Sống khổ trong những ngôi nhà di sản
Nhiều ngôi nhà cổ ở Hội An (Quảng Nam), bị hư hỏng nặng nhưng không được sửa vì phải chờ giấy phép nhiều năm. Khi Hội An “vượt mặt” các nghị định để cho phép sửa chữa thì người dân lại hết tiền.
Ngày 3/7, ông Nguyễn Chí Trung, Giám tốc Trung tâm bảo tồn và quản lý di sản Hội An (Quảng Nam), cho biết hàng trăm hồ sơ xin sửa chữa nhà của người dân vừa được cấp phép sau thời gian dài ách lại vì vướng nghị định. Do các ngôi nhà cần trùng tu gấp trong khi làm theo nghị định phải trải qua nhiều khâu mất thời gian và tốn kém, Hội An đã “làm lơ” để cho phép người dân sửa nhà trước mùa mưa bão.
Dù đã được thành phố cấp phép nhưng ngôi nhà này chưa thể sửa vì chủ nhân hết tiền. Ảnh: Tiến Hùng.
Tháng 9/2012, Chính phủ ban hành nghị định 70 trong đó có quy định thẩm quyền thẩm định và phê duyệt dự án tu bổ di tích. Với di tích cấp quốc gia đặc biệt và di tích cấp quốc gia, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ thỏa thuận các bước chủ trương đầu tư, thẩm định dự án và thẩm định bản vẽ thi công để trùng tu, sửa chữa. Sau đó, Chính phủ tiếp tục ban hành nghị định 15 về quản lý di sản, trong đó trách nhiệm thẩm tra, thẩm định về thiết kế công trình phải qua Bộ Xây dựng.
Người dân muốn sửa nhà dù chỉ lát nền, thay ngói, làm công trình phụ… cũng phải gửi hồ sơ ra Bộ Văn hoá để xin phép. Bộ sẽ điều đội ngũ chuyên môn vào Hội An để thẩm định. Nếu được đồng ý, các hộ dân tiếp tục ra Hà Nội một lần nữa để gửi bản thiết kế công trình tới Bộ Xây dựng rồi mới được cấp phép sửa chữa. Nếu hai bộ không đồng quan điểm, việc xin phép sửa chữa nhà phải kéo dài nhiều năm.
Ngôi nhà cổ của bà Phạm Thị Nga nằm trong hẻm nhỏ trên đường Phan Chu Trinh, từng được liệt vào danh sách những công trình cần trùng tu khẩn cấp nhưng phải ách lại vì vướng nghị định. Trước khi được Hội An cho phép sửa chữa, trên môi chiêc giương trong nhà đêu phải căng ni lông đê che mưa, trông như nhưng căn lều dã chiến dưng lên giữa nhưng bưc tương gach, gỗ cu ky. Toan bô khung sươn của nhà bị mục nát, phai lăp thêm 12 cây chống đơ. Ngoi trên mái nha cung hư hỏng theo thơi gian, lô ra nhưng lô hơ cho nắng rọi, mưa dôt khắp nơi…
Do không phải mặt tiền, không kinh doanh được nên mỗi lần sửa nhà, bà Nga được Nhà nước hỗ trợ 75% kinh phí. Chủ nhà chỉ bỏ số tiền nhỏ nên ngôi nhà đã trùng tu ngay sau khi được thành phố cấp phép.
Không thuận lợi như bà Nga, gia tộc họ Huỳnh ở số 26 Bạch Đằng chờ giấy phép nhiều năm không được, đến khi được sửa chữa thì lại hết tiền.
“Nhà hỏng, dành dụm mãi mới gom đủ tiền để đi xin phép sửa nhưng không được. Lo ngại nhà đổ, chính quyền đã phải tháo dỡ phần mái phía trên xuống, các thành viên trong gia đình phải chen chúc trong căn phòng dùng để bán hàng lưu niệm trước nhà”, chủ nhân ngôi nhà 26 Bạch Đằng nói, “ngôi nhà này dự kiến sửa chữa hết gần một tỷ đồng, trong đó được hỗ trợ 40%. Số còn lại gia đình không biết lấy đâu ra”.
Video đang HOT
Ngôi nhà trong con hẻm nhỏ của bà Nga được Nhà nước hỗ trợ 75% kinh phí nên được trùng tu ngay sau khi Hội An cấp phép. Ảnh. Tiến Hùng.
Giám đốc Trung tâm bảo tồn và quản lý di sản Hội An trần tình: “Dù biết làm sai nhưng nhà dân đang hư hỏng nặng, nếu không cấp giấy phép sửa chữa mà xảy ra rủi ro như đổ sập, gây chết người thì ai chịu trách nhiệm. Chưa kể người dân không có đủ &’cơm áo gạo tiền’ ra tới Hà Nội nhiều lần để xin phép sửa nhà”.
Hội An có hơn 1.000 ngôi nhà cổ và 80% số đó thuộc sở hữu của người dân. Mỗi năm Hội An có khoảng 200 hồ sơ xin tu bổ nhà cổ. “Việc tu bổ là khẩn cấp, số lượng nhiều nên áp dụng theo nghị định với các thủ tục hành chính rườm rà, kéo dài gây rủi ro cho các hộ dân có nhà sắp đổ sập.”, ông Trung cho hay.
Thành phố Hội An và tỉnh Quảng Nam đã gửi văn bản đề nghị các bộ báo cáo Chính phủ để có sự điều chỉnh hợp lý về các nghị định này.
Tiến Hùng
Theo VNE
Vụ "bom gas" ở Mỹ Đình: Công ty Sông Hồng trắng trợn hoạt động "chui" nhiều năm
Quyết định xử phạt số 9216/QĐ - XPHC do huyện Từ Liêm ký tháng 12/2012, yêu cầu đình chỉ hoạt động của Công ty gas Sông Hồng cho đến khi được cấp đủ giấy phép. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau doanh nghiệp này đã kinh doanh trở lại bất chấp việc thiếu giấy phép.
Trở lại vụ "bom gas" tồn tại kéo dài ở khu đô thị Mỹ Đình 2 được báo Dân trí phản ánh tháng 12/2012. Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành diễn ra ngày 20/12/2012, phía Công ty gas Sông Hồng đưa ra Giấy phép đăng ký kinh doanh, nhưng không xuất trình được những Giấy chứng nhận đủ điều kiện phân phối gas theo đúng quy định nhà nước về hoạt động phân phối, kinh doanh khí gas. Trong khi đó, Giấy chứng nhận đủ điều kiện phân phối gas lại đóng vai trò then chốt và là quan trọng bậc nhất đối với các doanh nghiệp kinh doanh gas.
Công ty gas Sông Hồng công khai kinh doanh "chui" nhiều năm tại Mỹ Đình
Vì lỗi vi phạm trên, ngày 21/12/2012, bà Nguyễn Thị Huệ - Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm ký Quyết định xử phạt hành chính số 9216/QĐ - XPHC về những sai phạm của Công ty gas Sông Hồng. Tổng số tiền Công ty gas Sông Hồng bị xử phạt là 25 triệu đồng, Công ty bị UBND huyện Từ Liêm đình chỉ hoạt động cho đến xin được đủ Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp, phân phối, kinh doanh khí gas mới được tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Điều kiện để Công ty gas Sông Hồng được hoạt động kinh doanh trở lại đã được nêu rõ tại Quyết định xử phạt hành chính số 9216/QĐ - XPHC, nhưng chỉ một thời gian sau đó Công ty gas Sông Hồng vẫn công khai cung cấp gas trở lại cho các tòa chung cư khu đô thị Mỹ Đình 2, sau khi dỡ bỏ đi 1 bồn chứa trong khuôn viên Công ty. Khi Công ty hoạt động trở lại, các đơn vị chức năng không công bố thông tin việc doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh gas theo từng được nêu tại Quyết định xử phạt số 9216/QĐ - XPHC mà UBND huyện Từ Liêm ban hành trước đây.
Quyết định xử phạt và đình chỉ hoạt động của UBND huyện Từ Liêm
Cho rằng việc Công ty gas Sông Hồng hoạt động trở lại có dấu hiệu bất thường, người dân sống ở khu đô thị Mỹ Đình 2 tiếp tục phản ánh sự việc đến các cơ quan báo chí. Nhận được ý kiến của công dân, báo Dân trí đã đề nghị Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6 tiến hành kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của Công ty gas Sông Hồng khi hoạt động trở lại trên địa bàn.
Ngày 7/8/2014, ông Nguyễn Thế Cường - Đội trưởng Đội QLTT số 6 đã ký Quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Công ty gas Sông Hồng tại khu đô thị Mỹ Đình 2; kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đủ điều kiện phân phối, kinh doanh khí gas.
Kiểm tra thực tế, Công ty gas Sông Hồng cung cấp được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận nghiệm thu hệ thống PCCC năm 2004; Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC cấp năm 2007. Tuy nhiên, thêm một lần nữa Công ty gas Sông Hồng không xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện phân phối, kinh doanh khí gas giống như lỗi vi phạm mà đơn vị này từng bị cơ quan chức năng xử lý và đình chỉ hoạt động kinh doanh tháng 12/2012.
Đề xuất xử phạt của Đội QLTT số 6
Theo kết quả kiểm tra của Đội QLTT số 6 có thể thấy, Công ty gas Sông Hồng đã cung cấp gas cho các nhà chung cư khu đô thị Mỹ Đình 2 trong nhiều năm mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện phân phối, kinh doanh khí gas. Sau khi bị UBND huyện Từ Liêm ban hành Quyết định xử phạt ( tháng 12/2012), Công ty gas Sông Hồng chưa được đơn vị chức năng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phân phối, kinh doanh khí gas nhưng Công ty vẫn tự ý hoạt động kinh doanh trở lại, bất chấp việc "vắng" giấy phép quan trọng nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh khí gas hóa lỏng.
Dựa trên kết quả kiểm tra của tổ kiểm tra, ngày 11/8/2014, ông Nguyễn Thế Cường - Đội trưởng Đội QLTT số 6 đã có văn bản gửi lãnh đạo Chi cục QLTT đề xuất xử phạt 110 triệu đồng đối với Công ty gas Sông Hồng Giấy chứng nhận đủ điều kiện phân phối, kinh doanh khí gas. Vi phạm điểm c, khoản 2, Điều 43 Nghị định số 97/2013/NĐ - CP ngày 27/8/2013 của Chính phủ. Tuy nhiên, Đội QLTT số 6 không đề xuất đình chỉ hoạt động của Công ty gas Sông Hồng cho đến khi doanh nghiệp có đủ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phân phối, kinh doanh khí gas theo đúng quy định của pháp luật.
Sự an toàn của hàng ngàn cư dân và học sinh vẫn bị xem nhẹ
Để đảm bảo an toàn cho hàng ngàn gia đình và học sinh đang sinh sống, học tập tại khu đô thị Mỹ Đình 2, báo Dân trí đề nghị UBND TP. Hà Nội, Sở Công thương, UBND quận Nam Từ Liêm tiến hành kiểm tra tính hợp pháp trong hoạt động kinh doanh của Công ty gas Sông Hồng, có phương án xử lý triệt để vi phạm của doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người dân. Bên cạnh đó, UBND TP. Hà Nội cần chỉ đạo làm rõ việc vì sao Công ty gas Sông Hồng công khai kinh doanh "chui" suốt thời gian dài mà không bị đơn vị chức năng phát hiện và xử lý kịp thời?.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên đến bạn đọc.
Ngọc Cương
Theo Dantri
Bão số 1: Gió lớn quật ngư dân bất tỉnh tại Bạch Long Vĩ Trong lúc tránh bão số 1 trong âu cảng tại huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP.Hải Phòng), một ngư dân đã bị gió lớn quật vào cột thuyền khiến bị thương, bất tỉnh. Một hộ kinh doanh giải khát ở bãi biển Đồ Sơn chuyển đồ về nhà Trao đổi với Thanh Niên Online qua điện thoại, ông Đào Trọng Tuệ, Phó chủ...