‘Sống mòn’ bên nhà máy giấy
Người dân thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân (Thanh Hoá) đang phải ngày đêm hứng chịu ô nhiễm từ chất thải, nước thải và khói bụi từ nhà máy giấy Mục Sơn gây ra.
Nước thải chảy từ kênh thoát nước có màu đen kịt, bốc mùi hôi thối.
Điều đáng nói, doanh nghiệp này hoạt động đã hơn 15 năm, nằm giữa lòng khu dân cư, nhưng đến nay vẫn đang xả thải bức tử môi trường.
Được biết, nhà máy giấy Mục Sơn thuộc Công ty CP Giấy Mục Sơn (NMG Mục Sơn) có địa chỉ tại khu 3, thị trấn Lam Sơn (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Nhà máy có 2 dây chuyền xeo giấy với công suất 10.000 tấn giấy kraf/năm, 1 dây chuyền sản xuất nhựa hạt từ nhựa phế liệu với công suất khoảng 200 tấn/năm, nguyên liệu sản xuất giấy là giấy lề phế liệu nhập khẩu và thu mua trong nước.
Theo phản ánh của người dân thị trấn Lam Sơn, trong nhiều năm nay họ phải sống chung với ô nhiễm không khí từ ống khói, bãi tập kết phế liệu và mùi hôi thối bốc ra từ ống xả thải của NMG Mục Sơn. Người dân ở đây cho biết, tình trạng ô nhiễm đã diễn ra từ nhiều năm, bắt đầu từ lúc nhà máy đi vào hoạt động. Đến nay, tình trạng ô nhiễm vẫn không hề được cải thiện.
Ghi nhận thực tế, bãi tập kết phế thải để chế tạo nhựa của NMG Mục Sơn được chất cao như núi, nằm ngay sát khu dân cư, không được che đậy, mỗi khi trời trở nắng là mùi hôi thối lại xông lên nồng nặc, khiến người dân không thể chịu nổi. Vì nằm ngay sát nhà máy, nên 66 hộ dân của khu 3, thị trấn Lam Sơn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Video đang HOT
“Tôi sống ở đây gần 40 năm rồi, từ lúc nhà máy này đi vào hoạt động đã gây ô nhiễm, mùa mưa thì nước thải chảy lênh láng vào vườn, mùa nắng thì bãi phế thải với nguồn nước bốc mùi hôi thối kinh khủng. Ở đây thanh niên trai tráng còn không chịu nổi huống chi người già chúng tôi”, ông Lê Đức Lâm, 80 tuổi, người dân khu 3 thị trấn Lam Sơn cho biết.
Tại kênh xả thải của NMG Mục Sơn, nước thải chảy ra có màu đen ngòm, sủi bọt trắng xóa. Trong lòng kênh, rác từ bãi tập kết tràn xuống, gây tắc nghẽn khiến nước bị ứ đọng. Qua quan sát, nước thải từ kênh trong khuôn viên nhà máy sẽ chạy theo con suối nhỏ rồi đổ thẳng ra sông Con. Từ đây, những dòng nước đen ngòm sẽ hòa lẫn cùng nước sông và chảy vào ruộng lúa, ao cá của người dân khu vực lân cận. Đứng gần kênh xả thải này, mùi thối sực lên mạnh hơn hẳn, đủ để khiến đầu óc choáng váng, thậm chí là nôn nao, khó chịu.
Không chỉ có nước thải và bãi tập kết, ống xả khói của nhà máy cũng gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tại hiện trường, chúng tôi nhìn thấy những làn khói đen bốc lên ngùn ngụt từ 2 ống xả thải của nhà máy giấy khiến bụi khắp nơi, từ nhà dân cho tới trường tiểu học, THCS Lam Sơn… Mùi xả thải của nhà máy khét, hôi, hắc khiến nhiều người hít phải cảm thấy khó thở và ho.
Bà Nguyễn Thị Vi, 81 tuổi, người dân khu 5, thị trấn Lam Sơn cho biết, gia đình con trai bà trước có nuôi cá lồng trên sông Con. Tuy nhiên, sau khi nước thải từ nhà máy đổ ra khiến cá chết, nguồn nước ô nhiễm nên giờ không nuôi được nữa. “Mùa nước lũ họ xả thải ra hòa với nước sông còn đỡ, chứ mùa hè sông ít nước họ xả thải ra, thối lắm”, bà Vi thở dài nói.
Được biết, sông Con là nguồn cung cấp nước chính để phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản của người dân khu vực này. Tuy nhiên, những năm gần đây cây lúa bị còi cọc, gốc rễ bị xơ hóa, còn tại nhiều ao, cá bỗng chết bất thường không rõ nguyên do. Trước kia, người dân sinh hoạt bằng nước giếng, nhưng từ khi nhà máy về họ không dám dùng nữa.
Tại các buổi tiếp xúc cử tri, bà con đã nhiều lần có ý kiến lên thôn, xã nhưng bao năm nay không thấy chuyển biến được gì. Từ khi nhà máy giấy đi vào hoạt động, nhiều hộ dân đã phải bán nhà đi nơi khác, số còn lại thì cửa đóng im lìm suốt ngày đêm.
Người dân nơi đây cho rằng, khu vực sinh sống của họ đã trở thành một “làng ung thư” khi mà trong những năm gần đây, tại địa phương xuất hiện rất nhiều trường hợp ung thư phổi, ung thư vòm họng… còn trẻ em thì mắc các bệnh ngoài da, viêm đường hô hấp.
Qua tìm hiểu, tại Kết luận số 277/TB-STNMT ngày 16/7/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa khẳng định: Nội dung phản ánh của người dân thị trấn Lam Sơn về bụi, mùi cháy khét vào ngày 10/6/2020 là đúng. Nguyên nhân là do sự cố lò hơi, hệ thống xử lý bụi bị hỏng. NMG Mục Sơn nhận thấy sai sót và khắc phục tồn tại. Tuy nhiên, thời điểm chúng tôi có mặt đầu tháng 8, những làn khói đen từ 2 ống xả vẫn bay lên bầu trời.
Ông Trịnh Hữu Thảo, Chủ tịch UBND thị trấn Lam Sơn khẳng định: “Chúng tôi đã làm việc với NMG Mục Sơn và đã có tờ trình gửi lên UBND huyện. Sau đó huyện cùng Sở TNMT và Cảnh sát môi trường đã đến lấy mẫu nước thải đưa đi kiểm nghiệm”.
Về vấn đề trên, ông Lê Ngọc Quân, Trưởng phòng TNMT thuộc UBND huyện Thọ Xuân cho biết, ông chưa nắm được tình hình cũng như phản ánh của người dân về việc NMG Mục Sơn gây ô nhiễm. “Phòng sẽ cho anh em về kiểm tra cụ thể” – ông Quân nói.
Kênh ô nhiễm "dai" nhất giữa TP HCM và Bình Dương tiếp tục hành dân
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (Ban Quản lý dự án Hạ tầng) TP HCM cho biết, hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiếp tục phối hợp thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố để khắc phục tình trạng ô nhiễm kênh Ba Bò.
Tình trạng ô nhiễm của kênh Ba Bò khiến người dân bức xúc.
Trước đó, nhiều người dân trong khu vực đã phải lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết tình trạng ô nhiễm do kênh này tạo nên. Người dân cũng bức xúc cho rằng, tình trạng này kéo dài rất nhiều năm nhưng đến nay vẫn là vấn đề "nóng" nên cần phải xử lý nghiêm trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức liên quan vì chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Kênh Ba Bò nằm giáp ranh giữa phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM với phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, Bình Dương. Từ lâu, con kênh này trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân vì tình trạng ô nhiễm, bốc mùi hôi thối. Kênh Ba Bò chủ yếu dẫn nước thải từ Khu công nghiệp Sóng Thần ở tỉnh Bình Dương... rồi đổ ra hệ thống sông Sài Gòn.
Theo Ban Quản lý dự án Hạ tầng, Dự án Cải tạo kênh Ba Bò đã được thi công cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2017 và đạt được mục tiêu hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, đáp ứng yêu câu về tiêu thoát nước và giải quyết tình trạng ngập úng trên lưu vực thuộc địa bàn TP HCM và Bình Dương, cải thiện môi trường và chỉnh trang đô thị khu vực.
Tuy nhiên, hệ thống xử lý nước thải thuộc dự án Cải tạo kênh Ba Bò (hệ thống xử lý nước thải) chưa vận hành liên tục, hiệu quả do gặp phải một số khó khăn vướng mắc, như rác thải không được kiểm soát từ thượng nguồn xả thẳng ra kênh Ba Bò theo dòng nước kênh đổ về nhiều, tích tụ tại các hố thu nước của trạm bơm gây nghẹt guồng bơm (mặc dù đơn vị vận hành đã liên tục vớt rác), dẫn đến hệ thống xử lý nước thải không thể vận hành được liên tục. Thứ nữa, lượng nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư và các khu công nghiệp xả trực tiếp ra kênh Ba Bò chưa được kiểm soát và thay đổi so với thiết kế ban đầu...
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm của kênh Ba Bò, UBND Thành phố đã kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương và các đơn vị liên quan có biện pháp kiểm soát tình trạng xả rác thải và nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đạt chuẩn vào hệ thống kênh Ba Bò, gây ra tình trạng ô nhiễm. Đồng thời, đã chỉ đạo các Sở ngành liên quan và Chủ đầu tư có các biện pháp khắc phục, xử lý tình trạng ô nhiễm ở kênh.
Từ năm 2009, TP HCM và Bình Dương đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để thực hiện dự án cải tạo kênh Ba Bò nhằm cải thiện thực trạng ô nhiễm nói trên. Tuy nhiên, kể từ khi triển khai dự án, ô nhiễm nơi đây không hề thuyên giảm. Qua nhiều lần kiểm tra thực tế, UBND phường Bình Chiểu ghi nhận nước thải kênh Ba Bò tùy theo thời điểm có màu đen, màu nâu cà phê, màu đỏ nhạt, sủi bọt trắng, bốc mùi hôi thối, mùi tanh (xuất hiện nhiều nhất vào ngày mưa lớn)...
Việc ô nhiễm nơi đây không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà máy móc, thiết bị trong nhà dân cứ mới mua được vài ba tháng là gỉ sét. Tại các cuộc tiếp xúc của Đại biểu Quốc hội, lãnh đạo UBND TP với cử tri quận Thủ Đức, người dân phản ánh rất nhiều về thực trạng kênh Ba Bò nhưng hướng giải quyết vẫn chưa cụ thể, rõ ràng.
Ám ảnh trại lợn gần 1.000 con xả mùi hôi thối không chịu nổi Một trang trại lợn ở tỉnh Nghệ An bị xử phạt hành chính 150 triệu đồng, yêu cầu dừng 6 tháng để khắc phục hậu quả nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh ký quyết định xử phạt hành chính trang trại của ông Nguyễn Văn Nam (SN 1972, trú tại xóm 5, xã...