Sóng gió trước bầu cử Đài Loan về chuyện ‘thân Trung Quốc’
Cơ quan công tố Đài Loan hôm 14.10 cho biết đang tiến hành điều tra Quốc dân đảng với cáo buộc ép buộc ứng viên thân Trung Quốc của đảng này từ bỏ cuộc tranh cử vị trí lãnh đạo.
Bà Hồng Tú Trụ, ứng viên của Quốc dân đảng tham gia cuộc tranh cử vị trí lãnh đạo Đài Loan – Ảnh: AFP
Đảng Dân chủ tiến bộ (Dân tiến – DPP) vừa đâm đơn kiện Chủ tịch Quốc dân đảng (KMT) Eric Chu đã mua chuộc bà Hồng Tú Trụ, ứng viên hiện tại của Quốc dân đảng tham gia cuộc tranh cử vị trí lãnh đạo Đài Loan, và yêu cầu bà từ bỏ việc tranh cử này, theo AFP.
Theo khảo sát ở Đài Loan, bà Hồng, người cho có đường hướng rất thân Trung Quốc, đang đứng sau ứng viên của đảng Dân chủ tiến bộ là bà Thái Anh Văn. AFP nhận định rằng Quốc dân đảng khó thắng đối thủ trong cuộc bầu cử tháng 1.2016 tới nên muốn thay đổi chiến lược, dù đảng này luôn được đánh giá là có đường lối thân Bắc Kinh. Ngoài ra, nội bộ của Quốc dân đảng đang có nhiều bất ổn vì bà Hồng nên đảng này cần thay đổi ứng viên của đảng mình.
Tờ The China Post (Đài Loan) hôm nay 15.10 cho biết Ủy ban thường vụ Quốc dân đảng đã đồng ý về mặt nguyên tắc rút bà Hồng Tú Trụ khỏi cuộc tranh cử vị trí nhà lãnh đạo Đài Loan, vấn đề này sẽ được thảo luận lần cuối trong cuộc họp đảng này vào cuối tuần.
Bà Thái Anh Văn của đảng Dân chủ tiến bộ đối lập, người được đánh giá là ứng viên tiềm năng thay thế vị trí của nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu, cáo buộc Chủ tịch Eric Chu vi phạm luật bầu cử vì ép ứng viên của mình từ bỏ chiến dịch tranh cử. AFP dẫn 1 nguồn tin nói rằng Quốc dân đảng đã chi 500 triệu tân đài tệ (tương đương 15,57 triệu USD) cho bà Hồng để bà thôi tranh cử.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cả bà Hồng và Quốc dân đảng phủ nhận cáo buộc của đảng đối lập. Kuo Wen-tung, Giám đốc Vụ điều tra đặc biệt thuộc Viện Công tố tối cao Đài Loan, cho biết sau khi nhận được đơn tố cáo của DPP, cơ quan này đã vào cuộc và đang tiến hành điều tra.
Từ trái sang: Chủ tịch Quốc dân đảng Eric Chu, bà Thái Anh Văn – ứng viên tranh cử vị trí lãnh đạo Đài Loan của đảng Dân chủ tiến bộ – và ông James Soong – ứng viên của Thân dân đảng – trong một sự kiện ở Đài Bắc đầu tháng 10.2015 – Ảnh: Reuters
Với sự lãnh đạo của ông Mã Anh Cửu và Quốc dân đảng ở Đài Loan, quan hệ giữa 2 bên bờ eo biển Đài Loan được cải thiện rõ rệt với nhiều thỏa thuận hợp tác về thương mại, du lịch… Ngược lại, đảng Dân chủ tiến bộ luôn chủ trương chống Bắc Kinh và quyết liệt đòi “độc lập thật sự” cho Đài Loan. Trong khi đó, giới trẻ Đài Loan ngày càng có những biểu hiện cho thấy họ muốn Đài Loan độc lập khỏi Trung Quốc và muốn khẳng định mình là người Đài Loan hơn là người Trung Quốc.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Vì sao khi gặp Obama, ông Tập Cận Bình thường không đeo cà vạt?
Trong các cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama nhìn chung ông Tập Cận Bình không đeo cà vạt.
Tờ báo Hồng Kông South China Morning Post đã đưa ra luận thuyết giải thích lý do vì sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chọn những chiếc cà vạt có gam màu sắc khác nhau trong các cuộc tiếp đón các nguyên thủ quốc tế, cũng như trong các chuyến công du nước ngoài của ông.
Ông Tập Cận Bình khi sánh bước cùng vợ thường mặc cà vạt có gam màu tạo điểm nhấn hài hòa
Các phóng viên của báo đặc biệt chú ý đến các tình huống khi đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện tháp tùng cùng đứng đầu Trung Quốc tham gia các sự kiện trong và ngoài nước, lúc đó gam màu cà vạt mà ông Tập lựa chọn thường được phối với nền hoặc tạo điểm nhấn hài hòa trên trang phục của mình.
Đôi khi ông Tập Cận Bình lựa chọn một chiếc cà vạt mang ý nghĩa biểu tượng chính trị. Chẳng hạn như trong cuộc gặp với người đứng đầu Quốc dân Đảng Đài Loan Châu Lập Luân (Eric Chu), ông Tập đã lựa chọn chiếc cà vạt màu xanh lam giống như đối tác đối thoại của mình.
Chủ tịch Quốc dân Đảng Đài Loan Eric Chu và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đeo cà vạt có gam màu giống nhau
Chủ tịch Trung Quốc cũng sử dụng ca vạt với gam màu này trong cuộc gặp với cựu Chủ tịch Quốc dân Đảng Đài Loan Liên Chiến khi ông này tham gia vào Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng trong Chiến trang Thế giới Thứ hai.
Như vậy, gam màu xanh lam được lựa chọn là hoàn toàn có chủ đích. Ở Đài Loan gam màu xanh lam được coi là màu của Quốc dân Đảng và các đảng phái khác ủng hộ Đài Loan thống nhất với Trung Quốc Đại lục, khác với màu xanh lục - gam màu của những người ủng hộ Đài Loan độc lập.
Ông Mỹ Barack Obama và ông Tập Cận Bình thường không đeo cà vạt khi gặp nhau
Trong các cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama nhìn chung ông Tập không đeo cà vạt. Cả hai nhà lãnh đạo Trung - Mỹ xuất hiện trước máy quay trong bộ véc không có cà vạt như trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Mỹ vào năm 2013 cũng như trong chuyến thăm hiện nay của ông bắt đầu từ ngày 22 đến 28/9/2015.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Đài Loan khuyến cáo công dân không dự duyệt binh ở Trung Quốc Chính quyền lãnh thổ Đài Loan khuyến cáo các quan chức và cựu chiến binh không đến Bắc Kinh để tham dự buổi duyệt binh mừng lễ kỷ niệm kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 của Trung Quốc, vì những mâu thuẫn lịch sử còn tồn tại giữa hai bên. Một cuộc duyệt binh của Đài Loan hồi tháng 7.2015 -...