Sóng gió trong quan hệ đồng minh Mỹ – Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T.Éc-đô-gan đã lên tiếng bảo vệ thỏa thuận của An-ca-ra mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, trước sự phản đối mạnh mẽ từ phía Mỹ. Quốc gia đồng minh của Mỹ trong NATO đang thể hiện những quyết sách độc lập trong bối cảnh quan hệ giữa An-ca-ra và Oa-sinh-tơn không suôn sẻ.
Mỹ rút quân khỏi Xy-ri, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ muốn Mỹ chuyển giao vũ khí cho An-ca-ra.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ T.Éc-đô-gan khẳng định, kế hoạch của nước này mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga không liên quan NATO hay chương trình máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ cũng như an ninh Mỹ. Theo ông T.Éc-đô-gan, vấn đề không phải là các hệ thống S-400 mà là việc Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện những hành động theo ý chí của riêng mình, đặc biệt là tại Xy-ri. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về những hậu quả nghiêm trọng nếu An-ca-ra kiên quyết theo đuổi kế hoạch mua S-400. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Ch.Xăm-mơ cảnh báo, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng nếu tiếp tục xúc tiến thỏa thuận nêu trên với Nga, theo đó, An-ca-ra sẽ phải thu hồi kế hoạch mua máy bay tiêm kích F-35 hoặc hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ trong thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD được hai bên thống nhất hồi tháng 12-2018. Oa-sinh-tơn luôn đặt vấn đề về tính tương thích của hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 với các hệ thống vũ khí đang nằm trong biên chế của NATO.
Mỹ cho rằng hợp đồng mua bán các hệ thống S-400 là một phần trong những nỗ lực của Nga nhằm phá vỡ liên minh này. Đáp lại, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, các đồng minh không nên can thiệp vào việc nước này mua các hệ thống quốc phòng từ các nước không thuộc NATO. An-ca-ra thậm chí mới đây còn tuyên bố có thể cân nhắc mua thêm tổ hợp tên lửa S-500 của Nga, vốn đang được xem là hệ thống tên lửa phòng không số 1 thế giới với các tính năng vượt trội so S-400. Đây là tổ hợp tên lửa đất đối không thế hệ mới tân tiến có tầm tiến công từ 400 đến 500 km, được thiết kế để đánh chặn và tiêu diệt các mục tiêu là tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa hành trình siêu thanh và máy bay chiến đấu, kể cả máy bay tàng hình.
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ trở nên căng thẳng liên quan việc Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2017 đã ký thỏa thuận mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Mỹ đe dọa sẽ áp đặt lệnh cấm vận với Thổ Nhĩ Kỳ. Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ (USTR) mới đây tuyên bố, Oa-sinh-tơn dự kiến chấm dứt cơ chế ưu đãi đối với Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước đang phát triển được hưởng lợi theo chương trình Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP). Hệ thống này miễn thuế cho một số sản phẩm nhất định nhập khẩu vào Mỹ nếu đáp ứng tiêu chí phù hợp, trong đó có việc cho phép Mỹ tiếp cận thị trường công bằng và thỏa đáng. Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ R.Péc-can cho rằng, quyết định của Mỹ về việc chấm dứt cơ chế ưu đãi thương mại dành cho nước này là mâu thuẫn với mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương hằng năm lên mức 75 tỷ USD. Không những thế, quyết định của Oa-sinh-tơn còn gây tổn hại cho nỗ lực của các đồng minh thuộc NATO nhằm tăng cường trao đổi thương mại.
Video đang HOT
Thêm vào đó, giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ còn những bất đồng liên quan lực lượng người Cuốc được Mỹ hậu thuẫn ở Xy-ri.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T.Éc-đô-gan tuyên bố, An-ca-ra không chấp thuận việc trao quyền kiểm soát vùng an toàn dự kiến được thiết lập ở miền bắc Xy-ri cho bất cứ bên nào khác. Tuyên bố được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo, nếu Thổ Nhĩ Kỳ xúc tiến mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, Mỹ sẽ phải đánh giá lại thương vụ bán máy bay F-35 cho An-ca-ra và có thể tiếp đến là những vụ chuyển giao vũ khí trong tương lai cho Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện khu vực miền bắc Xy-ri do Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Cuốc (YPG) kiểm soát, song Thổ Nhĩ Kỳ luôn coi YPG là tổ chức khủng bố. An-ca-ra cho rằng, nếu Mỹ không thể thu hồi những vũ khí đã chuyển giao cho YPG tại Xy-ri thì nên chuyển giao những vũ khí đó cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đang hợp tác chặt chẽ với Nga nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị chấm dứt xung đột tại Xy-ri, những bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ càng khiến An-ca-ra có lý do để quyết tâm thực hiện những chính sách riêng không lệ thuộc vào đồng minh trong NATO.
BẢO ANH
Theo NDĐT
Nga huấn luyện 100 binh sĩ Trung Quốc vận hành S-400
Nga sẽ huấn luyện khoảng 100 quân nhân Trung Quốc về cách vận hành S-400, trong khi sắp chuyển trung đoàn thứ 2 hệ thống phòng thủ tên lửa này cho Bắc Kinh.
Nga sẽ huấn luyện quân nhân Trung Quốc vận hành S-400. Ảnh: Press TV
Quân nhân Trung Quốc "sẽ được huấn luyện tại một trung tâm của Nga về cách sử dụng trung đoàn thứ 2 hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ tháng 3 đến tháng 6" - hãng thông tấn Nga Itar-Tass dẫn nguồn tin ngoại giao quân đội cho biết hôm 5.3.
"Trung đoàn S-400 này sẽ được bàn giao cho Trung Quốc vào nửa cuối năm nay" - nguồn tin nói thêm.
Năm 2014, Trung Quốc đặt hàng 4-6 trung đoàn S-400 với chi phí ước tính khoảng 3 tỉ USD, trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên mua hệ thống phòng thủ tối tân này của Nga.
Một nhóm binh sĩ Trung Quốc đã được huấn luyện về cách sử dụng S-400 mà Mátxcơva chuyển giao cho Bắc Kinh vào mùa xuân năm ngoái và đã được thử nghiệm thành công.
Vào thời điểm đó, hãng TASS dẫn một nguồn tin nói rằng đơn vị S-400 này có một trạm chỉ huy, các trạm radar, trạm phóng, thiết bị năng lượng và các tài sản khác.
S-400 Triumph được đưa vào sử dụng năm 2007 và được coi là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa hiện đại nhất của Nga.
Với khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 400km và độ cao 30km, S-400 có thể phá huỷ máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Nó cũng có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu trên đất liền.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã hoàn tất thoả thuận về việc cung cấp các hệ thống tên lửa S-400 vào tháng 12.2017. Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ nhận S-400 vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.
Ấn Độ và Nga ký hợp đồng mua bán S-400 trị gía 5.4 tỉ USD bất chấp cảnh báo của Mỹ. Saudi Arabia và Qatar cũng đang đàm phán với Nga để mua S-400.
Mỹ đã và tiếp tục bán các hệ thống tên lửa Patriot đối thủ cho các nước trong khu vực để đẩy lùi ảnh hưởng của Nga. Tuy nhiên, hiệu quả của Patriot bị đặt dấu hỏi sau khi nó không bảo vệ được Saudi Arabia khi nước này bị các lực lượng ở Yemen tấn công trả đũa vào năm ngoái.
NGỌC VÂN
Theo Laodong
Thổ Nhĩ Kỳ sắp mở cửa khẩu với Syria mang tên 'Nhành Olive' Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một cửa khẩu giữa nước này với khu vực Afrin, miền Bắc Syria sẽ được mở cửa vào tuần tới, đẩy nhanh dự án nhằm tăng cường cung cấp viện trợ và trang thiết bị. Toàn cảnh thành phố Afrin, Syria ngày 20/3/2018. (Nguồn: Reuters) Reuters đưa tin, hãng thông tấn Anadolu dẫn lời Bộ trưởng Thương mại...