế đối với tài sản của nhà nước và địa phương có thể lên tới 10.000 USD, tương tự như nội dung trong dự luật của Hạ viện.
Trước đó, Thượng viện đề xuất xóa bỏ hoàn toàn mức chiếu khấu thuế. Một thay đổi khác đó là thuế tối thiểu thay thế (AMT - alternative minimum tax) - một loại thuế thu nhập - cho cả cá nhân và công ty sẽ không được xóa bỏ hoàn toàn.
Thay vào đó, thuế AMT cá nhân có thể được điều chỉnh trong khi mức thuế này đối với các doanh nghiệp vẫn duy trì mức hiện tại.
Ngoài ra, thuế thu nhập doanh nghiệp có thể giảm từ mức 35% hiện nay xuống mức 20% và lợi nhuận sau này của các công ty Mỹ thu được từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài phần lớn sẽ không bị đánh thuế.
Với kế hoạch cải cách này, các nghị sĩ đảng Cộng hòa muốn trong 10 năm tới nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu này, nợ công hiện đã lên tới 20.000 tỷ USD sẽ phải tăng thêm 1.400 tỷ USD.
Vượt "ải" Thượng viện, đảng Cộng hòa và Tổng thống Trump đã đạt bước tiến lớn tới mục tiêu giảm thuế doanh nghiệp và thuế đánh vào giới ăn nên làm ra.
Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ Mitch McConnell đánh giá dự luật vừa được thông qua có ý nghĩa quan trọng khi việc cắt giảm thuế sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp tái đầu tư trong nước và qua đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Ông nhấn mạnh: "Chúng ta đang nắm trong tay cơ hội để biến nước Mỹ trở nên cạnh tranh hơn, giữ lại việc làm trong nước và hỗ trợ tầng lớp trung lưu."
Trước đó, ngày 16/11 vừa qua, với 227 phiếu thuận và 205 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cải cách thuế.
Theo dự luật có tên "Đạo luật việc làm và cắt giảm thuế," các nghị sĩ Cộng hòa đề xuất giảm các nhóm đối tượng đóng thuế từ bảy nhóm như hiện tại xuống còn bốn nhóm với các mức thuế lần lượt là 12%, 25%, 35% và 39,6%.
Như vậy, dự luật duy trì mức thuế cao nhất là 39,6%, thay vì 35% theo một kế hoạch thuế mà Nhà Trắng công bố hồi tháng Chín vừa qua, đối với các cá nhân có thu nhập 500.000 USD/năm và các cặp vợ chồng có thu nhập một triệu USD/năm.
Mức thuế 25% áp dụng với các cặp vợ chồng có thu nhập 90.000 USD/năm trở lên và 35% đối với các cặp vợ chồng có thu nhập 260.000 USD/năm - theo đó nhiều gia đình có thu nhập cao hiện đang bị đánh thuế 33% sẽ phải chịu mức thuế cao hơn. Trong khi đó, mức thuế đối với các doanh nghiệp được đề xuất giảm từ 35% xuống còn 20%.
Ngoài ra, dự luật cũng hủy bỏ thuế thừa kế từ năm 2024, tăng phụ trợ thuế con nhỏ từ 1.000 USD lên 1.600 USD, mặc dù khoản miễn trừ 4.050 USD/con sẽ bị xóa bỏ. Trong khi đó, các điều lệ hiện tại liên quan đến tiền tiết kiệm nghỉ hưu vẫn được duy trì như hiện tại.
Khấu trừ lãi suất vay mua nhà sẽ được tính với các khoản vay từ 500.000 USD, thay vì một tỷ USD như hiện nay.
Tuy nhiên, chương trình cải cách hệ thống thuế này của chính quyền Tổng thống Trump vấp phải sự chỉ trích của đảng Dân chủ và sự hoài nghi của giới chuyên gia, lo ngại rằng "núi" nợ công sẽ chồng chất thêm và khiến ngân sách thêm thâm hụt.
Theo Vietnam
Công ty Mỹ biến thị trấn hoang mạc thành 'thiên đường cần sa' Một công ty cần sa Mỹ đã chi 5 triệu USD mua một thị trấn ở California và định biến nơi đây thành thiên đường cần sa. Biển chào của thị trấn. Ảnh: CNN. Thị trấn Nipton rộng 48 hecta được American Grenn, một công ty kỹ thuật nuôi trồng cần sa có trụ sở tại Arizona mua lại hôm 3/8 với giá...