Sống gần trạm cấp nước vẫn “khát” nước sạch
Mặc dù ở ngay cạnh trạm cấp nước sạch Gia Bình nhưng nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân thôn Ngăm Lương và thôn Ngọc Tỉnh, xã Lãng Ngâm, huyên Gia Bình (Bắc Ninh) vân phải ăn uông sinh hoạt bằng nguồn nước thải nhiễm phẩm hoá chất.
Ông Đỗ Trọng Trường – Chủ tịch UBND xã Lãng Ngâm – cho biết, cả thôn Ngăm Lương có hơn 600 hộ ,trước kia đa phần các hộ dùng giếng khoan nhưng do nước giếng khoan ô nhiễm trầm trọng, có nhiều chất asen ăn mòn, làm hỏng máy bơm và máy giặt nên hiện nay hơn 70% gia đình buộc chuyển sang bơm nước từ ao tù, mương rãnh đem lọc để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Hàng trăm hộ dân hút nước thải về lọc sơ sài làm nước sinh hoạt tại thôn Ngăm Lương.
Các hộ còn lại đành sử dụng giếng khoan dù biết nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Xã Lãng Ngâm có 5 thôn thì hai thôn Ngăm Lương và Ngọc Tỉnh có nghề may, in, nhuộm vải. Đi đôi với phát triển kinh tế thì ô nhiễm môi trường càng nặng, nước thải sinh hoạt, nước thải phẩm hoá chất dùng in, nhuộm trực tiếp xả ra ao, hồ.
Ngay tại chiếc giếng làng rộng khoảng 60m2, nguồn nước được bơm từ sông Đuống vào mương, rồi sau đó chảy vào hệ thống cống nước thải sinh hoạt của làng rồi chảy vào giếng cũng được dùng để phục vụ cho nhiều hộ gia đình sống quanh giếng.
Trong 4 năm trở lại đây, hai thôn Ngọc Tỉnh và Ngăm Lương có khoảng hơn 30 người đã chết vì bệnh ung thư vòm họng, gan… trong đó đa phần còn trẻ khoẻ, đang trong độ tuổi lao động do nguồn nước ô nhiễm. Từ đầu làng đến cuối xóm, các ao, giếng làng, mương, rãnh chằng chịt các ống dẫn hút nước lên bể lọc bằng cát sơ sài để người dân lọc lấy nước sinh hoạt.
Video đang HOT
Tại vùng quê này, khoảng 4 năm nay, khi nghề may gia công quần áo bắt đầu về làng, người dân sử dụng các loại hóa chất để nhuộm màu lên vải và in họa tiết trang trí lên quần áo, không qua qui trình xử lý nước thải mà tuỳ tiện đổ nước thải theo hệ thống cống rãnh ra ao làng, kênh mương.
Và một thực tế đang báo động là do thiếu nguồn nước sạch, người dân lại lấy chính nguồn nước thải đó qua một hệ thống lọc thô sơ để tái sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Anh Nguyễn Đăng Thuận, một người dân trong thôn cho biết mặc dù biết nguồn nước bị nhiễm sắt nhiều, có màu vàng như nghệ, cho dù đã lọc nhiều lần nhưng vẫn sực mùi tanh nồng nhưng chẳng có cách nào nên vẫn phải sử dụng. Người dân chỉ mong các cơ quan chức năng sớm đưa nước sạch về cho người dân sử dụng.
Hóa chất độc hại từ làng nghề đầu độc nguồn nước của hàng trăm hộ dân.
Thế nhưng, điều nghịch lý là khu vực ô nhiêm nặng nề này lại nằm ngay cạnh Trạm cấp nước sạch Gia Bình vốn được đặt tại xã Lãng Ngâm.
Ông Đỗ Trọng Trường – Chủ tịch UBND xã Lãng Ngâm – chia sẻ: Mặc dù Trạm cấp nước sạch Gia Bình đặt trên địa bàn xã nhưng theo dự án, trạm cấp nước sạch Gia Bình cấp nước sạch cho thị trấn Gia Bình.
Qua bức xúc của người dân về việc khát nước sạch, chính quyền xã đã kiến nghị đến các cơ quan chức năng. Sau khi làm việc sơ bộ với trạm cấp nước sạch Gia Bình, chi phí tạm tính khoảng 4 triệu đông/hộ, chưa kể hơn 1 triệu tiền đồng hồ. Nhiều người dân cho rằng mức đầu tư như thế là quá cao so với thu nhập và mặt bằng của người dân địa phương.
Trạm cấp nước sạch thị trấn Gia Bình nằm ngay tại xã Lãng Ngâm.
Trạm cấp nước thị trấn Gia Bình do Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bắc Ninh làm chủ đầu tư, được xây dựng từ năm 2010 với tổng nguồn kinh phí là 23 tỷ đồng (trong đó 90% nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới và 10% vốn đối ứng) có công suất tối đa 2400 m3/ngày đêm.
Theo ông Trần Văn Môn, Trạm trưởng Trạm cấp nước thị trấn Gia Bình, công trình được đưa vào sử dụng từ tháng 6/2012. Giai đoạn 1, Trạm có công suất tối đa là 1.200 m3/ngày đêm. Đến nay, Trạm cung cấp bình quân 900 m3/ngày đêm, cao điểm là 1.100m3/ngày đêm cho 2.000 hộ dân dọc theo tuyến Môn Quảng, An Quang (Lãng Ngâm) qua Đông Cứu xuống thị trấn Gia Bình.
“Đối với thôn Ngọc Tỉnh và Ngăm Lương chúng tôi đã tiến hành khảo sát, từ đó đi đến thiết kế các đường ống chi tiết. Hiện chúng tôi đang chờ phê duyệt của cơ quan chức năng và có kế hoạch làm vịệc với địa phương để đi đến thống nhất có phương án cấp nước sớm nhất cho hai thôn”, ông Môn nói
Đoàn Thế Cường
Theo Dantri
Ăn nước ao cạnh đường ống nước Sông Đà
Chỉ cách đường ống nước Sông Đà không đầy 2km, thôn Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội) vẫn phải dùng nước ao trong chính danh nông dân thành phố.
Dân làng ở đây chưa bao giờ biết đến nước sạch nhà máy, nước giếng khoan là nguồn "nước sạch" chủ động duy nhất họ dùng cho mọi sinh hoạt thường ngày. Nhưng, 3 năm trở lại đây giếng khoan cũng không còn nước. Xoay xở mọi cách, có những gia đình chi đến 70 triệu khoan giếng, song sâu trong lòng đất 70m nước vẫn không có đủ dùng. Thế là cái ao làng, trước chỉ để khoắng chân lúc đi làm đồng về nay trở thành nguồn cấp nước chính.
Hàng trăm vòi lớn bé từ nhà dân xổ ra cắm xuống ao hút nước, trong khi bên cạnh là con mương nước thải của thôn đang bốc mùi. Nỗi khổ, nguy cơ bệnh tật khi phải ăn nước ao tù của người dân Ngọc Than đã diễn ra nhiều năm, và cho đến nay vẫn chưa thấy cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết.
Thiết nghĩ, sự bàng quan đến vô tâm của chính quyền đã - đang - sẽ bắt người dân phải chịu đựng đến bao lâu nữa?
Đập ngay vào mắt khi đến thôn Ngọc Than là đường ống dẫn nước ao mắc chi chít trên cột điện.
Những búi ống nước này dẫn xa nhất có thể lên đến 1km.
Ở ao đình - nơi thả cá - hàng trăm đường ống lớn nhỏ cắm xuống mặt nước không mấy sạch, và nặng mùi khi gió quẩn. Mỗi khi tát ao, người ta lại xây giếng sâu xuống đáy ao, cắm ống xuống đó để lấy nước trong hơn.
Tình trạng phải dùng nước ao để sinh hoạt đã rộ lên khoảng 3 năm nay, khi nguồn nước giếng khoan trong lòng đất đã cạn.
Chị Nguyễn Thị Dung thôn Ngọc Than đang mang cát ra bờ ao rửa, sau đó bỏ vào bể ở nhà để lọc nước ao dùng sinh hoạt.
Người làng Ngọc Than thông ống, sửa lại các đầu rọ đã bị đất trét đặc khi cái nóng bắt đầu gay gắt.
Việc đi xin nước ăn ở đây xảy ra như cơm bữa.
Mặc dù nước ao được dùng để sinh hoạt, nhưng dân làng vẫn phải dùng nước vào những việc khác như rửa cuốc xẻng...
Dàn ống nước đua nhau thả xuống ao từ những nhà mặt đường.
Chiều đến là lúc bọn trẻ bắt đầu tụ tập ra ao để tắm xung quanh những ống nước.
Bờ ao là nơi người dân rửa ráy, tắm giặt...mọi thứ đều mang ra đây cả giống như cách sinh hoạt ở giếng làng các vùng quê.
Lũ trẻ vẫn tắm, các vòi nước vẫn sục xuống ao hút nước, và bên bờ bên kia là chuồng lợn với hệ thống xả nước trực tiếp ra ao.
Nếu thấy nước ven bờ chưa đủ trong, người ta sẽ cất công mắc dàn ống ra giữa ao cho "sạch sẽ". Thật cám cảnh!
Theo Dantri
Đằng sau vụ chồng đâm chết vợ ngay trong ủy ban xã Từng có thời gian gia đình hạnh phúc êm ấm, vợ đẹp con khôn, hơn nữa do làm nghề lái xe đường dài nên kinh tế của gia đình Việt - Nh. có phần khá giả hơn so với những cặp vợ chồng khác. Thế nhưng, một lần Việt tình cờ đọc được tin nhắn gửi đến trong máy của vợ đã đẩy...