Sống kiểu thổ dân suốt 20 năm
Suốt 20 năm, người đàn ông xứ Wales thường xuyên diện lên mình những bộ trang phục được làm từ lông thú và trang điểm như thổ dân.
Ông Mangas Colaradas với diện mạo như thổ dân da đỏ. Ảnh: The Sun.
Ông Mangas Colaradas, 60 tuổi, phải ra hầu tòa hôm 23-8 vừa qua sau khi bị buộc tội phá hoại cuộc sống hoang dã vốn cần được bảo vệ.
Tại những phiên xét xử trước đó, ông Mangas đã xuất hiện trong trang phục áo lông thú, giày da lộn và một con rắn quấn quanh cổ. Tuy nhiên, tòa án đã bác bỏ các cáo buộc và ông Mangas sẽ không bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Đã sống theo phong cách thổ dân da đỏ suốt 20 năm từ sau khi bỏ vợ, ông Mangas, đến từ Swansea, xứ Wales, cho biết: “Các loài động vật tìm đến với tôi trước, nhưng tôi chưa bao giờ làm gì tổn hại tới chúng, tôi cũng sẽ không bao giờ giết hại động vật. Nhưng theo tục lệ của người da đỏ, khi thấy một con vật bị chết, tôi sẽ ăn nó hoặc sử dụng các bộ phận trên cơ thể nó”.
Năm 1997, ông Mangas đến Mỹ để sống cuộc sống thổ dân da đỏ nhưng bị chính quyền ở đây từ chối. 3 năm sau, ông tới Tây Ban Nha sống và mang về những bộ vuốt của chồn Badger cùng với cánh của chim đại bàng để làm mũ đội đầu. Tuy nhiên, ông đã bị bắt khi cảnh sát tìm thấy bộ sưu tập này.
Sau khi vụ xét xử kết thúc, ông Mangas sẽ được cảnh sát trao trả bộ sưu tập trên, tuy nhiên nếu muốn sử dụng chúng để làm trang phục cho mình, ông sẽ phải xin giấy phép.
“Lúc nào tôi cũng mặc như thế này. Không phải vì tôi muốn khoe khoang, mà vì tôi muốn thế. Tôi không thích cuộc sống hiện đại, chẳng ai để ý đến ai cả, cũng chẳng có ai quan tâm tới Mẹ Trái Đất. Trong khi đó những bộ tộc thổ dân da đỏ thì luôn tin vào Mẹ Trái đất và quan tâm lẫn nhau”, The Sun dẫn lời ông Mangas chia sẻ.
Theo Ngoisao
6 nghi thức rùng rợn nhất thế giới
Có những nghi thức tế lễ khiến nhiều người phải rùng mình khi chứng kiến.
1. Nghi thức treo xác tại lễ hội mặt trời
Những người thổ dân châu Mỹ là một cộng đồng yêu thiên nhiên và sinh sống rất hòa bình, tuy nhiên, họ cũng có những nghi thức vô cùng quái đản. Vào lễ hội mặt trời những người thổ dân Châu Mỹ sẽ nhịn ăn khi trời sáng trong 8 ngày liên tục.
Đàn ông trong bộ tộc sẽ bị xiên vào người rồi treo lên dây. Sau đó, họ sẽ từ từ ngả người ra sau để những vật nhọn này cắt sâu qua da thịt mình.
2. Nghi thức trưởng thành của bộ tộc Satere-Mawe
Bộ tộc Satere-Mawe luôn sản sinh ra những người thợ săn tài giỏi. Tuy nhiên để trở thành một người trưởng thành, các chàng trai trẻ phải trải qua một nghi thức vô cùng đau đớn.
Những chú kiến Paraponera sẽ được bắt và bỏ đầy trong 2 chiếc găng tay, chàng trai trẻ có nhiệm vụ đeo đôi găng tay này và nhảy múa trong vòng 20 phút mà không được tỏ ra đau đớn.
3. Nghi thức móc xiên của người Hindu
Ở miền Nam Ấn Độ, những người Hindu giáo tổ chức lễ thờ chúa Murugan bằng cách xiên vào cơ thể, kể cả lưỡi. Những chiếc móc sắt, giáo sắt được dùng để đâm xuyên qua ngực và mặt người dự lễ, nhiều người sùng tín còn dùng lưng mình để kéo xe lễ.
4. Nghi thức xiên lưỡi ở Guinea xích đạo
Ở vùng Papua, Guinea xích đạo người ta tổ chức lễ trưởng thành của những chàng trai bằng một cách khá rùng rợn "xiên lưỡi".
5. Đóng thánh giá ở Philipines
Những người dân Philipines tái hiện lại sự chịu đựng của đức Chúa Jesus vào thứ Sáu Tuần Thánh hàng năm. Họ tự đóng đinh mình lên thánh giá rội bị đánh bằng roi da.
6. Nghi thức tự ướp xác của Phật Giáo
Đây có lẽ là nghi thức đau đớn nhất vì những người thực hiện nghi thức này sẽ chết dần chết mòn. Nghi thức này được gọi là Sokushinbutsu và được thực hiện trong khoảng 3 năm.
Các thầy tăng theo nghi thức này sẽ chỉ ăn hạt dẻ và hạt giống để loại bỏ chất béo trong cơ thể. Sau đó họ ăn gỗ và uống lá trà độc trong khoảng 1 năm. Cho đến khi gần chết, họ sẽ được đưa vào mộ với một chiếc chuông nhỏ trên người. Khi nào chiếc chuông ngừng reo có nghĩa là vị sư đó đã hoàn toàn đi sang thế giới bên kia.
Theo Quang Dũng (TTVN)
Độc đáo lễ tôn vinh người chết của thổ dân Yawalapiti Những thổ dân Yawalapiti sống ở Công viên Quốc gia Xingu, bang Mato Grosso, Brazil sẽ cùng nhau vẽ mặt, mặc những bộ trang phục kì quái để nhảy múa, tôn vinh những người đã khuất trong lễ hội mang tên "Quarup". Trong lễ hội tông vinh người chết năm nay, những thổ dân Yawalapiti tưởng nhớ Tù trưởng tuyệt vời của họ...