Sống không điện, nước giữa thủ đô
Một gia đình ở phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội từ nhiều ngày nay sống trong cảnh không điện, nước sinh hoạt.
Chỉ vì xây dựng không phép trên diện tích 7m2 mà hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thái (cán bộ quân đội nghỉ hưu, tổ 35 phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt điện, nước sinh hoạt từ nhiều ngày nay.
Đáng nói hơn, gia đình này đang có tới 2 người ốm nặng và đã chấp hành yêu cầu “đình chỉ thi công”. Bên cạnh cái “lý” thì sự việc khiến người ta phải không thể đặt câu hỏi “tình người đã biến đi đâu”?
Vợ ông Thái bị chấn thương não, mất 80% sức khỏe phải sống trong cảnh không điện, không nước
Giữa thủ đô, sống cảnh không điện, không nước
Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Kim Cương- con gái ông Thái – cho hay: “Gia đình tôi có 5 người thì đã có hai người mắc bệnh nặng: mẹ tôi bị chấn thương sọ não, bị mất 80% sức khỏe nên phải có người phục vụ. Con trai tôi 5 tuổi bị mắc Hội chứng thận hư, được chỉ định điều trị ngoại trú với điều kiện phải giữ vệ sinh tuyện đối.
Video đang HOT
Nhưng đã từ nhiều ngày nay, mặc dù thời tiết nắng nóng, cả gia đình tôi vẫn phải sống lay lắt trong cảnh bị cắt điện, cắt nước. Đến phạm nhân trong trại cải tạo còn có điện, có nước để sịnh hoạt. Thể nhưng chỉ vì một vi phạm hành chính về xây dựng, gia đình tôi lại phải sống trong cảnh tệ hại như vậy ngay giữa thủ đô.”
Tình trạng trên bắt nguồn từ việc ông Thái đã tiến hành xây dựng công trình (tường gạch cao 2,7m, mái bê tông, rộng 7m2) trên diện tích đất lưu không cạnh nhà để làm bếp nấu ăn vào tháng 5/2013. Đây vốn là phần đất mà gia đình ông sử dụng, xây tường bao (ghép với khu nhà) từ năm 1999.
Cho rằng đây là công trình xây dựng không phép (ngoài diện tích đất theo sổ đỏ), ngày 3/6, UBND phường Nghĩa Đô đã lập biên bản “ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng”. Một ngày sau, cơ quan này tiếp tục ra Quyết định đình chỉ thi công và yêu cầu “thủ trưởng các đơn vị cấp điện, cấp nước phải dừng ngay việc cấp điện, cấp nước đối với công trình xây dựng vi phạm”. Đến ngày 7/6 thì có tiếp Quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm
Thực hiện yêu cầu trên, Cty Kinh doanh nước sạch và Điện lực Cầu Giấy đã lần lượt tiến hành ngừng cung cấp điện, cung cấp nước đối với địa chỉ nhà ông Thái. Thậm chí, cả 2 đường dây điện của 2 công tơ khác (người đứng tên trong hợp đồng mua điện là vợ ông Thái và con ông Thái) đều bị cắt.
Điều đáng nói ở chỗ, Nghị định 108/2007/NĐ- CP chỉ cho phép “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước liên quan đến xây dựng công trình” nhưng trong việc này, gia đình ông Thái lại bị cắt toàn bộ điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Đây có phải là một biện pháp “ngăn chặn” vi phạm tái diễn hay thực chất là một biện pháp “trừng phạt” người vi phạm?
Không cần biết công trình có sử dụng điện hay không
Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Yến- Phó Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô- cho rằng, “yêu cầu cắt điện, nước là để nhằm vào phương tiện công cụ xây dựng, để ngăn chặn xây dựng”. Nhưng khi được chất vấn lại rằng, “ông Thái đã chấp hành việc dừng thi công, thậm chí là tiến hành phá dỡ phần mái thì tại sao vẫn cắt điện, cắt nước.
Thậm chí là hợp đồng điện không phải của ông Thái cũng bị cắt” thì ông Nguyễn Thế Cường – cán bộ phụ trách xây dựng của phường – lại nói,”bất cứ đường điện nào phục vụ xây dựng tại công trình đều bị cắt. Có 10 công tơ cũng cắt”.
Trả lời này buộc phóng viên phải đặt tiếp câu hỏi: “Vậy, chính quyền đã xác định được việc ông Thái sử dụng điện vào việc phục vụ xây dựng trái phép như thế nào, có mô tơ kéo vật liệu lên cao, có máy trộn bê tông …sử dụng điện hay không?” thì ông Cường trả lời, “cái đó chúng không biết, kể cả công trình sử dụng điện hay không sử dụng điện thì chúng tôi đều yêu cầu cắt điện, nước ở địa chỉ xây dựng”.
Đến lúc này, bà Yến liền ngắt lời: “Ở đây chúng tôi không có trách nhiệm giải thích luật. Anh thích văn bản nào thì chúng tôi cung cấp. Chúng tôi đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, không có gì sai cả. Để như thế là quá tạo điều kiện cho gia đình rồi. Kể cả người ốm đau như thế mà xin cấp lại điện nước, chúng tôi không phải là không có tình cảm trong đó.”
Theo VTC
Quý 3 năm nay, Hà Nội "trảm" xong nhà siêu mỏng siêu méo
Lãnh đạo UBND Hà Nội vừa giao các sở, ngành, quận, huyện liên quan lập phê duyệt và thực hiện phương án xử lý, hoàn thành công tác xử lý các trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn thành phố trong quý 3/2013.
UBND Hà Nội vừa có văn bản thúc các quận, huyện, đơn vị liên quan về biện pháp và tiến độ xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng để xây dựng công trình (siêu mỏng, siêu méo) trên địa bàn.
Theo đó, đối với trường hợp diện tích đất còn lại (sau khi Nhà nước thu hồi một phần để thực hiện dự án xây dựng giao thông) không đủ điều kiện để ở hoặc không đủ điều kiện về mặt bằng để xây dựng công trình, lãnh đạo UBND Hà Nội yêu cầu, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức lập, phê duyệt dự án đầu tư sử dụng đất vào mục đích công cộng (không sử dụng làm vỉa hè, cây xanh); ban hành quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức cân đối, bố trí vốn thực hiện dự án.
Một ngôi nhà siêu mỏng siêu méo trên phố Trường Chinh.
Đồng thời, cân đối bố trí nguồn vốn thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng khi tiến hành thu hồi đất để thực hiện dự án vào mục đích công cộng; trường hợp có khó khăn về nguồn vốn, khẩn trương xác định tổng mức đầu tư, báo cáo UBND thành phố trong tháng 7 năm 2013.
Các quận, huyện lập phê duyệt và thực hiện phương án xử lý, hoàn thành công tác xử lý trường hợp không đủ điều kiện về mặt bằng để xây dựng công trình (siêu mỏng, siêu méo) trong quý 3/2013 và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về tiến độ, kết quả thực hiện.
Lãnh đạo UBND Hà Nội giao Sở Xây dựng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ đề ra. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng hợp, đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, báo cáo UBND thành phố.
Theo VTC
Hà Nội: Đập vỡ kính xe buýt, đánh trọng thương tài xế Lái xe Vương Tiến Dũng điều khiển xe buýt mang BKS 29T-3383 chạy tuyến 12, lộ trình Công viên Nghĩa Đô - Đại Áng bị hành hung tối 3/6 tại phố Tôn Thất Tùng (quận Đống Đa, Hà Nội). Theo đó,khoảng 20h, khi chiếc xe buýt ra khỏi điểm dừng số 20 Tôn Thất Tùng, đi khoảng 30m thì bị một xe ôtô...