Sóng gió pháp lý bủa vây Tổng thống Mỹ Trump những ngày cuối năm
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là kết thúc năm 2018, song Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đang phải chịu sức ép điều tra từ nhiều phía.
Việc cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn hôm 18/12 phải ra trình diện trước tòa án Washington hay việc Quỹ từ thiện của Tổng thống bị giải thể chỉ là hai trong số rất nhiều những sóng gió pháp lý mà ông chủ Nhà Trắng và những người thân cận của mình đang phải đối mặt.
Tổng thống Trump đang phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra pháp lý. Ảnh: Atlantic.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller từ tháng 5/2017 được giao trọng trách điều tra về mọi mối liên hệ hoặc sự phối hợp giữa chính phủ Nga và các cá nhân có liên quan tới chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump, cũng như mọi vấn đề liên quan trực tiếp hay phát sinh từ những cuộc điều tra này. Tuy nhiên, tới nay chưa có bất kỳ bằng chứng nào được đưa ra.
Các nhà điều tra hiện đang tập trung vào một cuộc gặp hồi tháng 6/2016 tại tháp Trump ở thành phố New York giữa nhóm tranh cử của ông Donald Trump với một luật sư người Nga. Người này từng tuyên bố nắm giữ tay những thông tin liên quan tới thỏa thuận giữa hai bên liên quan tới ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton. Cuộc gặp khi đó đặc biệt có sự tham dự của người đứng đầu chiến dịch tranh cử là ông Paul Manafort, con trai cả và con rể, đồng thời là cố vấn của Tổng thống Donald Trump, ông Jared Kushner.
Trong một diễn biến mới nhất, Thẩm phán liên bang tại Washington Emmet Sullivan hôm 18/12 cáo buộc cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn đã bí mật liên lạc với nhiều quan chức chính phủ Nga, đồng thời yêu cầu một mức án tù cứng rắn vì mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Ông cho cựu Cố vấn an ninh quyền trì hoãn phiên tuyên án để chứng minh thêm bản thân xứng đáng được hưởng khoan hồng.
Truyền thông Mỹ khá bất ngờ trước thái độ cứng rắn của Thẩm phán Sullivan đối với trợ lý cấp cao nhất đang bị điều tra của ông Donald Trump cho đến nay. Nhà lãnh đạo 72 tuổi vẫn chỉ trích công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang dẫn đầu một “cuộc săn phù thủy” nhằm làm suy yếu chính phủ của ông, khẳng định “nghi án thông đồng với Nga là bịa đặt”.
Video đang HOT
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ là một trong những trợ lý đầu tiên của Tổng thống Donald Trump chấp nhận thỏa thuận nhận tội và hợp tác với Công tố viên đặc biệt Robert Mueller trong cuộc điều tra liên quan đến chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump. Điều này giúp công tố viên đặc biệt Robert Mueller điều tra sâu hơn vào nhóm thân tín của Tổng thống Mỹ.Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders hôm 18/12 cho rằng ông Flynn đã bị đối xử thiếu công bằng: “Toà án đã lựa chọn đưa ra phán quyết như vậy, thì chúng tôi tôn trọng quyết định của họ mặc dù có những nghi vấn liên quan tới các cuộc điều tra. Rõ ràng, ông Michael Flynn đã bị đối xử thiếu công bằng. Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã vi phạm quy trình điều tra khi phục kích bắt giữ tướng Flynn, cũng như cách họ thẩm vấn ông ấy. Đó là sự thật và chắc chắn còn những vấn đề khác nữa, song tôi không muốn nhắc tới”.
Hãng tin CNN nhận định, sức ép ngày một lớn từ các cuộc điều tra đang khiến nhà lãnh đạo Mỹ rơi vào thế khó. Dự báo, sức ép từ cuộc điều tra chắc chắn tăng nhiệt trong năm 2019 khi nghị sĩ đảng Dân chủ Elijah Cummings tiếp nhận ghế chủ tịch Ủy ban Giám sát và Cải cách Chính phủ tại Hạ viện Mỹ. Ông này từng tuyên bố sẽ lấy được lời khai mới từ ông Michael Cohen trước khi cựu luật sư thân tín của ông Donald Trump thi hành án tù vào tháng 3/2019./.
Thu Hoài/VOV1 Tổng hợp
Theo VOV
Cuộc chiến chưa từng có ở Mỹ
Câu hỏi lớn nhất lúc này là liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump có để ông Mueller thẩm vấn và chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông từ chối.
Hôm 17-5, qua đánh dấu một năm ngày ông Robert Mueller được bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt để dẫn đầu cuộc điều tra Tổng thống Mỹ Donald Trump và chiến dịch tranh cử của ông.
Hai câu hỏi chủ chốt
Cuộc điều tra diễn ra trong âm thầm và thận trọng nói trên đã phủ bóng lên nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, khiến nhà lãnh đạo này thường xuyên sao nhãng. Ông chủ Nhà Trắng không ít lần trút giận lên "cuộc săn phù thủy lớn nhất lịch sử Mỹ" giữa lúc cuộc điều tra mang lại kết quả đáng ngạc nhiên, dẫn đến không ít thắc mắc ông Mueller đã biết được bao nhiêu và sẽ điều tra chuyện gì tiếp theo.
Ngay cả khi phạm vi cuộc điều tra đang rất rộng, các công tố viên vẫn tập trung vào 2 câu hỏi chủ chốt: Liệu chiến dịch tranh cử của ông Trump có thông đồng với Điện Kremlin để hưởng lợi và liệu nhà lãnh đạo này kể từ khi nhậm chức có cản trở nỗ lực làm sáng tỏ nghi án trên hay không, như yêu cầu giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) James Comey chấm dứt điều tra cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn hoặc quyết định sa thải ông Comey sau đó?
Ông Rudy Giuliani (giữa) vừa gia nhập đội ngũ pháp lý của Tổng thống Mỹ Donald Trump Ảnh: AP
Sau 12 tháng điều tra, đã có 19 cá nhân và 3 công ty Nga bị truy tố hoặc đồng ý thỏa thuận nhận tội. Nhóm điều tra cũng thẩm vấn hầu hết phụ tá thân cận nhất của ông Trump và hỏi rất nhiều nhân chứng. Theo AP, những gì được biết cho đến giờ chưa làm rõ được nghi án "thông đồng" nhưng phần nào cho thấy người Nga quan tâm đến việc giúp ông Trump thắng cử và những quan hệ mờ ám với nước ngoài của một số phụ tá nhà lãnh đạo này trước, trong và sau chiến dịch tranh cử.
Trong khi đó, một số nhân tố mới làm phức tạp thêm những thách thức Nhà Trắng đang đối mặt, như luật sư riêng Michael Cohen của ông Trump, ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels và luật sư của cô, ông Michael Avenatti. Nhiều phụ tá của nhà lãnh đạo Mỹ tin rằng ông Trump cuối cùng sẽ "bình an vô sự" nhưng không khỏi lo ngại có thêm nhiều người quen và thậm chí là người nhà ông Trump dính đến rắc rối pháp lý. Hai cái tên khiến họ lo ngại nhất là con trai cả Donald Trump Jr và con rể Jared Kushner của ông chủ Nhà Trắng.
Chiến lược mới
Cuộc điều tra chắc chắn sẽ là gánh nặng không nhỏ khi ông Trump và Đảng Cộng hòa bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới. Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu ông Mueller có kịp hoàn tất cuộc điều tra vào mùa hè này hay không. Nếu kịch bản này không xảy ra, theo tờ The Wall Street Journal, ông sẽ phải tạm ngưng và nối lại nó sau cuộc bầu cử bởi Bộ Tư pháp Mỹ không muốn bị mang tiếng là tác động đến quyết định của cử tri. Vẫn còn nhiều việc chờ ông phía trước, trong đó nhạy cảm nhất là liệu văn phòng ông có quyết định thẩm vấn ông Trump hay không. Một nguy cơ của việc kéo dài cuộc điều tra là cả công chúng và chính quyền ông Trump có thể mất kiên nhẫn và kêu gọi nhanh chóng khép lại vụ việc càng sớm càng tốt.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller Ảnh: AP
Theo một số chuyên gia, thách thức lớn nhất của Nhà Trắng lúc này là ông Mueller hầu như không phạm sai sót nào cho đến giờ, buộc các phụ tá ông Trump phải chuyển sang chiến lược mới để đối phó - có thể gói gọn trong 3 chữ: chống trả, trì hoãn và nói xấu. Theo trang Roll Call, mục đích của chiến lược mới là gieo rắc hoài nghi về sự cần thiết của cuộc điều tra, làm dấy lên nghi vấn ông Mueller và FBI chỉ muốn "lật đổ" ông Trump và những phương thức hoạt động của công tố viên đặc biệt.
Với sự xáo trộn nhân sự mới đây, nổi bật là sự xuất hiện của luật sư Emmet T. Flood từng biện hộ cho Tổng thống Bill Clinton trong tiến trình luận tội cách đây 20 năm, đội ngũ pháp lý của ông Trump không chỉ chấm dứt chiến lược hợp tác với cuộc điều tra mà sẽ tìm cách làm điều ngược lại. Chẳng hạn, theo một số nguồn tin, đừng mong ông Trump đồng ý trả lời thẩm vấn ông Mueller và chuyện thương thảo sẽ bị kéo dài càng lâu càng tốt.
Sự xuất hiện của ông Rudy Giuliani, được xem là gương mặt của nhóm pháp lý bảo vệ Tổng thống Trump, cũng phần nào nêu bật sự thay đổi trên. Nhiều người dự báo cựu thị trưởng TP New York này sẽ tận dụng cơ hội xuất hiện trên giới truyền thông để leo thang nỗ lực làm xói mòn tính hợp pháp của cuộc điều tra vì biết rõ "chơi đẹp không mang lại hiệu quả". "Chúng tôi đã chuyển từ phòng thủ sang tấn công" - ông Giuliani cảnh báo. Nói là làm, luật sư này hôm 18-5 gọi ông Comey là "kẻ nói dối" nên không thể là nhân chứng đáng tin cậy và chỉ trích Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions không chấm dứt cuộc điều tra "vô lý" này.
Câu hỏi lớn nhất chưa có giải đáp lúc này là liệu ông Trump có chịu để ông Mueller thẩm vấn và chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông từ chối. Ông Giuliani cho AP biết quyết định có thể chỉ được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên được lên kế hoạch diễn ra vào tháng tới. Nếu câu trả lời là có, nhóm pháp lý của ông Trump sẽ tìm cách hạn chế phạm vi câu hỏi và thời gian thẩm vấn. Nếu câu trả lời là không, ông Mueller có thể xin trát của tòa để buộc ông Trump ra làm chứng trước một đại bồi thẩm đoàn nhưng động thái này có thể kéo dài cuộc điều tra thêm nhiều tháng và khép lại bằng cuộc chiến trước Tòa án Tối cao.
Theo Phương Võ
Người lao động
Lộ diện đối thủ tự tin đủ năng lực nhất đánh bại ông Trump năm 2020 Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hé lộ ông có thể cân nhắc ra tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020 bởi ông là người "đủ năng lực nhất" để thách thức ông Donald Trump. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP "Tôi sẽ thẳng thắn nhất có thể với các bạn. Tôi nghĩ rằng tôi là người có năng lực nhất...