Sống giữa “ma” và rác
Căn lều ấy chỉ gần 10 mét vuông, dựng bằng phế liệu, dựa lưng vào ngôi mộ cũ của Nghĩa trang Hạ Đình (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội). Trong ngoài nhà lủng củng những phế thải mà chị Đoàn Thị Ngư đưa về sau đêm gom rác.
Có căn lều dựng nhờ trong nghĩa địa với vợ chồng chị Ngư là một cơ may. Từ lòng tốt của mọi người, gia đình chị đỡ hơn triệu đồng tiền thuê nhà mỗi tháng, để bằng nghề gom rác – xe ôm đủ sức nuôi 3 con đi học. Họ rời quê đã gần 10 năm, nhập cư “treo” vào thành phố khi ở quê đất không nuôi nổi người. Kiếp sống vạ vật nơi thành phố nhiều khi khiến họ muốn gục xuống, rồi lại phải gượng dậy vì tương lai của các con và cũng vì “nếu trở về quê chẳng biết sống bằng cái gì”.
Không ít lần chị Ngư muốn gục xuống vì những nhọc nhằn vô độ.
Căn lều ngay trong nghĩa trang Hạ Đình với gia đình chị Ngư là một cơ may hiếm có.
Những khi không có khách, anh Đỗ Văn Lưu giúp vợ lựa đồ phế thải.
Video đang HOT
Nửa đêm, mẹ con chị Ngư mới kết thúc công việc trong ngày.
Cậu con trai Đỗ Nhật Tân (12 tuổi) đêm đêm theo mẹ đi gom rác.
10 năm cơ cực, gia đình chị Ngư có thành quả đầu tiên khi cô con gái lớn Lan Anh nhận tin báo đỗ đại học.
Theo Dân Việt
Người tiêu dùng đang gián tiếp ăn nhựa phế thải
Các chuyên gia khuyến cáo, sử dụng túi nilon kém chất lượng, người tiêu dùng sẽ phải đối diện với những nguy cơ có hại cho sức khỏe.
Sử dụng túi nilon trở thành thói quen của NTD khi mua hàng hóa
Thói quen nhỏ, tác hại lớn
Hiện nay, cả người mua hàng và bán hàng đang có thói quen sử dụng túi nilon để đựng hàng thực phẩn tươi sống, thức ăn chín và kể cả là đồ ăn còn nóng. Vẫn biết đó là thói quen, nhưng cả người mua và người bán không mấy ai ý thức được rằng thực phẩm, thức ăn, đặc biệt là thức ăn nóng, đồ chua, mặn như: mắm, muối, dưa, cà ... đựng trong túi nylon có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Điều này cũng dễ hiểu, vì hầu hết túi nilon bán ngoài thị trường hiện nay đều được sản xuất từ nhựa tái sinh từ các cơ sở sản xuất gia công, họ tận dụng cả rác thải (nhựa) y tế, quy trình sản xuất thủ công, đặc biệt là túi màu để đựng thức ăn, thực phẩm đều bị nhiễm kim loại chì, clohydric... gây tác hại cho não và nguy cơ ung thư phổi cao.
Theo thống kê, ở Việt Nam hiện nay đang sản xuất hàng nghìn tấn túi nilon các loại, và được xếp vào hàng các quốc gia sử dụng nhiều túi nilon nhất trên thế giới. Tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng không dưới 10 túi nilon các loại. Và cũng không ít trường hợp đã từng tận mắt chứng kiến những hóa chất độc hại từ túi nilon.
Tiêu biểu là trường hợp của chị Hoàng Linh (Cầu Giấy - Hà Nội), sau khi mua 0,5kg lòng lợn ngoài chợ và được cho vào hai lớp túi nilon màu đỏ, về đến nhà chị Linh phát hiện ra túi lòng của chị đã nhuốm màu đỏ, tưởng do nước lòng tiết ra, chị Linh đem rửa lòng và dùng tay ướt vo túi vứt đi, thì nhận thấy tay chị cũng bị nhuốm màu hồng đỏ của túi bóng. Nghi ngờ bị nhiễm phải chất hóa học từ túi bóng chị Linh không dám dùng số lòng vừa mua vào bữa ăn hôm đó.
Cũng giống như chị Linh, chị Nguyễn Hường (Từ Liêm, Hà Nội), khi mua nửa quả dưa hấu và để trong túi bóng màu xanh, về đến nhà chị thấy mặt đã bổ của quả dưa đã biến màu với những hạt bột màu xanh dính trên bề mặt.
Không chỉ có những trường hợp cụ thể như chị Linh và chị Hường, thực tế hiện nay có rất nhiều những hàng ngô, sắn bán dạo sử dụng trực tiếp các loại túi nilon để đựng và ủ ngô nóng. Điều này rất nguy hiểm vì không chỉ chất độc hại thôi nhiễm ra nước mà nó còn ngấm trực tiếp và sản phẩm.
Dùng túi nilon đựng thực phẩm có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe
Những hiểm họa từ túi nilon
Thói quen sử dụng túi nilong tràn lan hiện nay theo các nhà khoa học là vô cùng nguy hiểm, điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia đình mà nó còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng vì tình trạng ô nhiễm môi trường.
Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và chứng minh, các loại túi nilon phải mất từ 500-1.000 năm mới có thể tự phân hủy. Việc chôn lấp túi nilon sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ... Đặc biệt, các loại túi nilon màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.
Nguy hại hơn là hiểm họa từ các loại túi nilon tái chế. Đặc biệt là các loại túi nilon được tái chế từ rác thải, công đoạn tái chế xử lý rất thủ công, trong quá trình sản xuất được trộn các loại hóa chất làm tăng độ dẻo và bền của sản phẩm đang bán rộng rãi trên thị trường tiềm ẩn nhiều hoá chất độc hại.
Theo ông Mai Văn Tiến, PGĐ Trung tâm vật liệu (Viện hóa học công nghiệp Việt Nam): "Nếu dùng túi nilon từ nhựa tái chế không sạch, sẽ lẫn mầm bệnh và vi khuẩn. Trong quá trình sản xuất, nhà sản xuất cho màu và phụ gia để chống dính nhằm tăng sản lượng. Vi khuẩn, kim loại nặng lẫn trong nhựa để làm túi sẽ trực tiếp nhiễm vào cơ thể người, gây bệnh ung thư. Sở dĩ có nguy trên là do cơ chế lây nhiễm và phôi nhiễm khi nilon gặp nhiệt độ cao".
Cũng quan điểm với ông Tiến, PGS.TS Ngô Quốc Quyền (Viện Hóa học) cũng cho rằng, những loại túi nilon hiện nay khi sử dụng xong nếu không xử lý đúng quy trình mà để vùi xuống lòng đất thì sẽ rất nguy hiểm, vi loại túi này sẽ làm lớp đất bị bít lại và bị xi măng hóa. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới môi trường đất, nguồn nước, mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người.
Ngoài ra, trong túi nilon có chữa các chất hóa dẻo, đây được xem là có yếu tố gây độc nhiều nhất.Ví dụ như chất hóa dẻo TOCP (Triorthocresylphosphat) là loại hóa chất rất độc hại, nó sẽ làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống. Hay chất BBP (một chất phthalate) có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu tiếp xúc với nó...
Với những tác hại tới môi trường sống và sức khỏe như vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần phải hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon trong đời sống nói chung cũng như trong việc chứ thực phẩm nói riêng.
Theo Dantri
Biến sân công sở thành... "bãi rác" lưu động Sân bãi trụ sở UBND xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) được một số chủ thu mua phế liệu ở địa phương "ngang nhiên" sử dụng làm nơi phơi phế thải, gây ô nhiễm môi trường, trông rất phản cảm! Sáng nay (12/5), nhận được phản ánh của bạn đọc, PV Dân trí đã có mặt tại trụ sở UBND xã...