Sống lành mạnh, phóng viên sức khỏe vẫn bị chẩn đoán ung thư phổi
Là nhà báo chuyên về mảng y tế, cô Hui Min có ý thức giữ gìn sức khỏe và thường xuyên tập luyện. Thế nhưng, sau một cơn đau đầu, Hui Min sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối…
Cuối năm ngoái, cô Hui Min, một nhà báo ở Đài Loan, đột nhiên không thể giao tiếp suôn sẻ với người khác. Cô nói lắp bắp, khó khăn và thậm chí có lần còn bị đau đầu dữ dội. Đến bệnh viện kiểm tra, cô rụng rời khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình bị ung thư phổi giai đoạn cuối.
May mắn là hiện kết quả điều trị của cô có phản ứng tốt, căn bệnh được kiểm soát ổn định. Hiện, Hui Min đang tham vào dự án thiết kế và phát triển phần mềm công nghệ “Cancer Cancer Raiders” của tổ chức Cancer Hope, với tư cách là người bệnh. Dự án này hy vọng sẽ giúp các bệnh nhân ung thư vượt qua được giai đoạn điều trị và củng cố lòng tin.
Hui Min cho biết bản thân cô không hề có bất kỳ triệu chứng về phổi nào trước đó. Thay vào đó, cô lại thường có biểu hiện bệnh về não như: Nói chuyện không lưu loát, đau đầu dữ dội… Trước tình hình đó, bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán rằng cô bị phù não, chèn ép vào khu vực ngôn ngữ khiến gây ảnh hưởng đến chức năng giao tiếp. Lúc đó, bác sĩ còn đã từng cân nhắc đến việc phẫu thuật để giải quyết tìn trạng này.
Tuy nhiên, Hui Min đã rất may mắn. Khi bác sĩ còn chưa làm phẫu thuật thì chứng phù não của cô biến mất, khả năng giao tiếp lại hồi phục. Bác sĩ cho rằng khối u chỉ nằm cạnh khu vực ngôn ngữ của não. Nên sau khi tiêu sưng, tình trạng lại được cải thiện.
Chính vì có chứng này nên khi cân nhắc phương pháp điều trị ung thư phổi cho Humin, bác sĩ đã loại bỏ cách dùng xạ trị để thay bằng phương pháp khác và khiến bệnh cô có tình trạng ổn định như hiện tại.
Cô Hui Min đã từng sốc khi phát hiện mình bị ung thư phổi.
Huimin cho biết trong gia đình cô cũng có 1 người bị ung thư. Bản thân cô lại chuyên viết về mảng tin tức y tế và cộng đồng nên cô thường coi mình cũng là “một chuyên gia về ung thư”. Vậy nên, khi phát hiện bị ung thư phổi và phải nhập viện điều trị, cô đã bị khủng hoảng sâu sắc.
Tiến sĩ Chen Yumin, Chủ tịch Hiệp hội Ung thư phổi Đài Loan cho biết, bệnh nhân ung thư phổi thường thường được “phát hiện muộn” và “điều trị muộn”. Việc thiếu kiến thức và sợ hãi mắc bệnh khiến người ta đã chậm chễ trong việc khi khám và làm trì hoãn quá trình điều trị.
Video đang HOT
Wang Zhengxu, Chủ tịch Tổ chức Hy vọng người bệnh, cho biết để truyền đạt hiệu quả thông tin cho bệnh nhân ung thư và bác sĩ, Quỹ đã đặc biệt thúc đẩy sự phát triển của “Raiders Cancer Cancer”. Họ sử dụng phần mềm LINEbot và Dịch vụ khách hàng thông minh Chatbot làm nền tảng để thông tin về việc điều trị bệnh ung thư phổi.
Robot trò chuyện trực tuyến của “Raiders Cancer Cancer” giúp các bệnh nhân ung thư trong việc điều trị căn bệnh của họ.
Điều giá trị nhất với Huimin là đã tham gia phát triển “Raiders Cancer Cancer” dưới góc nhìn của bệnh nhân. Cô thích công cụ này, nó giống như một phiên bản đơn giản của “bí kíp võ công” kỹ thuật số. Trong quá trình phòng chống ung thư, người bệnh cũng cần “khổ luyện” những kỹ năng cơ bản, ngay cả khi dấu hiệu bệnh còn ở giai đoạn sớm.
Thông qua robot trò chuyện, người ta dần dần có thể tìm hiều về từng loại ung thư phổi, thời gian và cách điều trị cũng như cách đối phó. Trên con đường lâu dài chống chọi lại căn bệnh quái ác này, bệnh nhân sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức cũng như được các nhân viên y tế tư vấn để có lòng tin, sự dũng cảm đương đầu với bệnh tật.
Dước góc nhìn bệnh nhân, cô Hui Min góp phần hoàn thiện cho Line Chat Robot.
Giống như Hui Min, vượt qua giai đoạn sốc ban đầu khi biết mình bị ung thư phổi, cô đã bình tĩnh lại để chiến đấu với căn bệnh. Cô cho biết cũng có nhiều người như cô, chiếm tới 60% bệnh nhân, không hề hút thuốc nhưng vẫn bị ung thư phổi, lý do mắc bệnh của họ không rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến gen di truyền.
Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện, nếu trong gia đình đã từng có người bị ung thư phổi, thì nguy cơ ung thư phổi ở các thành viên khác trong nhà sẽ tăng 1,5 đến 2 lần. Nếu có 2 người bị ung thư phổi, nguy cơ tăng lên gấp 5 lần.
Cách tốt nhất để chống lại căn bệnh nguy hiểm này là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao như: Người hút thuốc, trong nhà có bệnh nhân ung thư phổi, người có tiền sử mắc các bệnh về phổi… cần đi xét nghiệm ung thư định kì, để phát hiện bệnh sớm và tăng khả năng điều trị khỏi.
Minh Khôi
Theo Ettoday/ĐSPL
Căn bệnh ung thư đứng trong Top đầu ở Việt Nam, thủ phạm là gì?
Ở Việt Nam, ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất. Đây là một trong số những bệnh ung thư nguy hiểm và chiếm tỷ lệ tử vong cao, do thường được phát hiện muộn và khó điều trị.
Ảnh minh họa.
Thủ phạm số 1
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Theo WHO, hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong ở 20% các trường hợp ung thư, và 70% các trường hợp tử vong vì ung thư phổi trên toàn thế giới.
Khói thuốc lá chứa khoảng 4.000 chất, trong đó có khoảng 40 chất gây ung thư như nicotin, oxide carbon, benzene, formaldehyde, ammonia, acetone, arsenic, hydrogen cyanide...
Khi khói thuốc lá xâm nhập vào đường thở, xuống phổi, chúng làm lông mao cấu thành nên phổi bị tê liệt, thậm chí bị phá hủy, khiến cho phổi không thể làm việc, tống các chất độc hại của khói thuốc khỏi cơ thể. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, nhưng nó không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất. Hít phải khói thuốc lá một cách thụ động cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của bạn. Cơ chế gây bệnh ung thư phổi đối với hút thuốc thụ động cũng không khác nhiều so với hút thuốc chủ động.
Người hút thuốc thường hít vào phổi bằng luồng khói chính nhưng chỉ chiếm khoảng 20%, 80% các luồng khói còn lại từ thuốc lá gọi là luồng khói phụ, giữa các lần hít thuốc, ra môi trường xung quanh. Luồng khói phụ độc hại gấp nhiều lần luồng khói chính, đây chính là nguyên nhân gây ung thư phổi cho những người hít phải khói thuốc lá thụ động hay trong gia đình có người hút thuốc.
Như vậy có thể nói, lối sống thiếu lành mạnh, không khoa học góp phần làm trầm trọng thêm căn bệnh ung thư phổi ở người. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi lối sống. Theo nghiên cứu mới được công bố, nếu một người ngừng hút thuốc trên 10 năm, nguy cơ ung thư phổi sẽ giảm 30-50%.
Ung thư phổi do phơi nhiễm
Bên cạnh khói thuốc lá, một số công việc có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư phổi. Đó là những người phải làm việc trong môi trường có chứa uranium, thạch tín và các hóa chất khác. Chẳng hạn như amiăng, đây là loại chất độc hại trong sản xuất tấm lợp ở Việt Nam được nhiều quốc gia châu Âu cấm sử dụng do chúng gây bệnh ung thư phổi. Theo các chuyên gia y tế từ Đại học John Hopskin, việc sử dụng amiăng trong sản xuất độc hại, nó có thể gây bệnh khi người bệnh tiếp xúc 20-30 năm trước đó.
Amiăng đã bị cấm sử dụng ở 28 quốc gia châu Âu nhưng hiện vẫn được nhiều nước sản xuất và sử dụng trong đó có Việt Nam. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra ung thư phổi Theo WHO, mỗi năm có khoảng 223.000 ca tử vong vì ung thư phổi do ô nhiễm không khí. Mặc dù cơ quan đứng đầu về y tế thế giới nhận định, các trường hợp mắc ung thư phổi do ô nhiễm không khí ít hơn so với hút thuốc lá, nhưng nó cũng chiếm một tỷ lệ cao. Những ô nhiễm từ xe hơi, nhà máy, do cháy rừng, các điều kiện tự nhiên ... thường sản sinh ra khói gây ô nhiễm như nitrogen oxide, hay các bụi trong không khí...
Chúng gây ra các bệnh bụi phổi hay ung thư phổi. Các yếu tố nguy cơ khác Còn rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh ung thư phổi như tiền sử gia đình có người ung thư phổi, nhất là những người thuộc quan hệ cận huyết; sử dụng nguồn nước có nhiễm asen.... Hiện nay còn rất nhiều vấn đề liên quan đến căn bệnh ung thư phổi mà khoa học đang đi tìm câu trả lời như trong nhóm những người không hút thuốc, tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư phổi cao hơn so với nam giới hay ở ung thư tuyến- một loại của bệnh ung thư phổi thường xảy ra ở người không hút thuốc....
Để sàng lọc sớm ung thư phổi, bác sĩ khuyên những người hút thuốc lá và có phơi nhiễm với các yếu tố gây ung thư phổi nên thực hiện các bước sàng lọc sau:
Chụp X-quang ngực: Là phương pháp chụp các cơ quan và xương bên trong ngực. X quang là một loại tia năng lượng có thể đi qua cơ thể và cho hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể trên phim chụp. Chụp X quang ngực không được khuyến cáo trong sàng lọc ung thư phổi.
Xét nghiệm đờm: là một thủ tục trong đó bác sĩ sẽ lấy mẫu đờm (chất nhầy từ phổi) và quan sát dưới kính hiển vi để kiểm tra tế bào ung thư. Xét nghiệm đờm cũng không được khuyến cáo trong sàng lọc ung thư phổi.
Chụp cắt lớp vi tính ngực liều thấp: Sàng lọc ung thư phổi bằng chụp cắt lớp liều thấp là một tiến bộ lớn của lĩnh vực sàng lọc ung thư. Cách sàng lọc này với phần mềm vi tính hỗ trợ diễn giải hình ảnh chụp chính xác và giảm chi phí. Liều chụp được đặt ở mức 2mSv (so với liều chuẩn 7mSv), giảm nguy cơ tiếp xúc tia xạ so với chụp cắt lớp vi tính ngực thông thường.
Theo infonet
Các loại ung thư khó phát hiện sớm Ung thư không phải là chết. Một số loại ung thư nếu được phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi khá cao. Tuy nhiên có nhiều loại ung thư khó phát hiện sớm, dấu hiệu và triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh thường chủ quan, để bệnh nặng mới chịu đi khám. Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát...