“Song Lang” – Đôi điều suy ngẫm
Lần đầu tiên, một bộ phim sau khi ra rạp gặp cảnh “chùa Bà Đanh” khiến các nghệ sĩ đồng loạt kêu gọi “cho Song Lang thêm một tuần nữa” để phim có thêm cơ hội đến với khán giả.
Hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi khi cả nhà sản xuất đến dàn diễn viên đều là những gương mặt “hot”, khâu quảng cáo trước khi ra rạp cũng khá rầm rộ… Nhưng chưa đầy 2 tuần công chiếu, “Song Lang” đã đứng trước nguy cơ bị đẩy khỏi rạp vì người xem quá ít.
Lần đầu tiên, nhiều nghệ sĩ đồng loạt thể hiện tình cảm của mình với một bộ phim và tạo nên làn sóng kêu gọi cho “Song Lang” cuồn cuộn trên mạng xã hội với Hashtag: “ Cho Song Lang thêm một tuần nữa”.
Trên trang cá nhân, đạo diễn Nhuệ Giang viết: “Nếu không đi xem ngay (Song Lang – PV) các bạn sẽ mất cơ hội xem một bộ phim nghệ thuật hay”. Và đúng là, suất chiếu cuối cùng của phim “Song Lang” vừa qua đã khá đông khán giả, nhưng có lẽ đó chỉ là số ít những khán giả thực sự có tâm huyết với nghệ thuật mà đi xem vì tiếc nuối cho số phận một bộ phim.
Phim “Song Lang” của đạo diễn Leon Lê được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương. Phim lấy bối cảnh Sài Gòn những năm 80 của thế kỷ trước – thời hoàng kim của nghệ thuật cải lương với những phận đời, phận người, phận nghệ sĩ. Sau khi ra rạp, phim được đánh giá cao về nghề, tái hiện tốt bối cảnh Sài Gòn những năm 80 bằng sự tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Đây cũng là bộ phim đầu tiên đưa nghệ thuật cải lương lên màn ảnh rộng bằng sự chân phương mà không kém phần lộng lẫy.
Có khán giả nhận định: “Song Lang” là bộ phim đẹp đến từng cảnh quay, từ giọt nước rơi xuống vũng máu, từ trang sách cũ, từ ánh nhìn của nhân vật… đều cho thấy sự chỉn chu, kỹ lưỡng. Rất khó để phục dựng Sài Gòn những năm 80, thật khó để phục dựng thời hoàng kim của cải lương, càng khó để tạo nên không khí nghệ thuật cải lương đong đầy, đúng nghĩa và chính xác, nhưng Leno Lê và ê-kíp của mình làm được điều đó.
Thế nhưng, đó là nhận xét của những khán giả “có nghề”. Còn nhìn vào thực tế, nhiều khán giả bước ra khỏi rạp với trạng thái… mệt mỏi.
Video đang HOT
Có rất nhiều biện giải, trong đó có ý kiến cho rằng, “Song Lang” là một phim dòng nghệ thuật, lại là nghệ thuật lồng ghép yếu tố văn hóa truyền thống, hẳn nhiên sẽ kén khán giả. Đương nhiên, khi đã quá quen với dòng phim giải trí, việc ngồi thưởng thức một sản phẩm có tính nghệ thuật cao, khán giả sẽ cảm thấy mệt mỏi. Dù diễn viên chính của bộ phim là Liên Bỉnh Phát (vai Dũng) khẳng định: “Nếu khán giả cho rằng đây là dòng phim nghệ thuật, thì tôi khẳng định đây là phim nghệ thuật dễ xem nhất”, phim vẫn cứ gặp cảnh hắt hiu.
Hình ảnh trong phim “Song Lang”
Phải chăng đây chính cái kết chung cho những dòng phim có thiên hướng nghệ thuật?
Tự thân “Song Lang” đã làm khó mình khi lựa chọn đề tài “khoai”. Chính nhà sản xuất Ngô Thanh Vân ngay tại buổi công chiếu phim đã thừa nhận, “Song Lang” là phim kén khán giả nên khá lo lắng về doanh thu. Đạo diễn Leon Le còn nói: “Tôi đã chuẩn bị tâm lý cho sự hắt hủi từ đầu”. Nghĩa là cả đạo diễn, nhà làm phim lẫn diễn viên đều đã thấy trước được cảnh “chùa Bà Đanh” nhưng vẫn quyết dấn thân.
Dường như phim gắn với yếu tố lịch sử, nghệ thuật truyền thống… đều khó tìm khán giả, bởi khán giả Việt đã “nghiện” những dòng phim giải trí. Nên bấy lâu nay, rất ít nhà sản xuất phim điện ảnh dám mạo hiểm làm những dòng phim này. Bởi vậy, “Song Lang” thua ngay từ cái tên.
Dĩ nhiên, tự thân “Song Lang” vẫn còn không ít tiếc nuối. Về nội dung, “Song Lang” thiếu một chút tàn nhẫn của nhân vật Dũng, thiếu một chút sự tài hoa của Linh Phụng. Cải lương trong “Song Lang” cũng thiếu một chút thuyết phục khi để nhân vật hát chưa thực hay và cái kết thiếu bất ngờ, bỏ lại một nỗi buồn hụt hẫng nơi người xem. Nhưng, với những ai thật tâm đến với bộ phim đều nhận ra một điều rằng: “Song Lang” là một bộ phim riêng biệt và rất Việt Nam. Trong bối cảnh phim Việt đầy “remake” và hài nhảm như hiện nay, Leon Lê đã cho thấy mình là một người có thể “làm nên chuyện gì đó” với điện ảnh nước nhà.
Nhưng chắc rằng, sau thất bại của “Song Lang” thì Leon Lê cũng sẽ tỉnh ra được vài phần nếu muốn thu phục được “trái tim|” khán giả với dòng phim nghệ thuật.
Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân: “Chúng tôi cũng lường trước những khó khăn trong việc tìm khán giả khi lựa chọn đề tài cải lương, bởi đối tượng chính đến rạp là giới trẻ, nhưng không phải ai trong số đó cũng hiểu và yêu thích cải lương”.
Theo Baomoi.com
Lý giải buồn về phim nghệ thuật "Song Lang" "đìu hiu" thượng đế
Bộ phim "Song Lang" vừa được chiếu tại các rạp chiếu phim cách đây không lâu. Tuy nhiên, bộ phim lại "đìu hiu" khách đến xem.
Song Lang là tác phẩm dịp kỷ niệm 100 năm môn nghệ thuật cải lương ra đời, do đơn vị của Ngô Thanh Vân sản xuất. Bộ phim là câu chuyện giữa một gã đòi nợ thuê có gốc gác nghệ sỹ (Liên Bỉnh Phát đóng) với kép đẹp tài danh Linh Phụng (Isaac đóng). Hai gã đàn ông cô độc đã vô tình va chạm nhau rồi cảm mến nhau, tìm thấy ở nhau những nét đồng điệu trong tâm hồn, người này giúp người kia quay đầu trở lại con đường lương thiện.
Tuy nhiên, gần đây, Facebook đạo diễn Phạm Nhuệ Giang vừa có lời kêu gọi gửi tới các bạn yêu phim nghệ thuật. Nữ đạo diễn điểm qua tình hình, phim không được ưu tiên giờ chiếu 'vàng', 'thượng đế' đìu hiu.
Trên trang Facebook cá nhân, đạo diễn Nhuệ Giang viết: "Chắc vài hôm như vậy thì rạp sẽ cho phim "Song Lang" out sớm thôi, nên nếu không đi xem ngay các bạn sẽ mất cơ hội xem một phim nghệ thuật hay".
Trên thực tế, so với các bộ phim khác như "Em chưa 18", "Nhắm mắt thấy mùa hè", "Chàng vợ của tôi", "Cô gái đến từ hôm qua"... thì bộ phim "Song Lang" có phần kém hấp dẫn khán giả. Tại rạp chiếu phim quốc gia, nhiều bạn trẻ đứng xếp hàng để chờ đợi mua vé xem phim "Chàng vợ của em" nhiều hơn là phim "Song Lang".
Thực chất mà nói, phim "Song Lang" vẫn có khán giả đến xem. Tuy nhiên, khi bước ra khỏi rạp, không nhiều người cảm thấy hào hứng về bộ phim mình vừa xem. Thậm chí, họ còn tỏ thái độ mệt mỏi và chán nản khi xem xong.
"Song Lang" thuộc dòng phim tôn vinh văn hóa Việt.
Vậy điều gì khiến một bộ phim nghệ thuật kém hấp dẫn đến vậy? Ngay tên của bộ phim đã khiến khán giả khó hiểu. Nếu không am hiểu cải lương thì chẳng ai biết được "Song Lang" là một loại nhạc cụ quan trọng để cầm nhịp trong dàn nhạc tài tử-cải lương.
Cũng có thể coi phim "Song Lang" thiếu tính truyện trong phim. Trong khi đó, khán giả hiện nay lại chuộng dòng phim có tính truyện với những cảnh quay đẹp mắt. Trong "Song Lang", chất truyện mỏng, quá trình chuyển đổi hành trình nhân vật ngắn, các trường đoạn trong phim không đủ dày để tạo ra những tình tiết biến động, biên kịch chưa phát triển câu chuyện ngầm đủ mạnh nên nhân vật chưa có chiều sâu, xung đột nội tâm hay trở ngại của nhân vật còn nhẹ...
Theo nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã: "Có thể thấy ngay rằng với dòng phim dã sử, những người viết trẻ có thể dễ dàng tiếp cận hơn, còn phim lịch sử chính luận đòi hỏi tri thức sâu về lịch sử, sự chiêm nghiệm về số phận dân tộc và trải nghiệm đời sống đủ để tạo nên tác phẩm xứng đáng với nguyên mẫu trong lịch sử thì không phải ai cũng tiếp cận được.
Vậy, vấn đề không ở chỗ đổi mới phương pháp sáng tác mà phải tạo điều kiện để dòng phim cổ trang phát triển hơn, có cơ hội sản xuất nhiều hơn, thì mâm cỗ phim sẽ đương nhiên đầy đủ".
Theo Lao động
'Song Lang': Chỉn chu trong từng chi tiết, nhưng... có quá nhiều tiếc nuối Thành phố Sài Gòn cũ kỹ và bí bách năm 80 hiện lên rõ mồn một bởi góc quay và gam màu nhưng nội dung của "Song Lang" lại chưa đủ để chạm đến trái tim của khán giả. Mùa hè năm 2018 quả là một năm đầy hấp dẫn cho cộng đồng hủ nữ nói riêng khi hàng loạt các phim thuộc...