Sóng gió trên chính trường Ai Cập
Sau khi chế độ của Tổng thống Hosni Mubark sụp đổ do làn sóng biểu tình phản đối dâng cao, chính trường Ai Cập vẫn chưa thể bước vào thời kỳ ổn định do những sóng gió vừa mới nổi lên.
Các chính đảng trên khắp chính trường Ai Cập đã đe dọa tẩy chay các cuộc bầu cử dự kiến bắt đầu vào tháng 11 tới nếu Hội đồng Tối cao Các lực lượng vũ trang (CSFA) đang nắm quyền điều hành nước này không đồng ý sửa đổi luật bầu cử.
Trong tuyên bố chung ra ngày 28-9, Đảng Tự do và Công lý – nhánh chính trị của phong trào “Anh em Hồi giáo” lớn nhất tại Ai Cập, cùng 59 đảng phái khác đã đặt thời hạn chót là vào ngày 2-10 CSFA phải đáp ứng những đề nghị của họ đòi sửa đổi luật bầu cử. Tuyên bố nêu rõ các nhóm này muốn có những thay đổi để có thể ngăn chặn một cách hiệu quả các nhân vật ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mubarak ra tranh cử. Ông Sayyid al-Badawi, Chủ tịch Đảng Wafd, đe dọa: “Chúng tôi sẽ tẩy chay các cuộc bầu cử nếu những đòi hỏi của mình không được phản hồi tích cực vào ngày 2-10.
Đất nước Ai Cập vẫn đang phải đương đầu với nhiều sóng gió
Trước đó, ngày 27-9, CSFA đã ra sắc lệnh ấn định tổ chức bầu cử hai viện quốc hội từ ngày 28-11 tới và kêu gọi các ứng cử viên bắt đầu đăng ký ra tranh cử từ ngày 12-10. Đây sẽ là cuộc bầu cử đầu tiên tại Ai Cập kể từ khi Tổng thống Mubarak bị lật đổ hồi tháng hai năm nay. Theo sắc lệnh, cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân (Hạ viện) sẽ được tổ chức thành 3 vòng vào các ngày 28-11, 14-12 và 3-1-2012. Hội đồng Nhân dân, gồm 498 ghế (giảm so với 508 ghế thời chính quyền Mubarak), sẽ triệu tập phiên họp đầu tiên vào ngày 17-3-2012. Bầu cử Hội đồng Shura (Thượng viện – có 270 ghế) cũng được chia làm 3 vòng, bắt đầu từ ngày 29-1-2012 và kết thúc vào ngày 11-3-2012.
Trong sắc lệnh, CSFA cũng công bố luật bầu cử sửa đổi, theo đó, các đảng cạnh tranh để giành 2/3 số ghế trong hai viện quốc hội, số ghế còn lại sẽ được phân chia cho các ứng cử viên độc lập. Ông Badawi cho biết các chính đảng trong tuyên bố chung của mình đã nhất trí yêu cầu chính phủ cho phép các đảng đề xuất ứng cử viên vào cả danh sách ứng cử viên của đảng và danh sách ứng cử viên độc lập. Các chính đảng hy vọng cuộc bầu cử được tổ chức trên cơ sở của hệ thống danh sách tương xứng giữa các đảng, chứ không phải trên một hệ thống lẫn lộn, mà dựa vào đó, những nhân vật trung thành với Mubarak được phép dùng tiền bạc và tầm ảnh hưởng bộ lạc của mình để mua ghế vào quốc hội.
Video đang HOT
Tuần trước, giới quân sự cầm quyền Ai Cập cho biết Luật tình trạng khẩn cấp, đã được áp dụng trở lại hai ngày sau vụ người biểu tình tấn công vào Đại sứ quán Israel tại Cairo hôm 9-9, sẽ vẫn có hiệu lực cho tới tháng 6-2012 theo đúng khung thời gian mà ông Mubarak đề ra. Các nhà hoạt động đã chuẩn bị một cuộc biểu tình khác tại Cairo ngày 30-9 với hy vọng thu hút được sự tham gia của hàng nghìn người bất bình với cách thức điều hành đất nước của CSFA và gây sức ép đòi chính phủ huỷ bỏ Luật tình trạng khẩn cấp, với hy vọng đây sẽ là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ tháng 2-2011. Họ cũng đề xuất một lộ trình để hội đồng quân sự trao trả quyền lực cho người dân, trong đó có đề xuất thời gian tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống.
Trong khi đó, các chính đảng tại Ai Cập muốn CSFA khôi phục Luật chống tham nhũng, được ban hành vào những năm 1960 nhằm chống tham nhũng chính trị và lạm dụng chức vụ. Theo luật này, bất kỳ quan chức chính phủ, nghị sĩ quốc hội hay bộ trưởng nào cũng sẽ bị trừng phạt nếu họ, người thân quen của họ lạm dụng quyền lợi và chức vụ để trục lợi. Theo các nhà hoạt động, luật này sẽ ngăn chặn hiệu quả nhiều nhân vật trung thành với Mubarak trong việc giữ các chức vụ thêm 10 năm nữa.
Theo PLXH
Thaksin thăm Campuchia: Chính trường Thái Lan dậy sóng
Thông tin về việc ông Thaksin có kế hoạch thăm Campuchia vào cuối tuần này trước khi lên đường tới Nhật Bản đã làm chính trường Thái Lan nóng lên trong mấy ngày qua.
"Chuyến thăm này, dù là vì công việc riêng cũng đe dọa làm hỏng các nỗ lực của chính phủ mới khôi phục quan hệ với Campuchia", tờ Dân Tộc của Thái Lan ngày 18.8 bình luận về chuyến thăm Campuchia sắp tới của cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin.
Tránh liên lụy
Tờ Dân Tộc nhận định, chính phủ mới của tân Thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ phải đối mặt với cáo buộc để lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến lợi ích của dân tộc nếu để cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra tác động tới quan hệ song phương với Campuchia.
Ông Thaksin là bạn rất thân của Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Trong khi đó, các quan chức cấp cao trong chính phủ mới đang tìm cách tránh liên đới tới kế hoạch thăm Campuchia của ông Thaksin. Thủ tướng Yingluck nói rằng chuyến thăm này mang tính chất cá nhân và ông Thaksin không phải là đại diện của chính phủ mới tại Thái Lan đàm phán song phương với Campuchia.
Ngoại trưởng Surapong Towichukchaikul nói, ông không hề hay biết về chuyến thăm cũng như những dự định của ông Thaksin khi tới Campuchia. Trợ lý của ông Thaksin, ông Noppadon Pattama, nêu rõ ông cũng không hay biết về kế hoạch thăm Campuchia của ông Thaksin nhưng nếu chuyến thăm đó diễn ra thì đây đơn thuần là cuộc gặp với người bạn cũ là Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Giới phân tích nhìn nhận, với việc bà Yingluck lãnh đạo chính phủ mới, ông Thaksin sẽ tiếp tục được chào đón tại Campuchia và các chuyến thăm của ông Thaksin tới Campuchia hay bất cứ quốc gia nào khác sẽ không bị ngăn cản. Tuy nhiên, ông Thaksin và chính phủ của bà Yingluck sẽ khó tránh khỏi cáo buộc để lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến lợi ích của dân tộc.
Nỗ lực khôi phục quan hệ
Trong khi đó, Ngoại trưởng Surapong ngày 17.8 lần đầu tiên có mặt tại trụ sở Bộ Ngoại giao Thái Lan để cùng các quan chức của bộ này thực thi chỉ thị của Thủ tướng Yingluck xây dựng chiến lược giải quyết tranh chấp và khôi phục quan hệ với Campchia.
Báo chí Thái Lan dẫn một nguồn tin giấu tên từ nội bộ đảng cầm quyền Puea Thai cho biết, ông Thaksin thăm Campuchia nhằm thảo luận thỏa thuận hợp tác khai thác dầu khí trong vùng chồng lấn trên Vịnh Thái Lan và nhằm khôi phục quan hệ với Campuchia.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Yuthasak Sasiprapha cũng cho biết ông đã nhận lời mời của Campuchia và có kế hoạch tới Campuchia trong tháng 9 tới để tổ chức cuộc họp của Ủy ban Biên giới chung (GBC). Cuộc họp ban đầu dự định diễn ra vào tháng 4.2011 nhưng đã bị hoãn do xung đột biên giới giữa hai nước.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia - Tướng Chhum Sopcheat, ngày 18.8 nói rằng, cuộc họp sẽ nhanh chóng được tiến hành và khẳng định địa điểm của cuộc họp ở Campuchia. Phnom Penh cũng đề nghị hai bên gặp nhau để ấn định thời gian cụ thể và chuẩn bị tài liệu.
Trong khi đó, "Nhật báo Campuchia" ngày 18.8 trích lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Thái Lan Veerachon Sukondhdhpatipak cho hay, cuộc họp sẽ diễn ra vào cuối tháng này hoặc có thể vào đầu tháng 9 tới. Báo trên dẫn lời nhà nghiên cứu chính trị Pavin Chachavalpongpun thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á nói, đây là cơ hội tốt để hai bên nối lại khuôn khổ đàm phán song phương.
Theo Dân Trí
Ai Cập xét xử cựu Tổng thống Mubarak Phiên xử cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubark, người buộc phải từ chức trước sức ép của làn sóng biểu tình rộng khắp hồi tháng 2, bắt đầu trong hôm nay ở thủ đô Cairo. Cựu Tổng thống Hosni Mubarak. (Ảnh: PressTV) Mubarak bị buộc tội tham nhũng và ra lệnh giết người biểu tình. Nếu bị kết tội, ông có thể...