Sống dư dả, người đàn ông 65 tuổi vẫn “đau đáu” 4 nỗi khổ khó nói sau khi nghỉ hưu
Lao động vất vả nhiều năm, ai cũng mong đến ngày nghỉ hưu được tự do làm điều mình muốn.
Nhưng trên thực tế, cuộc sống hưu trí cũng có những khía cạnh không như mơ.
Sau hơn 40 năm đi làm bận rộn, ai cũng mong ngóng đến tuổi nghỉ hưu để tận hưởng cuộc sống. Không đi làm nữa hàng tháng vẫn có lương hưu, một đời tích luỹ cũng có được không ít tài sản, lại có thêm thời gian quây quần bên con cháu. Đó thực sự là cuộc sống nghỉ hưu lý tưởng và thư thái nhất.
Thế nhưng cũng có không ít người lại cảm thấy chật vật hơn sau khi nghỉ hưu như câu chuyện của ông Quách, một cựu lãnh đạo 65 tuổi, hiện đang sống tại một thành phố nhỏ tại Trung Quốc. Tuy ông Quách có tài chính khá dư dả nhưng cuộc sống sau khi nghỉ hưu có sự tương phản rất lớn so với lúc trước. Với người đàn ông này, “về hưu giống như bước vào con đường xuống dốc của cuộc đời”. Dưới đây là tâm sự của ông Quách về những nỗi khổ khó nói khi đến tuổi già.
Cuộc sống hưu trí không như mơ
1. Những mối quan hệ đồng nghiệp cũ “nguội lạnh”
Ngày còn đi làm, những đồng nghiệp xung quanh tôi bất kể cấp trên hay dưới đều có quan hệ rất tốt. Có thể không thân thiết như người thân nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên tụ họp dù đang trong ngày nghỉ, nhiều chuyện khó nói với người nhà, tôi cũng tâm sự với đồng nghiệp. Tôi luôn nghĩ rằng những mối quan hệ này sẽ được giữ gìn ngay cả khi không còn làm chung nữa, nhưng sự thật lại không đơn giản như vậy.
Ảnh minh họa
Chỉ 6 tháng sau trở lại, đồng nghiệp không còn nhiệt tình như trước nữa. Tôi phải chủ động chào trước rồi họ mới đáp lại. Thế nhưng bất ngờ nhất là người cấp dưới họ Giang, cũng là người tôi dìu dắt từ những ngày mới vào cơ quan, thậm chí còn không muốn mời tôi vào văn phòng. Cậu ấy cư xử vô cùng xa cách, khác hẳn sự lễ phép ngày trước nên tôi chỉ hỏi thăm vài câu rồi rời đi. Xa mặt cách lòng là một phần nhưng có lẽ trong mắt cậu Giang và một số người đồng nghiệp cũ, tôi không còn là cấp trên, cũng không có giá trị trong công việc nên họ mới lạnh lùng như vậy.
2. Mâu thuẫn gia đình khó giải quyết
Video đang HOT
Khi chưa nghỉ hưu tôi lúc nào cũng bận rộn với trăm nghìn công việc ở cơ quan nên không có nhiều thời gian cho gia đình. Ngày nghỉ, tôi vẫn phải tham gia những cuộc gặp gỡ đối tác, đồng nghiệp, bạn bè hoặc về quê thăm bố mẹ. Nay không còn bận nữa, những tưởng mình sẽ có nhiều thời gian hơn cho gia đình thì lại xảy ra nhiều vấn đề hơn.
Hai vợ chồng tôi ngày ngày mâu thuẫn về những chuyện nhỏ nhặt như ai nấu cơm, đi chợ, ai làm việc nhà. Vì ngày nào cũng chạm mặt nhau nên chuyện nhỏ cũng có thể biến thành mâu thuẫn lớn nếu một bên không chịu “nhường bước”. Trước đây không gần gũi với con trai nên nay con trưởng thành, lấy vợ thì mối quan hệ cha con càng khó cải thiện. Các con còn có gia đình riêng nên cũng không quá quan tâm cuộc sống của tôi, thậm chí không nhờ tôi trông cháu. Cuộc sống về hưu của tôi vừa nhàm chán vừa đau đầu vì tranh cãi “như cơm bữa” với vợ.
Ảnh minh hoạ
3. Mất hứng thú với những đam mê cũ
Trước đây tôi rất đam mê du lịch, hầu như ngày lễ nào cũng rủ đồng nghiệp hoặc đưa vợ đi du lịch, có tháng rảnh rỗi còn đi vài lần. Khi đó cuối tuần nào tôi cũng háo hức lên kế hoạch đi “xả stress” sau thời gian làm việc vất vả, thậm chí còn muốn đi du lịch khắp Trung Quốc. Tôi mua hẳn máy ảnh để chụp và quay lại những thước phim đẹp, đăng lên mạng xã hội.
Thế nhưng khi có nhiều thời gian hơn, tôi không đi du lịch “điên cuồng” như bản thân nghĩ. Sau một vài chuyến đi, tôi chỉ thấy mệt mỏi, nằm ở nhà còn thấy dễ chịu hơn. Điều này đến chính tôi còn thấy khó lý giải. Lúc trước tôi cũng luôn chú ý đến tin tức và các vấn đề thời sự để cùng bàn luận với bạn bè và đồng nghiệp của mình. Nay tôi mở ti vi lên là thấy chán, vậy nên ngày nào với tôi cũng là vòng lặp chỉ xem phim rồi ăn uống và ngủ.
Hồi còn trẻ sức khỏe tôi vẫn khá tốt, mỗi ngày đi làm đều tràn đầy năng lượng, một năm chỉ ốm sốt vài lần. Thế nhưng giờ về hưu mới thấy sức khỏe “xuống cấp” nặng nề, cơ thể đau nhức khó chịu, các bệnh tuổi già lần lượt ập đến. Chỉ trong 2 năm mà tôi nhập viện 3 lần, một lần mổ ruột thừa. Chưa bao giờ tôi nghĩ bản thân có ngày trở nên mong manh như vậy. Mới ngoài 60 tuổi, chưa già lắm mà bạn bè lâu ngày không gặp nói tôi hốc hác hơn trước rất nhiều, không còn sung sức như lúc đi làm.
Làm gì để vượt qua cú sốc khi nghỉ hưu?
Cuộc sống hưu trí không như mơ khiến tôi buồn phiền, hàng ngày không biết phải làm gì nên mới cãi cọ nhiều hơn với vợ, sức khỏe ngày càng sa sút. Sau này tôi mới biết nhiều người đã quen với bận rộn như tôi khi đột ngột chuyển từ cuộc sống lao động căng thẳng sang cuộc sống nghỉ hưu sẽ cảm thấy sốc và khó thích nghi được. Vậy nên sau 2 năm, tôi đi xin việc làm bảo vệ, tuy không kiếm được nhiều tiền nhưng cũng có thêm niềm vui cuộc sống khi được lao động.
Ảnh minh họa
Tôi có những công việc nhất định mỗi ngày, cần vận động nhiều thay vì chỉ nằm ở nhà nên thân thể tôi cũng khỏe khoắn hơn. Sau này nếu không làm bảo vệ nữa tôi cũng sẽ cách để chăm chỉ hoạt động, tránh sự trì trệ vì quá nhàn rỗi. Đi làm trở lại nên tôi và vợ phân công việc nhà rõ ràng để vợ có thời gian đi gặp bạn bè. Tôi chủ động gọi cho con trai hỏi thăm nhiều hơn, mời các con về nhà ăn cơm khi có thời gian.
Tôi biết nhiều người bố luôn lấy lý do bận rộn để không cần chăm sóc con cái mình, họ nghĩ khi về hưu có nhiều thời gian thì vẫn kịp quan tâm. Nhưng sự thật là nếu mong con cái ở bên cạnh khi về già, bạn phải đồng hành khi chúng lớn lên. Nếu bỏ quên gia đình để chạy theo vun đắp những mối quan hệ bên ngoài thay vì ưu tiên gia đình, sau này về già ít nhiều cũng sẽ hối hận. Dù nhận ra những điều này hơi muộn nhưng tôi nghĩ vẫn kịp để sống cuộc sống hưu trí mình mong muốn trong nhiều năm nữa.
Sự ích kỷ núp bóng trào lưu "nghỉ hưu non"
Một số bạn trẻ vì thấy cuộc sống quá mệt mỏi, cần phải sống cho bản thân nhiều hơn đã chọn cách "nghỉ hưu non".
Ảnh minh họa
Sao lại "về vườn" khi tuổi còn xanh?
Có lẽ, rồi việc nghỉ hưu non cũng chỉ dừng lại ở trào lưu. Nói theo cách của các cụ, thì đó chỉ là suy nghĩ bồng bột của những đứa trẻ chưa kịp lớn. Thực tế, nó tồn tại khá nhiều mặt trái.
Bạn có thể "về vườn" với một số tiền nho nhỏ tích lũy được sau một vài năm bươn chải ngoài xã hội để sống cuộc sống thảnh thơi kiểu "cơm ăn ba bữa quần áo mặc cả ngày". Sự vô lo vô nghĩ trong một phút giây nào đó cho bạn cảm giác mình được sống cho bản thân. Thật là hạnh phúc...
Nhưng, miệng ăn núi lở... Số tiền ấy rồi sẽ cũng sẽ hư hao dần cho đến khi cạn kiệt. Trong khi thế giới vẫn vận hành theo cái cách của nó. Sau khi được sinh ra, những đứa trẻ được nuôi dưỡng, dạy dỗ đến khi trưởng thành. Và như một quy luật, đây là lúc họ tự chọn cho mình một lối đi, tự nuôi sống bản thân bằng lao động. Như cách mà Đen Vâu nói: "Lao vào đời mà kiếm cơm, lao vào đời tìm cơ hội", để rồi, "thiếu ngủ, quên ăn, quên uống, quên chải lại tóc tai" vì chạy dateline.
Lời khuyên được đưa ra là: "Cùng lắm mình về quê, nuôi cá và trồng thêm rau".
Đúng vậy, nhưng đó là khi đã qua tuổi lao động, đến tuổi về hưu. Chứ 27 tuổi đã bỏ công việc để về quê sống cuộc sống của một người già thì thật là ích kỷ. Chưa kể, có không ít tấm gương "bỏ phố về quê" với số vốn tương đối nhưng cũng rơi cảnh vô cùng chật vật để lo toan cuộc sống sau này.
Động lực để phấn đấu, phát triển bản thân
Đến con chim còn muốn hót, chiếc lá còn muốn xanh, lẽ nào là người, chúng ta lại chỉ sống cho riêng mình? Vất vả ư? stress ư? đau khổ ư?... Đó là cuộc sống với hỷ-nộ-ái-ố mà con người khi sinh ra đều trải qua.
Theo giáo lý nhà Phật, đời là bể khổ. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã khóc. Và tiếng khóc ấy còn theo mãi chúng ta đến lúc nhắm mắt xuôi tay... Đời là bể khổ, nhưng qua được nỗi thống khổ, con người sẽ trưởng thành. Nhìn một cách tích cực, những trải nghiệm đó giúp chúng ta thêm màu sắc và bớt... nhạt hơn.
Chưa kể, độ tuổi 20-30 đang là độ tuổi gây dựng, phát triển, tạo bước đà cho sự thành công trong sự nghiệp mỗi người. Lúc sung sức nhất, trẻ trung nhất mà không thể đối chọi với cuộc đời, hẳn bạn là một thanh niên cực kỳ vô dụng.
Đời dài lắm. Hãy nhìn những thế hệ đi trước, gần nhất là bố mẹ chúng ta, để thấy được, sự trưởng thành của bạn, là nước mắt, mồ hôi của cha mẹ. Nhưng họ đâu có coi đó là khổ đau - thứ phải trốn tránh như cách một số người đang làm.
Với một gia đình thuần nông, để con cái đủ ăn, đủ mặc, được học hành bằng bạn bằng bè đó là cả một sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cha mẹ. Bạn đã bao giờ để ý đôi bàn tay chai sạn của bố? Khóe mắt thật nhiều nếp nhăn và làn da đen sạm của mẹ? Bạn đã bao giờ thật tâm quan sát để thấy, dù 60-70 tuổi rồi, bố mẹ vẫn luôn dành mớ rau ngon nhất, con gà ngon nhất, quả mít ngon nhất để gửi lên cho bạn? Không chỉ là tình yêu thương, đó là sự lo lắng luôn thường trực trong họ, bởi dù bạn có lớn, với họ bạn vẫn là đứa trẻ.
Vậy mà khi còn đang phơi phới thanh xuân, bạn đã muốn sống một cuộc sống chỉ cho bản thân ư?
Trước còn bố mẹ, sau còn gia đình, con cái. Nếu bạn coi những thứ đó là gánh nặng thì bạn là kẻ bạc bẽo. Nếu bạn coi nó là trách nhiệm, đó là động lực để bạn phấn đấu và phát triển bản thân. Sự phát triển ấy, trước hết là cho bạn: Tiền bạc, địa vị... Sau là để bạn có thể phụng dưỡng bố mẹ, mua cho ba 1 cái áo mới, biếu mẹ chút thuốc bổ... hay mua bất cứ thứ gì mình muốn và lo cho cả gia đình bé nhỏ với người mình yêu thương.
Ở một khía cạnh khác, sự phát triển của cá nhân còn góp phần xây dựng và phát triển xã hội văn minh và giàu đẹp hơn.
Các cụ xưa có câu "Nhàn cư vi bất thiện". Từ ngàn đời, người xưa vẫn muốn đề cao lao động và phê phán lối sống nhàn hạ, ham chơi, bởi dễ dẫn đến các hành vi xấu, sai trái.
Sự nhàn nhã, thảnh thơi suy cho cùng chỉ nên dừng lại ở khoảnh khắc - thứ giúp tái tạo sức để duy trì thứ gọi là "lao động là vinh quang".
Suốt 13 năm, tháng nào mẹ chồng cũng gọi điện xin tôi đúng 1 triệu Lương hưu đủ ăn đủ tiêu, thế mà mẹ chồng vẫn xin tiền tôi mỗi tháng. Những lúc có nhiều tiền, tôi biếu thêm, mẹ không chịu lấy, chỉ nhận đúng 1 triệu. Ảnh minh họa Bố mẹ chồng tôi sống ở quê, cuộc sống của ông bà không giàu cũng không nghèo. Hiện tại hai người đã nghỉ hưu và có lương....