Sống không ân nghĩa sẽ khánh kiệt âm đức của bản thân
Cổ nhân dạy: “Tích thủy chi ân, dũng tuyền tương báo”, sống không ân nghĩa sẽ khánh kiệt âm đức của bản thân. Làm người có ân hãy báo ân, có oán hãy dùng chân tâm hóa giải.
Lấy oán trả ơn
Cổ nhân dạy: “Tích thủy chi ân, dũng tuyền tương báo”. Câu này có nghĩa, sống phải biết khắc ghi ơn nghĩa của người khác, dù chỉ bé bằng một giọt nước cũng phải báo đáp ơn ấy bằng một dòng suối mạnh mẽ. Sống không có ơn nghĩa, một mực đòi hỏi, không biết hồi báo sẽ tự làm khánh kiệt hoàn toàn âm đức của bản thân.
Ảnh minh họa.
Làm người phải khôn, nhưng đừng khôn quá. Gặp nguy nan được người khác rút đao tương trợ. Để rồi, khi họ gặp khó khăn, sợ lợi ích bị tổn hại liền “cao chạy xa bay”, không một chút lưu luyến, thậm chí còn lấy oán báo ơn, bạc tình bạc nghĩa vô cùng. Sống như vậy, không chỉ biến lòng người bất bình, mà ngày ngay cả thần Phật cũng phẫn nộ. Sao có thể có phúc báo sau này?
Một người biết ơn nhất định là một người lương thiện
Lòng biết ơn, uống nước biết nhớ nguồn là một đạo lý bất di bất dịch, thể hiện sự lương thiện của một con người. Lòng biết ơn có một sức mạnh tối thượng, sẽ mở ra một chân trời mới diệu kỳ, tạo âm đức tối thượng, giúp bạn kết giao được với những mối quan hệ giá trị, đường đời trở nên hạnh phúc và thành công hơn.
Làm người, hãy cố gắng đừng để bản thân mắc nợ ai. Nếu đã mắc nợ, hãy cố gắng trả cho hết. Nếu nhận ân, thì hãy đáp lại bằng ân. Nếu là oán, hãy dùng chân tâm lương thiện mà hóa giải. Cõi đời phồn hoa, đừng nhấn chìm bản thân trong bóng tối ích kỷ. Sống có ơn nghĩa, biết cho đi, cõi lòng sẽ trở nên bình yên, tĩnh tại, sâu lắng và hạnh phúc hơn.
Xuân Quỳnh
Theo Khỏe & Đẹp
Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp nhất định phải có lễ vật này để Thần tài "ưng ý", rót lộc đầu năm mới
Ngày Rằm tháng Chạp khép lại một năm nên rất nhiều gia đình quan tâm đến việc phải chuẩn bị bài trí Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp sao cho chu đáo, được lòng Thần phật tổ tiên.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp gồm những gì?
Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp sẽ gồm lễ vật để dâng lên thần linh, tổ tiên, còn văn khấn là phương thức gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của con cháu tới những người đã khuất.
Video đang HOT
Thông thường, mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp vẫn tương tự như những ngày rằm khác trong năm, chỉ thành tâm là được, không cần quá cầu kỳ. Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp sẽ bao gồm hoa quả, trầu cau, hoa tươi (thường là hoa huệ hoặc hoa cúc, đây là hai loài hoa có ý nghĩa tâm linh đặc biệt), đèn nhang, nước sạch và nến.
Khi chọn mua hoa quả, ta có thể mua những loại quả thông thường như táo, chuối, cam, dưa hấu... Lưu ý khi mua trầu cau, hoa quả cần chọn những loại còn tươi, có hình thức đẹp.
Còn với những gia đình muốn chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp tươm tất hơn thì có thể chuẩn bị thêm lễ mặn có thể bao gồm những món truyền thống như gà luộc, xôi gấc (hoặc bánh chưng), giò chả, nem rán, canh măng...
Ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng Chạp
Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp vẫn tương tự như những ngày rằm khác trong năm
Trong tháng Chạp, ngoài hai lễ cúng quan trọng là cúng ông Công ông Táo, cúng Tết niên thì lễ cúng rằm tháng chạp cũng được dân gian khá coi trọng.
Ngày rằm nói chung và ngày rằm tháng Chạp nói riêng còn được biết đến với tên gọi ngày Vọng. Đây là thời điểm có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời, điều đó có nghĩa con người và thần linh, tổ tiên tương thông với nhau, những lời cầu nguyện của con người sẽ dễ được đề đạt hơn.
Lễ cúng rằm tháng Chạp còn là cách để con người có thể đẩy lùi những thứ cũ kỹ sâu thẳm trong lòng. Tùy theo từng tập tục của mỗi địa phương mà lễ cúng rằm tháng Chạp lại có những quy định, thay đổi về thời gian khấn hay đồ lễ cúng khấn.
Cúng rằm tháng Chạp vào ngày nào, giờ nào mới đúng?
Cúng rằm tháng Chạp vào ngày nào, giờ nào mới đúng là điều nhiều gia đình quan tâm. Thường lễ cúng rằm tháng Chạp sẽ được thực hiện vào ngày 14 hoặc 15 tháng 12 âm lịch. Cúng bữa trưa hay bữa tối tùy theo điều kiện sinh hoạt và hoàn cảnh của từng gia đình, tuy nhiên thông thường các gia đình sẽ cúng buổi trưa chính rằm, tức trưa ngày 15 tháng Chạp. Chú ý không làm lễ quá khuya, tốt nhất là trước khi trời tối.
Người làm lễ cúng rằm tháng Chạp thường là người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc là trưởng nam, trưởng nữ, người có uy tín trong gia đình. Trước khi làm lễ, phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng.
Văn khấn cúng rằm tháng Chạp
Văn khấn Thổ công và chư vị thần linh
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông thần quân.
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long mạch.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ con là: ...
Ở tại: ...
Hôm nay ngày ... tháng ... năm ... , gặp tiết rằm tháng Chạp, Tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, kim ngân, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án, thành tâm kính mời: ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Con cúi xin các giáng lâm trước án, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con được cả nhà yên vui, công việc thuận lợi, tài lộc tăng tiến, tâm đạo được sáng suốt, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ trước án, cúi xin được các các Ngài phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)
Văn khấn gia tiên
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
Tín chủ (chúng) con là: ...
Ở tại: ...
Hôm nay là ngày... tháng... năm, gặp tiết rằm tháng Chạp. Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời các ngài: Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ..., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời chư vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho chúng con gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, công việc phát tài, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật ! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)
Theo Khoe va dep
Có một Hà Lê 'đa zi năng' đậm đà trong MV Biển nhớ Ngày 27/12, ca sĩ Hà Lê vừa ra mắt MV Biển nhớ trên Keeng Music. Tác phẩm như viên gạch nối tiếp theo trong hành trình 'đương đại hóa' nhạc Trịnh của dự án Trịnh Contemporary. Biển nhớ là sản phẩm MV thứ ba thuộc dự án Trịnh Contemporary, một lần nữa cho thấy tư duy 'cover' đầy sáng tạo, biến hoá của...