Sống dậy ký ức thời bao cấp
Thời bao cấp, muốn uống một cốc bia phải mua kèm một gói lạc. Nay đến cửa hàng mậu dịch ở Nam Tràng (Ba Đình), người ta có thể uống thoải mái mà không ai cấm.
LTS: Thời bao cấp mới chấm dứt hơn 20 năm nhưng với thế hệ trẻ ngày nay, nó như một câu chuyện đã xảy ra từ rất lâu bởi họ chỉ biết đến cái thời tem phiếu qua lời kể của ông bà, cha mẹ. Còn với những người từng sống dưới thời bao cấp, nó lại là những ký ức không thể nào quên. Qua câu chuyện của ông chủ cửa hàng mậu dịch mới mở tại Hà Nội cùng những người đã từng sống dưới thời bao cấp, chúng tôi đăng tải loạt bài “Những câu chuyện thời bao cấp” với mong muốn phần nào làm sống dậy một thời gian khó nhưng bình dị ấy. Chúng tôi mong nhận được bài viết và chia sẻ của độc giả về chủ đề này.
Kỳ 1: Sống dậy ký ức một thời bao cấp
Một buổi sáng, trong “cửa hàng mậu dịch” ở phố Nam Tràng, mấy vị khách trung tuổi ngồi mơ màng bị hút hồn bởi tiếng bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” đang phát ra từ chiếc đài cassette.
Đó là chiếc đài cassette Akai – loại đài chạy băng có thân to như chiếc loa thùng. Băng cassette là loại băng gồm 2 vòng cuốn to như vành xe đạp. Khi muốn phát nhạc, người ta cầm 2 vòng này đặt vào trục quay của đài. Bao giờ đài chạy hết băng, người ta lại nhấc ra, đổi bên cho vòng cuốn ngược lại.
Những kỷ vật 30 năm trước…
Ông Nguyễn Quang Minh, chủ cửa hàng cho biết, chiếc đài cassette, chiếc tivi nhãn hiệu National và quạt tai voi ở trong quán đều là của gia đình ông mua từ những năm 70 và được ông lưu giữ cho đến ngày nay.
Ông chủ cửa hàng mậu dịch ở Nam Tràng
Cũng giống các loại tivi hồi đó, tivi của ông Minh là kiểu cửa lùa. Loại tivi này có cửa phía trước màn hình, có thể mở ra đóng vào như cửa nhà.
Ông Minh nhớ, những đồ này, hồi đó chỉ có người đi nước ngoài về mới có. Thời bao cấp, nước mình với Liên Xô hợp tác, thường xuyên tổ chức cho người sang đó học tập và làm việc. Sang nước bạn, những người này thường mua đồ mang về nước cho gia đình sử dụng. Nếu cần tiền, có thể bán lại với giá rất đắt.
Những đồ điện từ thời xưa được ông Minh trưng bày trong cửa hàng hiện giờ đều còn sử dụng được.
Những vật dụng từ thời bao cấp được ông trưng bày trong quán
Cửa hàng ông Minh có vô vàn những thứ đồ vật mang dấu ấn một thời đã qua như tivi, quạt đài, bi đông nước, sổ gạo, tem phiếu, dép cao su… Bát cho khách ăn được làm bằng sắt tráng men – loại bát phổ biến của thời bao cấp.
Hầu hết những kỷ vật thời bao cấp trong quán đều là của gia đình được ông lưu giữ lại. Phần còn lại là do người khác gửi tặng. Một số thứ, ông Minh được bạn bè mang cho. Một số người không quen biết nghe tin ông mở quán mậu dịch, liền tìm cách liên hệ và tặng lại những kỷ vật của họ. Có những thứ ông Minh phải rất kì công mới tìm mua lại được.
Nhân viên cửa hàng ăn vận kiểu mậu dịch viên thời bao cấp (quần đen, áo trắng)
Video đang HOT
Người chạy bàn ở quán là các cô “nhân viên mậu dịch” mặc áo trắng quần đen kiểu cũ. Nhiều tem phiếu mua thực phẩm được trưng bày tại quán là do ông Minh và bạn bè lưu lại từ ngày xưa. Đồ ăn khách gọi được ghi vào hóa đơn làm bằng những mẫu tem phiếu được mô phỏng lại như thời bao cấp. Tuy nhiên cung cách phục vụ của nhân viên vẫn phải theo lối hiện đại. Chứ nếu vẫn phục vụ theo lối cũ, chắc chẳng có khách nào dám đến.
Món ăn ở quán mậu dịch
Bên cạnh danh sách thực đơn theo lối hiện đại, có nhiều món ở quán mậu dịch ngày trước được dùng lại tại cửa hàng này như cơm độn khoai, dưa xào tóp mỡ, đậu phụ tẩm hành…
Món ấn tượng với thực khách nhất là “phở không người lái” (chẳng có miếng thịt nào) nhưng giá không mềm chút nào – 35.000 đồng. Và đương nhiên những món này không có mùi gạo mốc, mỳ đen như ngày xưa.
Hóa đơn ở nhà hàng này làm giống tem phiếu thời bao cấp
Dĩ nhiên, quán ở đây cũng không hạn chế số lượng được mua như thời bao cấp. Ông Nguyễn Văn Long, một khách hàng đến đây lắc đầu nhớ lại: “Hồi đó, vào quán bia, người ta quy định, muốn uống một cốc bia phải mua kèm một gói lạc, hoặc một đĩa đồ ăn nào đó. Mà tôi thèm bia chứ có thèm lạc đâu!”
…và ký ức của ông chủ quán
Ông Nguyễn Quang Minh cho hay, “cửa hàng mậu dịch” của ông không theo khuôn mẫu riêng nào cả. Nhà hàng này là sự kết hợp của 2 loại cửa hàng đặc trưng và phổ biến thời bao cấp. Đó là cửa hàng mậu dịch bán hàng bách hóa tổng hợp (nơi xếp hàng mua lương thực, thực phẩm bằng tem phiếu) và quán ăn mậu dịch (nơi bán bia, phở và một số đồ ăn khác).
Khách đến đứng xếp hàng trước quầy. Cấm chen ngang!
Hướng ánh mắt về mấy vị khách già trong quán, ông Minh (chủ quán) trầm ngâm: “Chỉ mới gần ba chục năm mà đất nước đã đổi thay nhiều quá em ạ! Nhiều người đến đây tìm lại kỷ niệm mà cứ ngỡ thời bao cấp đã đi qua từ lâu lắm!”
Ông Minh nhớ lại cuộc sống ở thủ đô Hà Nội của một thời lịch sử. Khi đó ông còn là chàng thanh niên mới lớn. Cuộc sống ngày đó hiện lên trong ký ức của ông là một cuộc sống thiếu thốn, đói khổ nhưng cũng thật bình dị.
Ông nhớ những ngày phải ăn mỳ sợi vừa đen vừa hôi hồi đó. Nhà vốn đông anh em, đến bữa, 6-7 người ngồi quanh rổ mỳ sợi được vớt ra từ trong nước sôi cùng bát nước mắm. Người ta bảo “của không ngon, nhà đông con cũng hết” cấm có sai.
Khung cảnh cửa hàng mậu dịch ở Nam Tràng
Rồi ông nhớ đến những bữa ăn cơm độn khoai – một món ăn được ông tái hiện lại trong thực đơn của quán ngày nay. Dĩ nhiên, mùi gạo mốc, khoai hà của ngày xưa không còn nữa, mà cơm độn khoai của quán ngày nay chỉ mang tính tượng trưng cho một thời đói khổ.
Nhà bếp – nơi tổ phục vụ làm việc
Hiện ông Minh đang là chủ doanh nghiệp với một số nhà hàng quán xá tại Hà Nội làm ăn phát đạt nhưng ký ức về một thời thiếu thốn, vất vả vẫn chưa bao giờ phai nhạt trong ông. Những ngày được bố mẹ giao nhiệm vụ đứng xếp hàng cả buổi trước cửa hàng mậu dịch hoa đến cả mắt, tê cả chân. Những lần chờ đợi rồi thất vọng quay về vì đến lượt mình mua thì hết hàng. Đôi khi, ông lại được tận hưởng niềm vui vì sau một buổi xếp hàng đã mua được cá. Dù là cá biển ướp lâu ngày nhưng đối với ông Minh, “cá hồi đó ngon không thể tưởng tượng nổi”.
Chiếc cân để đong lương thực của cửa hàng mậu dịch
Bây giờ, hầu hết dấu tích của những cửa hàng mậu dịch ở Hà Nội không còn nữa. Thi thoảng ông Minh đi qua phố Nhà Chung, thấy cửa hàng ông mua thực phẩm khi xưa đã trở thành nhà hàng phục vụ khách nước ngoài. Chỉ còn thấy một dãy cửa hàng trên đường Ngô Thì Nhậm vẫn chưa bị phá. Mặc dù bây giờ người ta kinh doanh thứ khác, nhưng tường, nhà vẫn còn của thời cũ.
Đã gần 30 năm trôi qua nhưng cảm giác đứng xếp hàng chờ mua thực phẩm vẫn còn hiện hữu trong đôi mắt người đàn ông hiện đã là một doanh nhân thành đạt. Đó cũng là lý do khiến người đàn ông 50 tuổi xây dựng lại cửa hàng mậu dịch để gợi lại câu chuyện của một thời đã qua.
Theo 24h
'Chuyện ấy' thời bao cấp nguy hiểm là thế
Hủ hóa là từ rất đặc trưng của thời bao cấp, dành để chỉ quan hệ nam nữ không chính đáng.
Hình minh họa
Bây giờ chúng ta thường nghĩ, chỉ có ngủ với vợ/chồng người khác, hay làm 'chuyện ấy' với hình thức mua - bán dâm, mới là không chính đáng.
Còn thời đó, dù có yêu nhau và tự nguyện hiến dâng, dù cả hai là trai chưa vợ gái chưa chồng mà dám 'trao thân' thì cũng là hủ hóa, và hủ hóa là một tội lớn.
Ông Tuyên, 75 tuổi, cán bộ ngành thuế về hưu nói:
'Đến yêu nhau còn phải báo cáo tổ chức nữa là... Mà báo cáo nghĩa là tổ chức cho phép anh chị tìm hiểu nhau để tiến tới hôn nhân.
Chừng nào chưa cưới mà dám làm chuyện trên thì đó là sa đọa về đạo đức, tội rất nặng.
Tôi đã mấy lần tham dự cuộc họp xử lý cán bộ hủ hóa. Kiểm điểm lên kiểm điểm xuống, hết bị 'đấu tố' thì nhận 'án' hạ lương, đợt tăng lương sau cũng không được xét.
Ai có chức tước thì không mất chức cũng hạ bậc, ai đảng viên thì bị khai trừ, nói chung là thân bại danh liệt.
Bị kỷ luật về các tội khác còn đỡ chứ tội đó thì chả dám ngẩng mặt lên nhìn ai, nhục nhã lắm'.
Trước mỗi đợt bình xét hay sắp đến kỳ thăng cấp, bổ nhiệm, rất hay có các nhân vật tiềm năng bị tố cáo tội hủ hóa.
Con người của bây giờ, của mấy chục hay mấy nghìn năm trước thì vẫn vậy, đều có nhu cầu tình dục, đều đầy kẻ ham của lạ và có máu ngoại tình, và luôn có kẻ sẵn sàng làm liều.
Thế nên dù có khắt khe đến đâu, các vụ hủ hóa vẫn tồn tại và bị phát hiện. Thậm chí nếu không có, nhiều khi người ta cũng cố làm cho thành có.
Bây giờ nhắc lại thời bao cấp, đa phần người ta chỉ cười như cười một thời gian khó đã qua.
Cũng là nạn nhân của việc kiểm soát chuyện riêng tư thời bao cấp nhưng bà Châu, nay gần 70 tuổi, không cúi đầu chịu đựng.
Hồi đó bà đã trải qua vài mối tình nhưng đều không đi đến đích hôn nhân, chẳng mấy chốc mà đã qua tuổi toan về già.
Nhan sắc khiêm tốn, gia đình lại nghèo nên bà Châu gần như hết hy vọng kiếm được tấm chồng 'khá khẩm', mà những ông tệ quá thì bà không chịu lấy.
Rồi bà yêu một người đàn ông có vợ. Vợ ông ta chẳng có tội gì ngoài cái tội đau yếu liên miên, không đáp ứng được cho chồng cái 'khoản kia'.
Thời bao cấp, ly dị cũng là chuyện lớn, nhất là bỏ vợ đau yếu vì bồ bịch với người khác lại càng không thể chấp nhận được.
Vì thế chuyện tình của họ diễn ra trong bóng tối. Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, hai người bị lôi ra cơ quan sỉ vả, kiểm điểm liên tục.
Bà Châu tâm sự: 'Dĩ nhiên là tôi sai, nhưng tôi chỉ sai với vợ của ông kia chứ có làm thiệt hại đến ai khác đâu.
Trong khi bà kia chẳng nói gì thì những kẻ khác lại nhảy dựng lên, nhục mạ tôi trong hết cuộc họp này đến cuộc họp khác, trong khi ai cũng biết trong số đó có mấy người tư cách chẳng ra gì, cũng làm đầy chuyện bậy bạ.
Lúc đầu tôi cũng định cứ ngoan ngoãn kiểm điểm cho qua chuyện, nhưng sau điên quá không chịu nổi.
Trong cuộc họp, tôi bảo, tôi cứ tưởng 'cái ấy' của tôi thì cơ quan không quản lý chứ nhỉ, tôi muốn dùng nó thế nào, cho ai hay không cho ai là việc của tôi chứ.
Bây giờ các vị lại còn biểu quyết chỉ đạo tôi sử dụng 'cái ấy' của tôi như thế nào à?
Dĩ nhiên nói câu ấy là tội chồng thêm tội rồi, nhưng tôi chả cần. Tôi bỏ biên chế, ra ngoài kiếm ăn. Cũng khốn đốn vật vờ mất gần chục năm, sau mới ổn dần dần'.
Bà Châu bảo, bà kể lại những chuyện này cũng chỉ để giới trẻ biết thế hệ trước từng sống như thế nào, còn những cảm xúc buồn phiền hay giận giữ đã theo thời gian mà phai nhạt từ lâu.
Theo xahoi
Xếp hàng mua bánh trung thu như thời bao cấp Phải xếp hàng từ sáng sớm, mỗi lượt mua bị khống chế nên muốn nhiều hơn phải quay vòng xếp hàng lại. Cả một đoạn phố ùn tắc vì cảnh mua bán này. Cảnh ùn tắc giao thông trước cửa gian hàng bán bánh trung thu trên phố Thuỵ Khuê, Hà Nội sáng 27/9. Cảnh chen lấn mua bánh trung thu tại cơ...