‘Sống không dũng cảm uổng phí thanh xuân’- Kỷ niệm xưa ùa về với những đồ gia dụng đã từng quen thuộc
“Sống không dũng cảm uổng phí thanh xuân” là bộ phim thanh xuân vườn trường vừa lên sóng được 8 tập đầu tiên. Ngoài những chi tiết đáng yêu, nghịch ngợm của tuổi học trò, bộ phim còn tỷ mỉ đến từng chi tiết khi lồng ghép được rất nhiều những bối cảnh, đồ vật của những năm 90.
Sống không dũng cảm uổng phí thanh xuân là một bộ phim thanh xuân cực kỳ đáng xem. Lấy bối cảnh là những năm giữa của thập niên 90, Dương Tịch và nhóm bạn của mình bao gồm Lý Ngư, Tư Đồ Nhị Điều, Dương Tiêu Hòa Mỹ đang bình yên trải qua một mùa hè nhàn nhã cuối cùng của thời học sinh, bỗng đâu xuất hiện một kẻ gây rối chen ngang Hoa Bưu làm xáo trộn cuộc sống của tất cả mọi người.
Mở đầu bộ phim, hình ảnh ngôi nhà ấm cúng chắc cũng nhắc chúng ta nhớ về gia đìn thân yêu của mình. Năm 1996 là học sinh lớp 12, đến thời điểm hiện tại cũng đã ngoài 30, bận rộn cơm áo gạo tiền, nhìn khung cảnh ấy có ai là không nhớ nhà, nhớ quê?
Những khung ảnh gỗ mộc đơn sơ lưu giữ ảnh gia đình, những bức hình thời nhỏ ngây ngốc đã nhuốm bụi thời gian, liệu bây giờ có còn ai giữ? Bây giờ bức ảnh nào cũng photoshop đẹp lung linh, chụp nghệ thuật, đóng khung lồng kính cực kỳ sang chảnh.
Hay là chiếc TV, hiện tại nhà nào cũng có một đến nhiều chiếc TV màn hình phẳng, hình cong, thu cả thế giới trong tầm mắt. Nhưng những ngày xưa ấy, những ngày năm 1996, chiếc TV màn hình lồi đơn giản lại là cả một gia tài. Mỗi khi có chương trình chiếu trùng nhau là cả nhà lại tranh nhau chiếc điều khiển để mở kênh mình yêu thích. Chiếc TV mang cả kỷ niệm của tuổi thơ chắc giờ chỉ còn có mặt trong hàng ve chai, sắt vụn.
Tương tự như TV, một thiết bị truyền thành quen thuốc rất được yêu thích trong những năm 90 đó là đài- Radio. Bạn còn nhớ những giờ dỏng tai lên nghe nhạc theo yêu cầu hay chờ đợi mòn mỏi đến chương trình trả lời tâm sự? Hiện đại hơn là mua băng nhạc về bỏ vào Radio và thưởng thức nhạc như một nhà thẩm định chuyên nghiệp. Ngày xưa ơi còn đâu? Bây giờ ai cũng nghe nhạc số bằng điện thoại, máy tính cả rồi.
Chiếc quạt con cóc ngày xưa, là cả một thời chúc mặt vào quạt ô a, giờ đây cũng được thay thế bằng những loại quạt máy siêu mát, hay điều hòa, máy lạnh.
Điện thoại bàn cũng là cả một miền ký ức thân quen. Có chiếc điện thoại là có thể liên lạc với cả thế giới. Dương Tịch liên lạc với ông anh trai xa nhà cũng bằng chiếc điện thoại này. Chúng ta ngày xưa cũng thế, điện thoại cố định tuy bất tiện nhưng cũng là cả một gia tài thời bấy giờ. Còn bây giờ mỗi người một điện thoại di động, chiếc máy bàn chỉ còn có ở một số cơ quan, nhiều khi chỉ để phục vụ liên lạc nội bộ.
Những đồ vật ấy, từng thứ theo mạch phim cứ thế hiện về trong ký ức mỗi người. Nhưng đâu chỉ có thế, nhìn cảnh vật, nhìn người, xem nội dung phim càng lâu lại càng khiến chúng ta không thể không hoài niệm.
Dương Tịch có tài chạy rất nhanh, được bố mẹ hứa nếu vượt qua được một mức thành tích nhất định sẽ được thưởng một chiếc xe đạp. Và rồi, khi ước muốn đã thành sự thật, Dương Tịch lần đầu tiên trong đời có được chiếc xe mình yêu thích đã phấn khích đến nỗi rủ cả đám bạn tụ tập cùng đi mua xe.
Hình ảnh chiếc xe đạp màu hồng giữa sự háo hức, mong chờ của đám người Dương Tịch, liệu có nhắc chúng ta nhớ về một thời đã từng như thế. Có được một chiếc xe cho bằng bạn bằng bè, mua được xe đẹp là giữ gìn nâng niu.
Dương Tịch và bạn của mình vừa mua được xe là phấn khởi, Tư Đồ Nhị Điều lôi ngay trong túi ra chiếc máy ảnh nhỏ chụp ảnh lưu niệm cho Dương Tịch, bắt Dương Tịch tạo ra những dáng vô cùng khó đỡ. Thời ấy, với chiếc máy ảnh trong tay, Tư Đồ Nhị Điều hẳn là đại gia trong lũ học sinh. Bây giờ đâu ai còn dùng máy ảnh đó, điện thoại thông minh tích hợp kỹ năng chụp ảnh làm đẹp tự động đã góp phần đưa những chiếc máy ảnh phim nhỏ gọn vào thùng rác.
Ồn ào, náo loạn với niềm vui có xe mới, sau vài phút cao hứng quên trông chừng xe, chiếc xe đạp chưa kịp đi đã bị trộm ngay trước mắt Dương Tịch, Nhị Điều, Lý Ngư và Hòa Mỹ. Nhìn thấy tên trộm, một mình Dương Tịch xông pha đuổi bắt, dồn tên trộm vào tận trong trường để rồi cuối cùng xe chẳng lấy lại được mà còn bị thương nặng ở chân, khó lòng tham gia thi chạy lấy 10 điểm cộng vào đại học.
Nhìn cảnh vật nhớ ngày xưa, có thể nói nhà sản xuất phim đã cực kỳ có dụng tâm khi đầu tư vào bối cảnh một cách chi tiết và chân thực như thế. Những mở đầu của bộ phim cũng là cánh cửa gợi mở cho chúng ta trở về nững ký ức thanh xuân trước kia.
Theo saostar
'Tương dạ': Có gì trong 'bom tấn' chiếu mạng trị giá 50 triệu Nhân dân tệ?
Tuy mới đi chưa được một phần ba chặng đường, nhưng Tương dạ đã làm nên nhiều kỳ tích khiến người xem bất ngờ.
Lên sóng vào những ngày đầu tháng 11, bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Miêu Nị phải đương đầu với nhiều đối thủ đáng gờm như Song thế sủng phi 2, Hóa ra anh vẫn ở đây,...
Những tưởng tác phẩm huyền huyễn này sẽ trình chiếu và kết thúc trong im lặng, nhưng không, Tương dạ lần lượt mang tới cho người hâm mộ hết bất ngờ này tới bất ngờ khác: đạt số điểm 7.2/10 tại trang đánh giá phim hàng đầu - Douban, thu hút nửa tỷ lượt xem sau mười tập, lượng views mỗi ngày trên 50 triệu. Vậy nhờ đâu mà Tương dạ lại gây được tiếng vang lớn đến thế?
Nội dung hấp dẫn, bám sát nguyên tác
Có thể nói, cách nhanh nhất để lấy lòng khán giả của một bộ phim chuyển thể chính là bám sát nguyên tác. Sau mười tám tập lên sóng, người xem, đặc biệt là fan tiểu thuyết đã thở phào nhẹ nhõm vì biên kịch không chỉnh sửa quá nhiều chi tiết trong truyện. Vẫn là một Ninh Khuyết (Trần Phi Vũ) thiếu gia phóng khoáng và một thị nữ Tang Tang (Tống Y Nhân) trung thành.
Ninh Khuyết và Tang Tang
Vì đắc tội với Hạ Hầu (Hồ Quân) nên gia đình Ninh Khuyết chịu họa diệt môn, chỉ còn chàng và thị nữ thân cận sống sót, được Mã tướng quân thu nuôi, dạy dỗ. Nhanh ý, thông minh, sáng dạ, Ninh Khuyết dần trở thành cánh tay đắc lực của Mã tướng quân. Trở về sau một lần bị phục kích, Ninh Khuyết được Mã tướng quân tiến cử làm người dẫn đường cho Lý Ngư (Đồng Dao) - nàng công chúa thoát cảnh bồi táng theo Vương đình Kim Trướng tới đô thành.
Công chúa Lý Ngư
Ban đầu, Ninh Khuyết không đồng ý vì chuyến đi này quá nguy hiểm, nhưng trong lúc buộc phải đưa ra quyết định cuối cùng, chàng nhận được thư nhập học từ thư viện tu luyện tại đô thành. Thế nên, Ninh Khuyết buộc lòng phải dẫn theo Tang Tang, hộ tống nàng công chúa Đường quốc trở về quê hương.
Tại đây, chàng dần phải làm quen với những mưu kế triều chính nguy hiểm, đối đầu với Thế tử Yên quốc - Long Khánh (Tôn Tổ Quân). Dòng xoáy thời cuộc khiến thị nữ cùng Ninh Khuyết trải qua sướng khổ trở thành người kết tóc se duyên cùng Long Khánh, còn chàng dường như rung động trước cô gái tên Mạc Sơn Sơn (Viên Băng Nghiên), bỏ rơi tình cảm và kí ức đẹp đẽ giữa mình và Tang Tang.
Mạc Sơn Sơn
Thế tử Long Khánh
Trailer Tương dạ
Có dàn diễn viên thực lực, nhập vai sinh động
Ở thời điểm này, hiếm có một bộ phim nào tập hợp được rất nhiều cái tên gạo cội, nổi tiếng như Tương dạ: Hồ Quân, Lê Minh, Quách Phẩm Siêu, Trịnh Thiếu Thu,... Tuy không sắm vai chính nhưng tất cả đều là những nhân vật then chốt, có ảnh hưởng tới mạch nội dung chính của phim chứ không phải 'người qua đường'. Chính những gương mặt dày dạn kinh nghiệm này đã khiến khán giả vững tâm hơn về Tương dạ, chắc chắn đây sẽ là tác phẩm sinh động, có biến hóa trong diễn xuất chứ không chỉ đọc thoại suông như những phim chiếu mạng khác.
Trái ngược với dàn diễn viên phụ, bộ đôi đóng chính: Trần Phi Vũ và Tống Y Nhân gần như là những gương mặt mới của điện ảnh Hoa ngữ. Từng sánh vai cùng Âu Dương Na Na trong bản điện ảnh của Bí quả nhưng không tạo được nhiều dấu ấn, con trai của đạo diễn đình đám - Trần Khải Ca bị khá nhiều người 'ném đá' khi nhận vai Ninh Khuyết có tâm lý biến hóa phức tạp. Nhưng chàng trai 18 tuổi đã không khiến khán giả thất vọng khi lột tả chân thực hình ảnh một Ninh Khuyết gan dạ, trưởng thành theo thời gian.
Có cơ hội góp mặt trong một vài bộ phim, nhưng phải tới Tương dạ, tên tuổi của Tống Y Nhân mới tới gần người xem hơn. Bước sang tuổi 25 nhưng cô nàng vẫn nhập vai thiếu nữ Tang Tang lém lỉnh, đáng yêu siêu 'ngọt' nhờ ngoại hình nhỏ nhắn, đôi mắt biết nói, lúm đồng tiền sâu hin hút và khuôn mặt trẻ hơn tuổi.
Các pha võ thuật chân thật, bối cảnh đẹp mắt.
Được đầu tư tới 50 triệu Nhân dân tệ nên Tương dạ thường xuyên quay ngoại cảnh và chăm chút rất nhiều cho kỹ xảo cũng như bối cảnh giả lập. Chính điều này tạo nên điểm khác biệt lớn giữa Tương dạ và nhiều cái tên đang lên sóng cùng thời điểm.
Thuộc dòng phim tu tiên, huyền huyễn nên phim có rất nhiều cảnh giao đấu, thi triển pháp thuật. Không 'múa may' cho qua chuyện, các động tác được thực hiện dứt khoát, gọn gàng. Cách sử dụng kiếm, cung, thương,... của các nhân vật khá nhuần nhuyễn, không tạo cảm giác ngượng ngập, gượng gạo. Cùng với đó, hiệu ứng slow-motion làm các pha hành động trở nên mềm mại, 'dễ thở' hơn.
Tập hợp phân cảnh võ thuật trong Tương dạ
Đồng thời, phim còn 'ghi điểm' mạnh nhờ cảnh non nước nên thơ, hữu tình. Từ dòng sông xanh biếc cho tới cây cầu rêu phong, tất cả đều khiến người xem phải xuýt xoa liên tục. Ngoài ra, bối cảnh giả lập của Tương dạ hoành tráng, đẹp mắt, không kém gì các tác phẩm trên màn ảnh rộng.
Hiện tại, Tương dạ đang phát sóng độc quyền trên kênh chiếu phim trực tuyến Tencent.
Theo tiin.vn
'Con người không dũng cảm uổng phí thanh xuân'- Hoài niệm về một thời căng tràn nhiệt huyết "Con người không dũng cảm uổng phí thanh xuân" là bộ phim thanh xuân vườn trường, được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên, dự kiến lên sóng trang mạng Tencent ngày 22/11/2018. Con người không dũng cảm uổng phí thanh xuân (É54;ô26;), gọi tắt là Nhiệt huyết thanh xuân đạo diễn Đặng Khoa, biên kịch Tôn Tiếu, diễn viên chính: Hầu...