Sông Lam Nghệ An: Chỉ ý chí là không đủ?
Trận đấu trên sân khách Quy Nhơn ở vòng 24 của Sông Lam Nghệ An được dự báo là khó khăn, thực ra không đến mức như nhiều người nghĩ nếu tính về áp lực chuyên môn từ đội chủ nhà hay áp lực trên khán đài, hoặc trọng tài…
dành cho đội khách đã yên tâm trụ hạng.
Đội chủ nhà hùng mạnh chỉ ghi được một bàn thắng ở đầu hiệp 1 từ một tình huống cố định và sau đó phải nhờ tài năng của Văn Lâm và xà ngang, cột dọc mới thoát khỏi bàn gỡ. Chưa kể hiệp 2 chơi hơn người nhưng đội chủ nhà cũng không hoàn toàn áp đảo về thế trận và cuối cùng chỉ thắng sát nút 1-0 trước đội khách đầy ý chí quyết tâm dù giải đấu đã đi tới những vòng cuối.
Thái Bá Sang nhận thẻ vàng thứ 2, khiến cơ hội có điểm trước đội chủ nhà trở nên bất khả thi. Ảnh: Chung Lê
Nếu chỉ tính trong một trận cuối “cờ tàn” này, khi Sông Lam Nghệ An rõ ràng không còn nhiều mục tiêu phấn đấu, thì ý chí thi đấu, động lực thi đấu là điều đáng biểu dương. Các cầu thủ trẻ như Xuân Tiến, Văn Cường, Nam Hải… ngày càng thi đấu chững chạc bên cạnh các đàn anh sau những màn thử lửa qúy giá, trong đó có trận đấu với “ngựa ô” Bình Định. Thủ môn Văn Tiến dù ít được ra sân nhưng hoàn toàn tự tin, dũng cảm. Những nhân tố trụ cột như Ngọc Hải, Xuân Mạnh, Văn Đức… luôn chứng minh sự vượt trội về chuyên môn cũng như tinh thần thi đấu trong một trận cũng như toàn giải…
Nhưng vẫn có những điều chứng minh thực tế rằng, những điểm ưu trội nói trên, ý chí thi đấu cao của Sông Lam Nghệ An như hiện nay là hoàn toàn chưa đủ, không đủ so với yêu cầu đặt ra, chưa và không khiến cho những điểm yếu chí mạng của họ giảm đi hay hoàn toàn triệt tiêu. Bàn thua ngay từ phút thứ 3 của hiệp 1 trước chủ nhà Bình Định xuất phát từ một tình huống cố định, lỗi kèm người trực tiếp thuộc về ngoại binh Oseni nhưng tổng thể vẫn là lỗi của hệ thống phòng ngự.
Video đang HOT
Và chắc chắn đây không phải lần đầu Sông Lam Nghệ An bị đánh gục từ một tình huống cố định. Chất thép, chất phòng ngự siêu đẳng của Sông Lam Nghệ An gần như đã bị xói mòn, bị đánh tơi tả, dù đội có Ngọc Hải. Có thể ai đó nói trong tình huống đó, nếu có thêm Văn Khánh mọi việc sẽ khác. Đúng và không đúng bởi có Văn Khánh thì Ngọc Hải có đối tác ăn ý hơn nhưng nên nhớ khi có đủ bộ đôi trung vệ này thì Sông Lam Nghệ An vẫn thua ở các tình huống cố định như đã thấy, vẫn kém khi phòng ngự bóng bổng, bóng 2, vẫn dính đòn phản công không chỉ một đôi lần?
Hãy nhớ trong hàng phòng ngự của Sông Lam Nghệ An, cho đến vòng thứ 24 này, lần lượt các hậu vệ Bá Sang (2 lần?), Văn Khánh, Ngọc Hải, Đình Hoàng… lần lượt lĩnh thẻ đỏ trực tiếp, 2 thẻ vàng bằng 1 thẻ đỏ, đủ 3 thẻ vàng để được “treo giò”. Đây là điểm “chết” chí mạng của hàng thủ Sông Lam Nghệ An dù hiện nay từ “chém đinh chặt sắt” dần đi vào quên lãng? Trận đấu gặp Bình Định, khi thế trận đang rất tốt thì Bá Sang đã đánh mất tất cả bằng một động tác thừa thãi, non kém.
Có thể có trường hợp trọng tài nặng tay như thẻ đỏ với Ngọc Hải chẳng hạn, nhưng nói chung hậu vệ nóng nảy và quyết liệt quá mức cần thiết, khoảng cách giữa thô bạo, phạm lỗi ác ý so với dũng mãnh, quyết tâm là khoảng cách vô cùng mong manh, rất khó… cãi trọng tài khi họ “túyt” còi, là không thể biện minh. Rõ ràng, đây là một điểm xấu, điểm trừ, cần phải nhanh chóng loại bỏ vì nó trực tiếp gây hại cho tập thể đội bóng rất nhiều.
Một chi tiết rất đáng chú ý trong trận đấu với Bình Định vòng 24: khi Sông Lam Nghệ An chơi thiếu người sau thẻ đỏ, đội khách được hưởng một quả phạt trực tiếp ở cánh phải theo hướng tấn công. Đứng trước bóng là Văn Đức và Olaha? Ô hay, đội đang thiếu người tấn công mà cùng lúc cả 2 mũi nhọn quan trọng nhất lại lùi xa khung thành để làm bóng là cớ làm sao? Chiến thuật kỳ khôi gì ở đây? Một người chạy chiến thuật đánh lạc hướng từ xa và một người sút phạt chăng? Kết quả là Văn Đức câu bổng vào nơi toàn đối phương chờ sẵn, còn Olaha đứng nhìn?
Khi có lợi thế sân nhà, lực lượng hùng hậu nhưng Bình Định vẫn chơi rình rập, lùi sâu chờ cơ hội, phải chăng họ thừa biết Sông Lam Nghệ An thường xuyên dính đòn hồi mã thương? Và đoàn quân áo vàng vẫn lao lên, kể cả khi thiếu người, để rồi may cho thủ môn Văn Tiến không bị phạt thẻ đỏ trực tiếp khi nhanh nhẹn băng ra cản phá Rafaelson ở ngoài vòng cấm từ một tình huống phản công…
Để nói rằng, ý chí là sức mạnh, là truyền thống của một đội bóng nghèo, để vượt qua mọi nghịch cảnh. Nhưng hiện nay, không ai nói Sông Lam Nghệ An nghèo và nghèo thì chỉ có chống xuống hạng hết giải này sang giải khác mà thôi. Hiện chỉ ý chí không thôi là thất bại, càng thất bại nặng nề hơn với những sai sót, sai lầm từ trong khu chỉ đạo cho đến những lỗi nặng, lỗi nhẹ trong từng khoảnh khắc của trận đấu. Nếu không khắc phục triệt để những điều cố hữu nói trên, đội bóng rốt cuộc vẫn chỉ loanh quanh top giữa hoặc top cuối trầy trật mà thôi?
Tại sao V-League chưa thực sự thu hút?
Kết thúc vòng đấu thứ 9 V-League 1-2022, việc bảng xếp hạng tạm thời có tên 3 đội bóng Hà Nội FC, Sông Lam Nghệ An và Hoàng Anh Gia Lai vừa cho thấy giải đấu cao nhất của bóng đá Việt bắt đầu tách top, vừa chứng minh trật tự mạnh, yếu thật sự của các đội bóng.
Tuy nhiên thực tế mà V-League1-2022 đang thiếu so với trước là sức hấp dẫn, sức hút trên sân cỏ.
Hà Nội FC với lực lượng hùng hậu, đào tạo trẻ chất lượng số 1 Việt Nam, mua sắm ngoại binh chất lượng trở lại ngôi đầu bảng xếp hạng ở vòng đấu thứ 9, tức là vẫn với truyền thống xuất phát chậm, tăng tốc nhanh như họ từng làm được từ mùa giải 2020 về trước.
Sông Lam Nghệ An khi có nhà tài trợ mới có đủ điều kiện để đưa "trở lại nhà" những nội binh chất lượng cao, đủ sức thay ngoại binh giỏi trong "một nốt nhạc", vì thế họ 2 lần chiếm đỉnh bảng cho đến hiện nay nói cho cùng cũng là bước trở lại của một thế lực ở V-League mà bất cứ đội bóng nào cũng phải kiêng dè.
Hoàng Anh Gia Lai thi đấu tốt nhất ở mùa giải 2021, liên tiếp gặp khó sau đó nhưng hiện đang trở lại với chuỗi 4 trận thắng liên tiếp để vươn lên xếp hạng 3 tạm thời, thậm chí có nhà chuyên môn từng nói đây chính là ứng viên vô địch tiềm năng như họ từng làm được và hy vọng.
V-League 2022 thi đấu theo thể thức sân nhà, sân khách với 26 vòng đấu. Ảnh tư liệu Minh Đức
Nhưng những điều nói trên, dù rất đáng mừng, cũng không che đậy được một thực tế mà V-League1-2022 đang thiếu so với trước là sức hấp dẫn, sức hút trên sân cỏ.
Hà Nội FC thiếu Quang Hải, Sông Lam Nghệ An dựa chủ yếu vào sự bùng nổ của Văn Đức, Hoàng Anh Gia Lai vẫn là Văn Toàn, Công Phượng phiên bản "già"... Tất cả họ đều không còn tỏa sáng mạnh mẽ như xưa, cũng không còn sức hút thực sự như họ từng có.
Văn Quyết đang làm tốt việc thay thế vai trò đồng đội cũ để cùng đội bóng tiến từng bước vững chắc, có những tình huống xử lý tốt nhưng chắc chắn rất khó để so với Quang Hải về mọi mặt. Văn Đức cũng có tới 2 siêu phẩm sau 9 vòng đấu, là cầu thủ chuyển trạng thái có 1 không 2 của đội bóng và bóng đá Việt nhưng khi tiền vệ này chơi không đúng sức như trận gặp SHB Đà Nẵng, đội nhà "vỡ trận" ngay lập tức. Văn Toàn có 3 bàn thắng là dấu hiệu trở lại đáng nói, nhưng không chắc điều này sẽ được duy trì đến đâu và đội bóng phố núi liệu có về đích như hy vọng hay không vẫn là điều rất khó khẳng định.
Trong khi lượng người xem trên sân Vinh hay sân Pleiku đạt đỉnh 10.000 người/trận, chứng minh việc bóng đá hay đang thu hút khán giả tới sân thì trận đấu derby miền Trung giữa TopenLand Bình Định và SHB Đà Nẵng chỉ đạt con số 5.000 người lại chứng minh về sự "nguội lạnh" ở chính nơi từng rất nóng bỏng trước đây. Đội bóng được mệnh danh "PSG Việt Nam" có vẻ đang đánh mất bản sắc địa phương như từng có dưới thời Dương Ngọc Hùng, và dù thực lực mạnh vẫn không đủ sức thu hút sự ủng hộ ngay trên sân nhà. TopenLand Bình Định thua 2 trận liên tiếp mới đây và chưa biết điều gì xảy ra nếu tới đây tiếp tục không đạt kết quả như mong muốn.
Schmidt (trái) truy cản Hoàng Đức trong trận TopenLand Bình Định - Viettel ở vòng 1 V-League 2022 . Ảnh tư liệu Đức Đồng
Ai cũng biết và thấu hiểu việc các đội bóng đang ra sức giữ quân cho V-League bởi đây là "mặt trận hàng đầu", chỉ một chút sơ sẩy sẽ khiến họ phải trả giá. Năm trước, V-League sẵn sàng nghỉ chơi để phục vụ các đội tuyển, mỗi cầu thủ được gọi tập trung là vinh dự, tự hào của mỗi đội bóng. Nhưng nay thì ngược lại, Sông Lam Nghệ An không đưa Xuân Tiến, Văn Cường lên tập trung U19, Becamex Bình Dương không cho Vỹ Hào lên U19, nhiều cầu thủ Phố Hiến ở V-League 2-2022 cũng không lên... là những ví dụ điển hình. Thành tích là câu chuyện trước mắt, lại cũng là sự nghiệp của mỗi cầu thủ, vậy nên, nếu họ thường xuyên được ra sân ở V-League như Xuân Tiến, Văn Cường, Tuấn Tài, Vỹ Hào hay Phi Hoàng, Đình Duy chính là một trong những cách tôi luyện hiệu quả nhất mà bất cứ tài năng trẻ nào cũng cần có được. Phi Hoàng đã có liên tiếp 3 bàn thắng sau 2 vòng đấu, Vỹ Hào có 1 bàn, Xuân Tiến có 1 kiến tạo, Văn Cường 1 kiến tạo là bảng thành tích ban đầu đáng được chờ đợi và hy vọng.
Hy vọng V. League 2022 sau mỗi vòng lại có một "điểm nhấn" mới mẻ mà trước nay chưa từng có. Sẽ là một Quang Hải mới, một Văn Đức phiên bản 2.0 rực lửa hay một Văn Toàn lợi hại hơn xưa? Sẽ là một Phi Hoàng đầy hy vọng ở hàng công hay Xuân Tiến hay mọi nhẽ làm chủ khu trung tuyến? Và sẽ có thêm những bất ngờ thú vị không ai có thể đoán định trên sân cỏ?
Dàn sao mai SLNA 'thách thức' Hà Nội SLNA tiếp tục sử dụng nhiều cầu thủ trẻ trong trận làm khách quan trọng trước Hà Nội ở vòng 10 V-League. Cuộc đọ sức giữa Hà Nội và SLNA (19h ngày 31/7) là tâm điểm của vòng 10 Night Wolf V-League 2022. Hà Nội đang tạm dẫn đầu BXH với 17 điểm, trong khi SLNA kém hơn 1 điểm đứng thứ 2....