Sống mệt đến mức ghét trò chuyện, lười ăn, ngại yêu
Đôi lúc cuộc sống này mệt mỏi đến mức lười nói chuyện, lười ăn, lười yêu, lười thở… Chỉ muốn lẳng lặng một mình…
ảnh minh họa
Có một ngày mưa.
Người ta thường nghĩ đến mưa như những nỗi buồn, nhưng đối với tôi, mưa là sự bình yên. Tôi thích mưa, không phải vì lãng mạn bay bổng. Đơn giản vì mưa xua tan bao nỗi bực nhọc, đưa tôi về với những ngày tuổi thơ bình yên. Nhớ những ngày lội những con mương nước đỏ ngầu sau con mưa, rồi những buổi chỉ đợi trời mưa là cả đám kéo nhau ra chơi trò trốn tìm. Về nhà người ướt sũng, bị đòn vài roi rồi khóc lóc om sòm. Ngày đó, tôi đâu nghĩ rằng đó là những ngày tháng tươi đẹp và bình yên. Nhưng thật may những ngày tháng đó lại cùng thời gian theo tôi đến tận bây giờ mà mãi mãi về sau.
Đôi lúc cuộc sống này mệt mỏi đến mức lười nói chuyện, lười ăn, lười yêu, lười thở…
Sau cơn mưa nếu trời không sáng thì cũng trong lành hơn. Mưa đem đi hết những bụi bẩn trong bầu không khí mà con người phải hít thở từng giây từng giây. Người ta thường bảo khóc dưới mưa thì không ai biết mình đang khóc nhưng đối với tôi, có những ngày cũng sướt mướt dưới cơn mưa lại thấy long thật nhẹ nhõm vì có mưa làm bầu bạn. Có mưa lắng nghe nỗi lòng từ sâu thẳm. Mưa lặng im đến bên khóc cùng tôi.
Tôi đã có lúc thấy mình lạc lõng giữa cái thế giới rộng lớn này, dòng người cứ tấp nập vội vã, tôi lại chợt nhìn lại mình, mình đang theo đuổi điều gì, mình đi nhanh quá đến nỗi quên đi những người bên cạnh mình, quên đi những ký ức bình yên đã theo tôi suốt những năm tháng qua. Mưa là lúc ta dừng lại, đi chậm hơn và biết ơn cuộc đời này. Biết ơn những điều tốt đẹp lẫn những nỗi buồn mà cuộc sống này mang lại. Bởi, những điều đó giúp ta có thêm sức mạnh và trưởng thành hơn. Chúng ta yêu thêm những người xung quanh mình hơn
Video đang HOT
Đôi lúc cuộc sống này mệt mỏi đến mức lười nói chuyện, lười ăn, lười yêu, lười thở… Chỉ muốn lẳng lặng một mình đi dưới mưa để bản thân mình bớt trống trải. Khi nhìn đằng sau hay phía trước chỉ thấy một đám mây mịt mờ thì hãy cứ bước tiếp, bước từng bước một, đi về phía trước rồi mưa sẽ tạnh, nắng sẽ soi chiếu ở phía cuối con đường.
Có những ngày đứng hẹn nhau ở góc phố rồi chờ đợi nhau, dỗi cơn mưa làm người đến trễ, rồi cùng nhau cười cười nói nói dưới mưa, rồi lại thương cơn mưa đã giữ người ở lại lâu hơn. Rồi thầm trách mưa sao ngừng rơi. Vậy đó, tại sao cứ ví những ngày mưa là những nỗi buồn…
Rồi những ngày bỗng cơn mưa rào bất thình lình ập đến làm nỗi nhớ lại ùa về, nhớ hàng cây tắm mình dưới mơ, nhớ tuổi thơ chạy nhảy phá phách. Rồi lại nhớ những dòng cảm xúc xưa. Người đã từng thương ấy bây giờ như thế nào nhỉ?
Lúc trưởng thành rồi, người ta thường tất bật với cuộc sống mưu sinh. Khi những cảm xúc dễ bị bỏ quên, con người trở nên trọng vật chất hơn, cũng là lúc mưa dần trở thành một kẻ gây phiền toái. Mưa làm chậm bước con người ta đi kiếm tiền. Mưa làm ướt những bộ quần áo, mái tóc bóng bẩy mà người ta phải tốn hàng giờ để chải chuốc. Mưa làm người ta chỉ muốn ngồi trong những chiếc hộp bốn bánh khi phải đi ra đường.
Mưa con người sống thật với cảm xúc của mình, vui cũng được. Khóc cũng chẳng ai hay, vì ai cũng tất bật với cuộc sống của họ. Cái thứ cảm xúc mà con người luôn có nén bên trong mình, bên trong cái lớp vỏ bọc họ tự tạo ra để thích nghi với thế giới bên ngoài để cả thế giới không biết rằng thật ra bên trong con người ta yếu đuối biết nhường nào.Thế đó!
Cái thế giới này bây giờ ảo lắm, con người ta đang vui lại hay tỏ ra mình mình buồn và đau khổ gì đó lắm, và ngược lại, con người đang buồn khổ thì hay cố tỏ ra vui vẻ, người rảnh rỗi không biết làm gì thì hay cố tỏ ra mình bận rộn, người bận rộn trăm công ngàn việc cày ngày cày đêm thì tỏ ra bên ngoài là mình thư thái, rảnh rỗi lắm. Người nghèo thì cố gom góp hết những đồng tiền cuối cùng để cố trang bị cho mình một vẻ ngoài giàu có. Trong khi người giàu có thì lại thích hóa trang thành những người nghèo khổ.
Ừ thì, trong cái xã hội này, sống là phải tỏ ra…
Theo Phununews
Đơn xin thôi... nhậu
Giờ đây, sau vài năm làm bạn nhậu cùng chúng mày, tối ngày quán xá lê la, vùi mình trong những cơn say triền miên rệu rã, lười ăn, ít ngủ, tuy tao có sụt mất mấy chục cân, già thêm vài chục tuổi, nhưng sức hấp dẫn thì vẫn còn nguyên.
Cho đến giờ phút này, cuộc đời tao đã hai lần nếm trải thứ cảm giác đớn đau và xót xa cùng cực: Lần thứ nhất là khi đi cắt trĩ ở nhà thầy lang cuối làng. Bình thường lão ấy cắt bằng kéo, nhưng hôm tao đến thì chả hiểu cái kéo biến đi đâu, và lão ấy đã cắt cho tao bằng cái liềm vẫn dùng để cắt cỏ cho bò. Nghĩ lại giây phút đó, tao vẫn có cảm giác tim đang nhói lên và quặn lại, đau đến nghẹt thở. Còn lần thứ hai... là lúc này đây, khi tao phải ngồi viết cái "Đơn xin thôi nhậu" này gửi cho chúng mày!
Nói vậy để thấy rằng: đây là một quyết định rất khó khăn. Và dù không còn là bạn nhậu, nhưng tao hứa sẽ nhớ mãi những tháng ngày chúng ta bê tha, oặt oẹo, say xỉn và dặt dẹo cùng nhau với bao kỉ niệm vui buồn...
Tao sẽ nhớ mãi cái hôm cưới thằng Tuấn. Nửa đêm rồi mà thằng Tuấn vẫn cùng bọn mình nhậu tưng bừng ngoài sân, dù vợ nó đã nằm sẵn trên giường, chờ nó vào động phòng. Rồi nhậu xong, chả biết xiêu vẹo, chao đảo thế nào, thằng Tuấn lại vào nhầm phòng anh trai nó. Vợ nó đợi lâu, sốt ruột quá, đành mặc quần áo vào đi tìm chồng. Nghe tiếng la hét ở phòng bên, vợ nó chạy qua xem, thì thôi, cảnh tượng không muốn thấy. Vợ nó chỉ vào chậm tí nữa thôi thì hai anh em nó đã chính thức thuộc về nhau.
Cả thằng Nam cũng thế, vì nhậu xỉn mà thay vì về phòng với vợ thì lại vào nhầm phòng em gái vợ - đang là sinh viên năm thứ nhất lên ở nhờ n hà anh chị. May mà em nó tỉnh nên không có việc gì xảy ra....
Còn cái hôm vợ thằng Bình đẻ đứa con trai đầu lòng thứ tư nữa (đầu lòng vì là con trai đầu tiên; thứ tư là tính cả ba con vịt giời trước đó), thằng Bình đã khao anh em ta nhậu một bữa "lên bờ xuống ao" - dù lúc ấy vợ nó vẫn chưa đẻ, vẫn chỉ đang nằm trong phòng hộ sinh ôm cái bụng chửa phình to như cái chậu mà đau đớn khóc gào. Chắc có con trai, nó tự hào quá nên uống hơi quá đà và gục ngay tại bàn, làm chúng ta lại phải khênh nó lên xe, chở về nhà rồi quẳng nó lên giường. Nó lằm li bì ba ngày trời không mở được mắt ra. Vợ nó đẻ xong đã đưa về nhà, nhưng chẳng hiểu saothằng bé mới sinh cứ khóc ròng khóc rã, không tài nào dỗ được. Sợ gặp phải quỷ ma, nhà nó nhờ thầy đến xem, thầy bảo: "Thằng bé về nhà đã mấy ngày, bà con láng giềng đã đến bồng bế, hỏi han hết cả rồi, mà bố đẻ thì vẫn chưa thấy mặt đâu, nên nó tủi, nó khóc thôi".
Tao cũng không thể quên cái đêm bọn mình nhậu khuya rồi cùng nhau phóng xe máy về. Trời tối đen, đường bé tẹo, có hai cái xe máy đi ngược chiều nháy đèn sáng rực: một chiếc bên trái, một chiếc bên phải, chúng ta lao vào giữa. Ấy vậy mà cả lũ tự nhiên ngã lăn ra, người bắn một nơi, xe văng một nẻo... Lồm cồm bò dậy mới nhận ra: hai cái đèn không phải của hai cái xe máy, mà là của cái ô tô tải đang dừng hốt rác giữa đường.
Chúng mày còn nhớ cái bữa tụ tập ở nhà tao xem trận chung kết C1 giữa Barcelona và Juventus hay không? Hôm ấy, sức nóng trên sân vận động Olympic ở thủ đô Berlin chắc chắn không thể bằng sức nóng từ nồi lẩu gà đang sục sôi tỏa khói mù mịt. Khi Barca tấn công: chúng ta nâng cốc, khi Juve mất bóng: chúng ta cụng ly, rồi khi phạt góc, ném biên, khi sút, khi chuyền, chúng ta đều "zô" trăm phần trăm hết... Cổ động viên trên sân ngây ngất với lối chơi tiki taka - đặc sản của người Barcelona tạo ra bởi Pep Guardiola, thì chúng ta trên bàn ngây ngất với men rượu táo mèo - đặc sản của người H'Mông trồng trên núi rừng Tây Bắc.
Và cũng bởi vậy, khi trận đấu kết thúc, các cầu thủ Juve gục xuống sân vì buồn bã, thì chúng ta cũng gục xuống bàn vì say quá. Rồi khi các cầu thủ Barca hân hoan nâng cúp, pháo bông phụt lên lấp lánh, cũng là lúc vợ tao lủi thủi đi bê chậu, hứng những bãi pháo bông từ mồm chúng ta cũng đang phun ra tóe loe, sóng sánh... Rồi sáng hôm sau thức dậy, cả lũ chả ai biết trận đấu đêm qua kết quả ra sao, thắng bại thế nào...
Cách đây mấy năm, hồi chưa gặp chúng mày, tao cứ đi làm về là ra công viên chạy, rồi tới phòng gym đẩy tạ, đu xà. Không phải nói phét chứ hồi đó body của tao đẹp đến nỗi Lý Đức nhìn thấy cũng phải ấm ức. Nhớ đợt ấy Bếch-Khăm sang thăm Việt Nam, có tới ăn lòng lợn tiết canh ở cái quán gần ngõ nhà tao, và ngồi ngay cạnh bàn tao. Đang ăn có một em teen xinh tươi cầm điện thoại đi tới chỗ Bếch Khăm, ý như muốn xin chụp ảnh cùng. Bếch-Khăm đang húp tiết canh thấy vậy thì bỏ vội bát xuống, chu mỏ, phùng má, giơ hai ngón tay hình chữ V ngang mang tai tạo dáng, nhưng em teen đó lại ấn cái điện thoại vào tay Bếch-Khăm rồi quay qua ôm cổ tao, xong hất hàm nhìn Bếch-Khăm, bảo: "Anh Khăm chụp giúp em phát!". Không biết có phải anh ấy giận tao không mà từ đó tới giờ, chưa thấy anh ấy quay lại chơi.
Giờ đây, sau vài năm làm bạn nhậu cùng chúng mày, tối ngày quán xá lê la, vùi mình trong những cơn say triền miên rệu rã, lười ăn, ít ngủ, tuy tao có sụt mất mấy chục cân, già thêm vài chục tuổi, nhưng sức hấp dẫn thì vẫn còn nguyên. Chả thế mà hôm trước lại có một em teen xinh tươi cầm giấy bút đi tới chỗ tao xin chữ ký. Tao ký xong thì em ấy đưa cái chữ ký lên mồm hôn chùn chụt rồi bảo: "Cảm ơn anh Hiệp Gà! Ngoài đời trông anh già và hom hem hơn nhiều quá!". Tao nghe vậy thì hơi hẫng hụt: hóa ra con bé nó nhầm người, nhưng không trách nó được, bởi nhiều khi đứng trước gương, chính tao còn lầm tưởng mình là anh ấy... vì tao và anh ấy giống nhau ở cái... gầy.
Và chúng mày cũng vậy, cũng đâu khác gì tao: từ một Hưng " Trí Nguyễn " đẹp zai, nam tính ngày nào, giờ đã thành Hưng "Chí Phèo"; từ một Trung "soái ca" - vì nhậu xỉn chạy xe bị ngã liệt nửa người, vệ sinh không tự đi nổi - nên giờ đã thành Trung "đái ca"; từ một Long "thiếu gia" - tiền tiêu như lá, giờ nợ nần nhiều quá, đã thành Long "thiếu tiền"; từ một Hùng "hót-boy", giờ người lúc nào cũng hôi hôi, bẩn bẩn, nên đã thành Hùng "hót phân"...
Chúng mày chắc đã từng nghe đến cơ chế gây hại thụ động của thuốc lá: tức là dù vợ con chúng ta không hút, nhưng họ hít phải khói thuốc nhả ra từ miệng ta, thì mức độ gây hại cũng không thua gì cả. Và rượu bia cũng thế: bố mẹ tao không uống, nhưng vẫn vàng vọt, hốc hác, xanh xao bởi mất ngủ, bởi nửa đêm rồi mà vẫn phải lo âu không biết con trai mình đang ở đâu, đang bê tha, lê lết phương nào; vợ tao không uống, nhưng vẫn phải đi bệnh viện để bác sĩ khâu vì lúc tao đang nhậu dám ra quán gọi tao về nên bị tao đập cho cái ghế vào đầu; con tao không uống, nhưng vẫn hốt hoảng giật mình bởi tàn canh gần sáng bố nó mới về, mới phì phò bò vào giường, rồi nôn cả đống ra ga, nôn cả lên áo, lên quần, lên cổ, lên người, lên tay, lên chân nó; bàn ghế, bát đĩa, tivi nhà tao không uống, nhưng vẫn bị đập cho be bét, tan tành mỗi lần tao lên cơn say xỉn...
Giống như học sinh cấp 3 chia xa mái trường, mỗi khi ra đường nhìn hoa phượng đỏ, nghe tiếng ve ngân, đứa nào chả nức nở nhớ về một thuở học trò. Tao cũng thế, chia xa chúng mày, mỗi khi ra đường nhìn thấy quán bia, nghe tiếng người ta "zô zô", tao cũng khó tránh khỏi ngậm ngùi. Dù vậy, tao vẫn phải từ biệt chúng mày thôi, bởi tao đã tàn phá bản thân, làm khổ mẹ cha và vợ con như vậy đủ rồi!
Và để thay cho lời chào biệt thì cuối tuần này, tao sẽ tổ chức một bữa tiệc chia tay chúng mày thật hoành tráng, nhưng không phải ở quán nhậu, mà là ở quán trà sữa trân châu ngay cạnh cổng trường con gái tao. Hôm đó, tao sẽ bao cả quán luôn! Chúng ta sẽ uống hết mình với phương châm "không no không về!". Nhưng nhớ uống xong trước 5 giờ nhé, vì tao phải đón con, xong còn về đi chợ nấu cơm cho vợ nữa!
Theo Khám phá
7 lý do khiến con gái ngại yêu sau khi trải qua nhiều tổn thương Thông thường, thời gian có thể chữa lành vết thương, nhưng không phải là tất cả. Có rất nhiều người bị tâm lý mắc kẹt, sợ hãi bất thường và liên tục có thể dẫn đến trầm cảm. Đến một độ tuổi nào đó, bạn sẽ cảm thấy một mình thật cô đơn biết bao. Bạn bè ai cũng có đôi có cặp,...