Sống cùng máu, mủ và vi rút – Kỳ 1: Bở hơi tai ở bệnh viện tâm thần
Trong ngành y, bác sĩ được xem là nhân vật chính trong việc khám, chữa bệnh cứu người. Thế nhưng, chính các điều dưỡng, y tá mới là người ở “đầu sóng ngọn gió” chiến đấu thương tật, đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao và cả những lúc bị bệnh nhân và người nhà bệnh nhân… “gây chiến”.
Kỷ niệm 59 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.2014), Thanh Niên Online xin giới thiệu chân dung của những nữ điều dưỡng, y tá cùng những cảm xúc của họ khi cả xã hội đang nhìn vào ngành y. Công việc của họ luôn thầm lặng với mong muốn bệnh nhân sớm lành bệnh, xuất viện…
Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tại BV Tâm thần TP.HCM
Kỳ 1: Bở hơi tai ở bệnh viện tâm thần
Vừa đi qua chỗ một điều dưỡng đang thay ga giường cho một bệnh nhân ở khoa Nội trú, Bệnh viện (BV) Tâm thần TP.HCM, một nữ bệnh nhân cười lớn. Nhưng chỉ chừng 5 phút sau, cô này lại đi đến chiếc ghế ngồi xuống và khóc như một đứa trẻ…
“Đặc sản” những… vết sẹo
Làm việc với bệnh nhân bình thường đã khó, với những bệnh nhân lúc tỉnh, lúc lên cơn, lại càng khó hơn. Chị Lâm Nguyễn Phụng Tiên (27 tuổi), điều dưỡng của khoa Nội trú, BV Tâm thần (TP.HCM), kể: Một ngày bệnh nhân có vô vàn trạng thái cảm xúc cũng là vô vàn lần điều dưỡng mệt bở hơi tai để chăm sóc người bệnh. Những lúc bệnh nhân bật khóc như một đứa trẻ, điều dưỡng phải đến dỗ dành, mềm mỏng. Những lúc bệnh nhân hung dữ, gây gổ với người bệnh khác, thì điều dưỡng lại phải khuyên nhủ khéo léo, can thiệp kịp thời. Lại có khi bệnh nhân tâm thần cứ như đứa trẻ, bỏ ăn lúc nào tùy thích, nên điều dưỡng cứ phải đến dỗ dành…
Chưa kể bệnh nhân tiêu tiểu không tự chủ, điều dưỡng cùng hộ lý dọn dẹp, lau chùi và đưa bệnh nhân đi tắm. Thế nhưng chỉ mới nằm trên giường được ít phút, những bệnh nhân vừa được đưa đi tắm lại vào nhà tắm xối nước lên người. Điều dưỡng lại phải thay bộ đồ mới cho bệnh nhân.
“Có lúc một ngày mà bệnh nhân đi xối nước đến 4, 5 lần làm mình theo mệt nghỉ luôn”, chị Tiên nói. Chỉ vào vết sẹo lớn bên má phải, chị bảo: “đặc sản đó”. Rồi chị kể, lần ấy có bệnh nhân lên cơn, chị hỗ trợ tiêm thuốc cho bệnh nhân thì bệnh nhân phản ứng, dùng tay cào lên mặt chị, khiến chị không kịp né.
Cướp kim tiêm Điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Thủy (43 tuổi), khoa Nội trú cũng tâm sự, chăm sóc bệnh nhân nữ đã khó, với nam thì lại khó hơn nhiều lần vì bệnh nhân nam rất khỏe. Vì thế, những lúc họ lên cơn việc đánh lại điều dưỡng, hộ lý thường xuyên hơn. Có những điều dưỡng đến tiêm thuốc lại bị bệnh nhân khống chế cướp cả kim tiêm để bẻ, vứt.
Video đang HOT
Đang ngồi trò chuyện, chúng tôi nghe tiếng khóc phát ra từ phòng bệnh nhân nữ. Chúng tôi chạy qua cùng điều dưỡng thì thấy một bệnh nhân thân hình rất lớn đang ngồi khóc ngon lành.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Thủy (43 tuổi), khoa Nội trú, BV Tâm thần TP.HCM, cho biết đây là một bệnh nhân bị bệnh chậm phát triển tâm thần hơn 10 năm nay, tiêu tiểu tại chỗ, không tự vệ sinh cá nhân, muốn hét lúc nào thì hét, gặp ai cũng xưng mẹ.
“Những lúc lên cơn thì bệnh nhân dữ dằn vô cùng nhưng có lúc họ hiền lắm, chỉ ngồi nhìn người qua lại thôi. Có lúc họ còn hát, cười đùa với nhau nữa”, chị Thủy nói.
“Những bệnh nhân của mình không giống các bệnh nhân khác, họ khóc cười một cách vô thức, ăn uống hay vệ sinh đều không tự chủ được thì làm sao họ ý thức được mình là bệnh nhân nên không thể trách họ được”, điều dưỡng Thủy nói.
Khi chúng tôi đi ra khỏi phòng bệnh thì một nữ bệnh nhân chạy đến mang hai quả cam lại dúi vào tay điều dưỡng Thu Thủy: “Chị ăn đi, cam ngon lắm!”.
Niềm vui không thể tả
Gắn bó với bệnh nhân tâm thần, không ít hoàn cảnh làm các điều dưỡng xót xa. Điều dưỡng Đặng Thị Thùy Dương (46 tuổi), khoa Nội trú, kể: Có một trường hợp mẹ già nuôi con bị tâm thần dù bà đã ngoài 80 tuổi. Con của bà cũng đã ngoài 40 tuổi điều trị tâm thần phân liệt tại BV Tâm thần. Mấy lần anh này nhập viện đều chỉ thấy một mình bà cụ chăm sóc. Đằng đẵng mấy năm như thế, người mẹ già lại lặn lội vào thăm con, rồi ở lại chăm con.
“Nhìn cảnh mẹ già lọ mọ chăm con, cần mẫn đến đau lòng”, điều dưỡng Thùy Dương nói.
Điều dưỡng là những người rất vất vả thầm lặng bên cạnh bác sĩ
Điều mà nhiều điều dưỡng ở đây trăn trở là bệnh nhân bị tâm thần thường rất khó hết, có người điều trị tình trạng ổn về nhà được một thời gian lại được người nhà đưa trở lại BV. Có bệnh nhân nhập viện đến cả chục lần. Nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh éo le, gia đình đưa đi nhập viện nhiều lần nên đôi lúc cũng nản, riết rồi họ cũng lơ là thăm bệnh, chỉ dặn lại điều dưỡng: “Lúc nào con tôi hết cơn, các chị báo về cho gia đình tôi với”.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh nhân vô danh sau khi điều trị thì điều dưỡng đã nhờ tìm được gia đình để đưa họ về, đó là niềm vui khôn xiết của nghề mang lại.
Chị Tiên nhớ lại một trường hợp bệnh nhân vô gia cư được chuyển lên từ BV Quận 2 (TP.HCM) điều trị tâm thần phân liệt. Khi bệnh nhân tỉnh táo, điều dưỡng hỏi thăm quê quán và cuối cùng đã tìm được người nhà của người bệnh.
“Giúp được bệnh nhân đoàn tụ với gia đình là niềm vui khôn xiết làm điều dưỡng chúng tôi có thêm động lực để gắn bó với nghề”, chị Tiên nói. (Còn tiếp)
Theo TNO
Không có chuyện tráo nhân thủy tinh thể ở Bệnh viện Mắt Hà Nội
Đó là khẳng định của Sở Y tế Hà Nội trong cuộc họp báo diễn ra sáng hôm qua.
Lãnh đạo Bệnh viện mắt Hà Nội khẳng định không đánh tráo thủy tinh thể nhân tạo của bệnh nhân
Xung quanh vụ việc một số y bác sỹ của Bệnh viện Mắt Hà Nội tố cáo Giám đốc bệnh viện này có những vi phạm về chuyên môn và y đức, sáng qua (7/10), Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức cuộc gặp mặt báo chí công bố thông tin chính thức về vụ việc.
Cuộc mặt báo chí có sự tham gia của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội và Giám đốc Bệnh viện mắt Hà Nội.
Theo đơn tố cáo của bác sỹ Nguyễn Thị Thu Thủy, trong năm 2011, Bệnh viện Mắt Hà Nội đã tiến hành mổ thay thủy tinh thể nhân tạo cho khoảng 3.000 bệnh nhân, thu mỗi ca 6.5 triệu đồng, tuy nhiên, trong đó nhiều ca phẫu thuật đã bị đánh tráo thủy tinh thể.
Cụ thể, trên hóa đơn thu tiền của hàng trăm người bệnh đều ghi rõ được thay thể thủy tinh nhân tạo IQ của hãng Alcon (Mỹ) nhưng trên thực tế trong lúc mổ đã bị tráo sang nhân Hoya và Focus của hãng khác. Đặc biệt, có khoảng hơn 700 ca mổ đã bị đánh tráo dịch nhầy Douvis của Mỹ (có giá 600.000 đồng/hộp) sang dịch nhầy Ấn Độ rẻ tiền (chỉ có 240.000đồng/hộp). Bên cạnh đó, một ống dịch nhầy loại rẻ tiền của Ấn Độ này lại được dùng chung cho từ 4 đến 5 bệnh nhân.
Tại cuộc họp, bà Nguyễn Thu Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội đã "khẳng định" tại Bệnh viện Mắt Hà Nội, không có việc đánh tráo thủy tinh thể. Việc thực hiện ca phẫu thuật thay thủy tinh thể được tiến hành theo đúng các bước từ khám, tư vấn, lựa chọn thủy tinh thể đến phẫu thuật. Bệnh viện không dùng thủy tinh thể nhân tạo của Ấn Độ. Còn về dịch nhầy sử dụng trong ca phẫu thuật cho từng bệnh nhân để đảm bảo độ an toàn trong phẫu thuật. Một lọ dịch nhầy sử dụng cho nhiều bệnh nhân bởi vì có những bệnh nhân dùng hết 2 lọ dịch nhầy nhưng có những bệnh nhân chỉ dùng hết 1/3 lọ dịch nhầy, các bệnh nhân bù trừ cho nhau.
Được biết, theo quy định mỗi lọ dịch nhầy có một lọ kim tiêm kèm theo, tuy nhiên khi sử dụng một lọ dịch nhầy cho nhiều bệnh nhân, bệnh viện vẫn chỉ dùng 1 kim tiêm đó. Bà Nguyễn Thu Hương giải thích bệnh viện đã hấp kĩ kim tiêm trước khi sử dụng cho những người tiếp theo.
Bà Hương cho biết thêm, hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào chứng minh dịch nhầy khác nhau có ảnh hưởng đến chất lượng mỗi ca phẫu thuật và cũng không có quy định nào quy định một ca phẫu thuật phải sử dụng bao nhiêu dịch nhầy.
Ông Nguyễn Việt Cường - Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, Sở đã hai lần thành lập tổ công tác tiến hành xác minh vụ việc. Ông Cường khẳng định tại bệnh viện Mắt Hà Nội có xảy ra việc thay đổi thủy tinh thể, nhưng 3 loại thủy tinh thể này có chất lượng và giá thành tương đương nhau. Sai sót này chỉ ở khâu hành chính, do phòng tài vụ làm sai nguyên tắc, đóng dấu nhân mắt IQ lên tất cả các biên lai thu tiền.Do đó, trách nhiệm thuộc về phòng tài vụ.
Theo đơn tố cáo, Bệnh viện mắt Hà Nội đã đánh tráo dịch nhầy từ loại đắt tiền sang loại rẻ tiền
Trước sự việc trên, Sở y tế Hà Nội đã đề nghị Bệnh viện mắt Hà Nội chấn chỉnh những sai sót trên, bác sĩ sử dụng thủy tinh thể loại nào, cần ghi rõ cho bệnh nhân, phòng hành chính của bệnh viện cũng ghi rõ ràng giấy tờ, hồ sơ cho bệnh nhân tránh những hiểu lầm xảy ra. Trong quá trình phẫu thuật, nếu bác sĩ thay đổi thủy tinh thể, cũng cần thông báo cho bệnh nhân biết.
Xung quanh các câu hỏi của báo chí PGS. T.S Cung Hồng Sơn-Phó Viện mắt TW khẳng định, Bệnh viện mắt Hà Nội đã làm đúng theo quy trình và không có sự tráo đổi thủy tinh thể và dịch nhầy thủy tinh thể, bởi vì 3 loại thủy tinh thể Bệnh viện mắt Hà Nội được pháp đấu thầu giá tương đương nhau, chênh lệch nhau không đáng kể.
Tuy nhiên, kết thúc cuộc họp nhiều phóng viên vẫn chưa thấy thỏa mãn với những câu trả lời từ phía cơ quan chức năng.
Theo Xahoi
Thầy thuốc phải thực sự là chỗ dựa của người bệnh Nhân dịp kỷ niệm 59 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2), sáng 25-2, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tới chúc mừng các thầy thuốc của Bệnh viện Bạch Mai. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thay mặt Chủ tịch nước trao tặng cho bệnh viện Bạch Mai Huân chương Lao động Tại đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...