Sông Mekong sắp thêm đập thủy điện, ĐBSCL chồng chất nỗi lo

Theo dõi VGT trên

Các chuyên gia lo ngại môi trường và đời sống của hàng chục triệu dân vùng hạ nguồn ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng nề, khi dòng Mekong lại sắp có thêm một đập thủy điện nằm ngay thượng nguồn.

Sông Mekong sắp thêm đập thủy điện, ĐBSCL chồng chất nỗi lo - Hình 1

Phối cảnh thủy điện Pak Beng trên sông Mekong tại Lào – Nguồn: Pak Beng Hydropower project

“Tôi đề nghị có dự báo dài hơi, nắm rõ thông tin để chốt lại là các nước xây dựng bao nhiêu hệ thống đập để chúng ta xây dựng kịch bản tương đối thích ứng với dự báo đó. Như thế ĐBSCL mới mong tồn tại chứ không sẽ bị tan rã, bị phá hủy”

Ông NGUYỄN THANH HÙNG

Ngày 12-5 tại Cần Thơ, Ủy ban sông Mekong Việt Nam (VNMC) tổ chức tham vấn quốc gia về thủy điện Pak Beng, được Lào dự kiến xây dựng ở vị trí phía tây bắc Lào.

“Lơ” đánh giá tác động xuyên biên giới

Chính phủ Lào đã nộp cho Ủy hội Mekong quốc tế (MRC) báo cáo gồm 22 tài liệu về nghiên cứu khả thi, đánh giá tác động môi trường và xã hội của thủy điện Pak Beng.

Các nước thành viên MRC đã thống nhất quá trình tham vấn cho dự án thủy điện Pak Beng từ ngày 20-12-2016. Thời hạn tham vấn đầu tiên là 6 tháng.

Tuy nhiên, tài liệu phía Lào cung cấp bị các chuyên gia quốc tế đánh giá là đã lạc hậu, thiếu nhiều số liệu quan trọng, thiếu các giải pháp cần thiết để giảm thiểu những tác động tiêu cực do công trình này có thể gây ra…

Và đặc biệt “lơ” luôn việc đánh giá tác động xuyên biên giới, nơi việc xây dựng các công trình thủy điện có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của hàng chục triệu dân.

Tại buổi tham vấn hôm qua, các chuyên gia cho rằng ba công trình thủy điện của Lào gồm Pak Beng, Xayaburi, Don Sahong tác động lớn lên dòng chảy của sông Mekong vào mùa khô. Điều này làm gia tăng hiện tượng xâm nhập mặn trên hai sông chính là sông Tiền và sông Hậu.

Vấn đề càng nghiêm trọng nếu xét tác động tổng thể cả chuỗi 11 đập thủy điện ở thượng nguồn Mekong mà hai nước Lào và Campuchia dự kiến xây dựng (Lào dự kiến xây 9 đập, Campuchia 2 đập). Khi ấy, lượng nước thiếu hụt xuống hạ nguồn đến 28%, nước mặn sẽ xâm nhập rất sâu vào đất liền.

Hồ chứa Pak Beng sẽ lưu giữ đến 90% bùn cát đáy và một phần bùn cát lơ lửng từ thượng nguồn trong lòng hồ. Công trình này còn có thể ảnh hưởng đến môi trường sống, di cư của các loài cá vốn tối quan trọng cho nguồn dinh dưỡng của dân cư ven lưu vực Mekong.

Mặc dù thiết kế công trình có tính đến một lối đi cho cá, tuy nhiên các chuyên gia nhận định nó không phù hợp, không có tác dụng để đàn cá di cư, từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng này.

Sông Mekong sắp thêm đập thủy điện, ĐBSCL chồng chất nỗi lo - Hình 2

Video đang HOT

GS Nguyễn Ngọc Trân tại buổi tham vấn ở Cần Thơ – Ảnh: TIẾN TRÌNH

Nguy cơ sạt lở khắp ĐBSCL

GS Nguyễn Ngọc Trân cho rằng vấn đề lo ngại là các đập thủy điện làm tích nước, giảm lượng trầm tích. Những tích tụ này theo thời gian sẽ rất nguy hiểm cho đồng bằng phía hạ nguồn.

Theo ông, vùng ĐBSCL đang bị sạt lở nghiêm trọng; không những vậy, bờ biển nhiều tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau… cũng liên tục bị sạt lở trong thời gian gần đây là do hiện tượng thiếu hụt trầm tích.

Nếu tình trạng kéo dài 20 – 30 năm nữa, ĐBSCL bị xâm thực, bị lún là chuyện có thể thấy được. Một đập thủy điện tồn tại hàng trăm năm, như vậy vấn đề tích lũy phù sa bị nó giữ lại sẽ tác động lên đồng bằng phía hạ lưu là một vấn đề “vô cùng tai hại” – ông Trân nói.

Theo TS Vũ Ngọc Long (Viện Sinh thái học miền Nam), cần có đánh giá tác động xuyên biên giới đối với vùng bờ biển Việt Nam vì vùng ĐBSCL được hình thành từ phù sa của sông Mekong.

“ĐBSCL sẽ sụt lún khi không còn đủ phù sa bồi lắng nữa. Những tác động tiêu cực lên ĐBSCL khi thiếu phù sa trầm tích sẽ diễn ra nhanh hơn những tính toán trước đây khi có sự xuất hiện của những con đập thủy điện trên sông. Đó là điều chắc chắn. Vấn đề sinh kế của 20 triệu người Việt Nam, cũng như 30 triệu dân ở khu vực hạ lưu Mekong cần được nghiên cứu kỹ hơn” – ông Long nói.

Lấy dẫn chứng vụ sạt lở làm hàng loạt nhà dân bị sụp xuống sông Hậu, thuộc tỉnh An Giang vừa qua, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia độc lập nghiên cứu sinh thái ĐBSCL – cho rằng đó không phải là hiện tượng đơn lẻ.

Nó nằm trong khuynh hướng chung là sạt lở khắp nơi ở ĐBSCL mà nguyên nhân chính là thiếu hụt bùn và cát.

Theo ông Thiện, việc đánh giá tác động của đập thủy điện Pak Beng phải được đặt trong bối cảnh của 11 đập thủy điện (của Lào và Campuchia – PV) đã và dự kiến xây dựng trên dòng Mekong.

“Nó như một bó đũa, nếu lấy ra từng chiếc thì không thể thấy được chân dung sự tác động của 11 đập thủy điện đến chúng ta”.

Không thể để mình Việt Nam chịu

Ông Lâm Quang Thi, phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng các đập thủy điện ở thượng nguồn đều gây lo lắng, không chỉ đối với An Giang, đối với các tỉnh ĐBSCL mà còn ở cấp độ quốc gia.

Tuy nhiên, nếu đánh giá tác động ở mặt kinh tế, xã hội, môi trường là chưa đủ. Ông Thi đặt một viễn cảnh: nếu như Lào cho xây toàn bộ 11 đập và các công ty của Trung Quốc đầu tư tất cả thì tình hình sẽ như thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Hùng, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, đề nghị nên có kịch bản đồng bộ vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng và việc ảnh hưởng bởi việc xây dựng đập thủy điện.

Theo ông Hùng, Đồng Tháp có 123km sông Tiền. Khảo sát của Viện Kỹ thuật biển cho thấy từ 60 – 100km có sạt lở.

“Chúng ta phải có cơ chế đối với vấn đề chính trị, vấn đề khoa học, cả tranh thủ dư luận quốc tế để có thể chủ động hơn. Phải có cơ chế vận hành “liên hồ”, minh bạch thông tin để đảm bảo an toàn”.

Theo TS Lê Anh Tuấn (Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐBSCL – Đại học Cần Thơ), việc chia sẻ nguồn lợi của dòng Mekong chưa phù hợp.

Vùng ĐBSCL của Việt Nam có 20 triệu dân, Campuchia có 16 triệu dân, Lào có 6,8 triệu dân và Thái Lan có gần 20 triệu dân sống dọc Mekong. Nếu chia lợi ích trên tỉ lệ người dân thì Việt Nam và vùng hạ lưu Campuchia được hưởng rất ít.

Trong khi đó, GS Nguyễn Ngọc Trân cho rằng mọi dự án khai khác nguồn nước sông Mekong hoặc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong cần được thuyết minh, đánh giá tác động môi trường trên toàn lưu vực, trước mắt, trung hạn và dài hạn.

Cần thiết có công ước quốc tế để điều hành chung lợi ích của các quốc gia, kể cả chuyện tranh thủ dư luận quốc tế.

“Việt Nam góp phần giữ an ninh lương thực cho thế giới là nhờ ĐBSCL. Nhưng ĐBSCL nguy cơ suy sụp thế này không thể nào để mình Việt Nam chịu” – GS Trân nói.

Pak Beng là công trình thủy điện đầu tiên nằm trên dòng chính Mekong chảy vào đất Lào (thuộc huyện Pak Beng, tỉnh Oudomxay, phía tây bắc Lào). Đây là công trình thủy điện thứ ba của Lào xây trên dòng chính Mekong (sau Xayaburi và Don Sahong).

Thủy điện Pak Beng có công suất thiết kế 912 MW, điện lượng 4,765 GWh. Khi hoàn thành sẽ có đến 90% lượng điện sản xuất ra được bán sang Thái Lan.

GS Nguyễn Ngọc Trân cho biết thủy điện Pak Beng nằm trong vùng động đất hoạt động rất mạnh.

Ở chu kỳ 10 năm, 20 năm, động đất có thể xảy ra từ 5 – 6 độ Richter, chu kỳ 50 năm động đất có thể lên đến 7 độ Richter…

(Theo Tuổi Trẻ)

Chuyên gia Việt cảnh báo tác hại khi Trung Quốc 'giữ lũ' Mekong

Chuyên gia hàng đầu về Mekong khẳng định các đập thủy điện của Trung Quốc giữ lại nước nhằm giảm lũ ở hạ nguồn gây tác động xấu đối với Việt Nam.

Chuyên gia Việt cảnh báo tác hại khi Trung Quốc giữ lũ Mekong - Hình 1

Đập thuỷ điện Tiểu Loan của Trung Quốc có tổng dung tích 15 tỷ m3. Ảnh: Việt Anh

"Mấy năm nay đồng bằng sông Cửu Long bị mất lũ, là điều rất nguy hại. Chúng ta cần hiểu khái niệm lũ đẹp, tức là lũ giúp điều hoà nguồn nước vào đồng bằng, làm vệ sinh cho đồng ruộng. Lũ cũng sẽ mang phù sa cho trồng trọt, nguồn thức ăn trôi nổi cho nhiều loại cá và giúp giảm xâm nhập mặn ở khu vực này", ông Đào Trọng Tứ, nguyên phó tổng thư ký Uỷ ban sông Mekong Việt Nam, trao đổi với VnExpress.

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước vùng đầu nguồn sông Cửu Long thời điểm giữa tháng 8 rất thấp. Trên sông Tiền, tại Tân Châu mực nước cao nhất chỉ 1,36 m; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 1,20 m; thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 40-50 cm.

"Đến nay, chưa có dấu hiệu gì báo lũ về vùng đầu nguồn", ông Khương Lê Bình, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, cho biết.

Là một chuyên gia hàng đầu về vấn đề sông Mekong, ông Tứ cho biết các đập thuỷ điện đã giữ lại một lượng lớn phù sa của con sông, trong khi ước tính 50% phù sa của đồng bằng sông Cửu Long là từ trên thượng nguồn đổ về.

Về phía Trung Quốc, các quan chức nước này khi trao đổi với một nhóm phóng viên Việt Nam thăm một số đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong hồi giữa tháng 6, cho biết Trung Quốc hiện có tổng cộng 6 đập thủy điện đang vận hành ở khu vực này, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là Công Quả Kiều, Tiểu Loan, Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Nọa Trát Độ và Cảnh Hồng.

Ông Vương Hồng Minh, Vụ hợp tác quốc tế, Khoa học và công nghệ, Bộ Thủy lợi Trung Quốc, cho hay đặc điểm chung của các đập thủy điện là dùng để phát điện chứ không phải là "tiêu thụ nước". Trung Quốc giữ lại nước trên thượng nguồn nhưng sau đó vẫn xả xuống hạ du, chỉ làm "thay đổi quy trình chứ không làm mất nước đi nơi khác".

"Khi các quốc gia ở hạ lưu đang vào mùa mưa, họ không cần nhiều nước, lúc đó Trung Quốc sẽ tích nước để nhà máy điện hoạt động. Khi vào mùa khô, Trung Quốc sẽ xả nước. Quy trình này có tác dụng ngăn lũ, chống hạn cho các nước hạ du", ông Vương nói.

Phản bác lại ý kiến này, ông Tứ đánh giá khi một quốc gia tích trữ nước của dòng sông tự nhiên thì cơ chế xả nước sẽ vận hành theo phụ tải điện của nước đó.

"Việc xây đập thủy điện không phải làm để xả nước, nếu không tích nước thì không thể phát điện. Câu chuyện đó với đồng bằng sông Cửu Long là gây nên tình trạng bị mất lũ", ông Tứ nói.

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin

Là người theo dõi tình hình ở sông Mekong nhiều năm, ông Tứ cho biết một trong những vấn đề chính ở khu vực này là Trung Quốc vẫn chưa chia sẻ thông tin về cơ chế hoạt động của các đập thủy điện của họ với 4 nước thuộc hạ lưu, gồm Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào. Đây là các nước thành viên của Ủy hội sông Mekong (MRC). Điều đó khiến những nước hạ nguồn bị động trong việc sử dụng nguồn nước, nhất là khi xảy ra tình trạng hạn hán trong mùa khô.

Giải thích về việc này, ông Vương Hồng Minh, Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho hay Bắc Kinh có chia sẻ thông tin trong mùa lũ với các nước MRC, nhưng họ không làm việc này vào mùa khô.

"Vào mùa khô thông tin về lưu lượng ở thượng nguồn bị tác động bởi các yếu tố như độ bốc hơi, nước ngầm, lượng mưa nên không có nhiều tác dụng cho dự báo. Theo thông lệ quốc tế thì chúng tôi không cung cấp thông tin vào mùa này", ông Vương nói.

Không đồng tình với lập luận này, ông Tứ cho hay thông tin về hoạt động của các đập thuỷ điện cần được chia sẻ cả trong mùa khô và mùa mưa. Hiện các nước trên thế giới áp dụng Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy năm 1997. Tức là việc chia sẻ thông tin cần được đảm bảo cho hợp tác quanh năm giữa các nước.

Cựu quan chức Ủy ban sông Mekong Việt Nam cũng lưu ý cần xem xét việc các đập thủy điện của Trung Quốc có hồ điều tiết loại gì. Nếu là hồ điều tiết nhiều năm thì lượng nước được tích lại không phải trong một năm mà là cho nhiều năm.

Đánh giá về cơ chế đối thoại trong hợp tác Lan Thương - Mekong được hình thành vào tháng 3 năm nay, ông Tứ nói việc này phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ của các quốc gia với nhau. Ông mong muốn Trung Quốc thời gian tới sẽ tham gia MRC để cùng các nước hạ lưu xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nước. Hiện Trung Quốc và Myanmar chưa phải thành viên Ủy hội này. Khi cơ chế Lan Thương - Mekong chưa có các hiệp định cụ thể, vấn đề quản lý nước chỉ mang ý nghĩa hợp tác chung chung, trong khi hợp tác phát triển bền vững ở Mekong còn rất nhiều thách thức.

"Với các dòng sông quốc tế, việc các nước có cơ chế hợp tác là điều rất quan trọng, các nước không thể nói anh đi đường anh, tôi đi đường tôi. Các bên cần hợp tác trên tinh thần cùng có lợi, trên cơ sở thiện chí và dựa trên luật pháp quốc tế. Tôi hy vọng cơ chế Lan Thương - Mekong sẽ giúp khắc phục những thiếu sót về hợp tác giữa Trung Quốc và các nước thuộc hạ lưu", ông Tứ nói.

Việt Anh

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giườngVụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường
07:31:09 18/01/2025
Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thươngXe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương
16:50:31 18/01/2025
Công an TPHCM: Phạt người vượt đèn nhường đường xe cứu thương là saiCông an TPHCM: Phạt người vượt đèn nhường đường xe cứu thương là sai
08:02:50 17/01/2025
Xác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCMXác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCM
21:03:09 17/01/2025
Dựng cây nêu trước nhà, 2 anh em họ bị điện giật thương vongDựng cây nêu trước nhà, 2 anh em họ bị điện giật thương vong
07:25:46 17/01/2025
Một người đi bộ trên đường ray bị tàu hỏa tông tử vongMột người đi bộ trên đường ray bị tàu hỏa tông tử vong
20:39:22 16/01/2025
Dập tắt vụ cháy nhà dân tại xã Sông Trầu, không có thiệt hại về ngườiDập tắt vụ cháy nhà dân tại xã Sông Trầu, không có thiệt hại về người
20:36:16 16/01/2025
Lý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấpLý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấp
14:20:58 17/01/2025

Tin đang nóng

Phương Oanh hé lộ khoảnh khắc đời thường của cặp sinh đôi, biểu cảm 2 nhóc tì ra sao mà khiến netizen "đổ rầm rầm"?Phương Oanh hé lộ khoảnh khắc đời thường của cặp sinh đôi, biểu cảm 2 nhóc tì ra sao mà khiến netizen "đổ rầm rầm"?
13:52:18 18/01/2025
Thản nhiên chạm điểm nhạy cảm của người phụ nữ trong siêu thị, nam du khách nước ngoài ngang ngược "đã làm nhiều lần, không ai phàn nàn"Thản nhiên chạm điểm nhạy cảm của người phụ nữ trong siêu thị, nam du khách nước ngoài ngang ngược "đã làm nhiều lần, không ai phàn nàn"
16:53:59 18/01/2025
Truyền thông bóc chi tiết rùng mình Triệu Lộ Tư bị cưỡng ép trở lại giữa lúc kiệt quệ, tất cả đều vì số tiền 350 tỷTruyền thông bóc chi tiết rùng mình Triệu Lộ Tư bị cưỡng ép trở lại giữa lúc kiệt quệ, tất cả đều vì số tiền 350 tỷ
14:02:43 18/01/2025
Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?
15:46:29 18/01/2025
Soi cận căn hộ sang chảnh, "đậm mùi tiền" của Hoa hậu Đỗ Hà tại Hà NộiSoi cận căn hộ sang chảnh, "đậm mùi tiền" của Hoa hậu Đỗ Hà tại Hà Nội
17:16:51 18/01/2025
Hoa hậu Thanh Thuỷ và SOOBIN đính chínhHoa hậu Thanh Thuỷ và SOOBIN đính chính
13:57:10 18/01/2025
Thấy chúng tôi biếu mẹ chồng hộp thuốc bổ trị giá 1 triệu, bố xấu hổ liền cho lại 15 triệuThấy chúng tôi biếu mẹ chồng hộp thuốc bổ trị giá 1 triệu, bố xấu hổ liền cho lại 15 triệu
17:02:39 18/01/2025
Scandal "đổi tình lấy ca làm" tại McDonald's: Số nạn nhân tăng không ngừng khiến dư luận phẫn nộScandal "đổi tình lấy ca làm" tại McDonald's: Số nạn nhân tăng không ngừng khiến dư luận phẫn nộ
14:36:37 18/01/2025

Tin mới nhất

Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

16:56:15 18/01/2025
Trước đó, vào khoảng 18h30 chiều 16/1, gia đình Elvin trình báo với cảnh sát về việc con trai mất tích. Theo đó, cậu bé đạp xe rời khỏi nhà vào khoảng 14h30 chiều cùng ngày. Một nhóm cảnh sát đã tìm kiếm Elvin cho đến tận đêm khuya.
Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

16:53:51 18/01/2025
Theo đó, khoảng 10 giờ cùng ngày, người dân lưu thông trên đường D2 trong khu Công Nghệ cao (TP Thủ Đức), theo hướng từ quận 7 thì nhìn thấy một người đàn ông nằm tử vong trong làn ô tô ở dốc cầu.
Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên

Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên

16:47:25 18/01/2025
Trong lúc đỗ ô tô để vào ăn cưới, xe bất ngờ tăng ga rồi lao thẳng xuống hồ Cô Tiên ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, Quảng Ninh), sau đó lật ngửa bụng.
Xe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Xe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

16:44:56 18/01/2025
Tại hiện trường, toàn bộ thiết bị tại trạm thu phí bị hư hỏng, không thể sử dụng tiếp, chiếc xe container lật nghiêng giữa lòng đường. Vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Sắt từ xe đầu kéo đổ xuống đường ở TPHCM, một người bị thương

Sắt từ xe đầu kéo đổ xuống đường ở TPHCM, một người bị thương

08:04:58 17/01/2025
Xe đầu kéo chở sắt chạy trên quốc lộ 1, khi đến một giao lộ ở quận Bình Tân (TPHCM), nhiều tấm sắt trên xe bất ngờ rơi xuống đường làm một người bị thương.
Ngã ra đường khi vượt xe tải, ông lão bị xe cán tử vong tại chỗ

Ngã ra đường khi vượt xe tải, ông lão bị xe cán tử vong tại chỗ

08:00:15 17/01/2025
Điều khiển xe máy trên đường, một ông lão ở Đắk Lắk không may bị té ngã khi cố vượt xe tải và bị phương tiện cán qua người, tử vong tại chỗ.
Đắk Lắk: va chạm với xe tải, một người đàn ông tử vong

Đắk Lắk: va chạm với xe tải, một người đàn ông tử vong

05:23:10 17/01/2025
Theo camera an ninh của người dân ghi lại thì nguyên nhân ban đầu được xác định là do ông K đã điều khiển xe máy vượt lên xe tải và bất ngờ bị té ngã ngay trước đầu xe khiến nạn nhân bị cán tử vong tại chỗ.
Một người dân ở Thanh Hóa tử vong khi đang dựng cây nêu chơi Tết

Một người dân ở Thanh Hóa tử vong khi đang dựng cây nêu chơi Tết

20:41:03 16/01/2025
Khi đã làm xong nhà mình, anh B sang sửa lại cây nêu nhà anh C. Do cây nêu cao, khi đang chuẩn bị chôn thì cây nghiêng đổ va quẹt vào đường dây điện 35 kV chạy ngang ngõ.
Jason Quang Vinh Pendant báo tin vui đến HLV Kim Sang Sik

Jason Quang Vinh Pendant báo tin vui đến HLV Kim Sang Sik

08:37:52 16/01/2025
Hậu vệ Jason Quang Vinh Pendant của CLB Công an Hà Nội sắp hoàn tất quá trình nhập tịch để sẵn sàng khoác áo đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Vụ gần 1.600 con lợn bị thiêu sống: "Tôi mất bình tĩnh quên cúp điện"

Vụ gần 1.600 con lợn bị thiêu sống: "Tôi mất bình tĩnh quên cúp điện"

08:32:11 16/01/2025
Những ngày này, anh Hoàng Văn Tiếp (làng Lang, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đang tất bật cùng công nhân đào 16 hố sâu, dùng trấu, vôi để tiêu hủy gần 1.600 con lợn vừa bị chết trong vụ hỏa hoạn.
Chán cảnh kẹt xe, nam nhân viên văn phòng ở TPHCM đi bộ 6km về nhà

Chán cảnh kẹt xe, nam nhân viên văn phòng ở TPHCM đi bộ 6km về nhà

08:30:31 16/01/2025
Cuối năm, đường sá ùn tắc hơn ngày thường rất nhiều. Thời gian đi bộ từ công ty về nhà còn nhanh hơn lái ô tô vì giờ hè phố rất thông thoáng , anh Luân, nhân viên văn phòng tại TPHCM, tâm sự.
Khu tái định cư hàng chục tỷ đồng, chỉ 2 hộ dân đến làm nhà rồi rời đi

Khu tái định cư hàng chục tỷ đồng, chỉ 2 hộ dân đến làm nhà rồi rời đi

08:24:30 16/01/2025
Khu tái định cư cho người dân vùng lũ ở Hà Tĩnh được xây dựng với tổng kinh phí hơn 41 tỷ đồng, 165 hộ dân được cấp đất miễn phí.

Có thể bạn quan tâm

Lên đồ ngày xuân cùng những chất liệu được ưa chuộng nhất mùa này

Lên đồ ngày xuân cùng những chất liệu được ưa chuộng nhất mùa này

Thời trang

20:02:59 18/01/2025
Không chỉ sở hữu khí chất sang trọng đặc sắc, những loại vải này đều có đặc tính giữ phom dáng tốt và có thể giữ ấm nhẹ nhàng trong tiết xuân.
Xuân Son bỏ lỡ cơ hội san bằng 1 kỷ lục V.League

Xuân Son bỏ lỡ cơ hội san bằng 1 kỷ lục V.League

Sao thể thao

19:58:14 18/01/2025
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son không thể cân bằng kỷ lục 3 lần liên tiếp giành danh hiệu Vua phá lưới V.League của cựu tiền đạo Đỗ Merlo cách đây hơn 10 năm.
Con gái Harry và Meghan giống một thành viên Hoàng gia Anh đến ngỡ ngàng trong bức ảnh đáng yêu

Con gái Harry và Meghan giống một thành viên Hoàng gia Anh đến ngỡ ngàng trong bức ảnh đáng yêu

Netizen

19:56:51 18/01/2025
Hình ảnh Công chúa Lilibet (3 tuổi) trong dịp sinh nhật đầu tiên gây bất ngờ vì giống Công chúa Eugenie lúc nhỏ. Nhiều bức ảnh khác của Lilibet và anh trai Archie cũng được công bố trong những năm qua.
Nóng hổi xứ tỷ dân: Triệu Vy lộ diện giữa ồn ào dính líu đến đường dây buôn người sang Myanmar

Nóng hổi xứ tỷ dân: Triệu Vy lộ diện giữa ồn ào dính líu đến đường dây buôn người sang Myanmar

Sao châu á

19:54:16 18/01/2025
Bạn bè gây chú ý khi tiết lộ về cuộc sống gần đây của Triệu Vy sau khi nữ diễn viên này bị réo tên trong scandal lừa đảo, buôn người động trời.
Nhuộm tóc có làm tóc rụng nhiều hơn?

Nhuộm tóc có làm tóc rụng nhiều hơn?

Làm đẹp

19:53:45 18/01/2025
Thuốc nhuộm bán vĩnh viễn chỉ thấm một phần vào sợi tóc để phần lớn thuốc nhuộm vẫn nằm trên bề mặt, chỉ ảnh hưởng đến bề mặt tóc và không thấm vào lớp biểu bì tóc.
Lịch âm 18/1 - Xem lịch âm ngày 18/1

Lịch âm 18/1 - Xem lịch âm ngày 18/1

Trắc nghiệm

19:52:49 18/01/2025
Xem lịch âm: Dương lịch 18/1/2025; Âm lịch: 19/12/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ...
Canada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoài

Canada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoài

Thế giới

19:46:49 18/01/2025
Các quy tắc mới về giấy phép lao động mở được đưa ra sau thông báo vào mùa Thu 2024 rằng Canada sẽ giảm số lượng cư dân nước ngoài tạm thời trong nước.
Khánh Vân phản ứng khi bị nhận xét "không ra dáng Hoa hậu" vì làm 1 hành động lạ bên chồng hơn 17 tuổi

Khánh Vân phản ứng khi bị nhận xét "không ra dáng Hoa hậu" vì làm 1 hành động lạ bên chồng hơn 17 tuổi

Sao việt

19:39:15 18/01/2025
Hoa hậu Khánh Vân từng vướng tranh cãi vì màn nhảy sexy trong đám cưới cách đây không lâu, tuy nhiên có nhiều ý kiến bảo vệ vì cô không làm điều gì đi quá giới hạn.
Nam ca sĩ Gen Z quay MV mới bằng iPhone 16, gửi lời "kêu cứu" khiến dân mạng chú ý

Nam ca sĩ Gen Z quay MV mới bằng iPhone 16, gửi lời "kêu cứu" khiến dân mạng chú ý

Nhạc việt

18:51:21 18/01/2025
Tối 17/1, Wren Evans chính thức thả xích MV Cứu Lấy Âm Nhạc. Sản phẩm đánh dấu màn trở lại của giọng ca Gen Z sau gần 1 năm im hơi lặng tiếng kể từ album đầu tay Loi Choi.