Sống cô quạnh vì 5 đứa con giàu có không ai chịu nuôi, đến khi chết đi con cái lại…
“Thế lúc mẹ sống anh có nuôi mẹ được ngày nào không? Tôi ít ra cũng nuôi mẹ được 1 tuần, giờ mẹ về ở với tôi là hợp lý nhất”…
Dù đã già nhưng bà Hạnh vẫn phải sống một mình (Ảnh minh họa)
Thấy bà Hạnh còng lưng hái đi hái lại đám rau cằn cỗi được trồng trước vườn, bà hàng xóm đi ngang qua chép miệng bảo:
- Bà ơi, nó già thế rồi sao ăn được mà bà cứ hái? Thế nhà không còn gì ăn hay sao thế?
- Nhìn nó già thế nhưng vẫn ăn được bà ạ. Tôi không còn gì ăn cả, chân đau quá chả đi xa được mà mua đồ, tính gửi bà Bê thì bà ấy lại đi chợ sớm quá. Thôi ăn tạm cái này cũng được.
Bà hàng xóm thấy bà Hạnh nói vậy thì chép miệng rồi lắc đầu. Bản thân bà Hạnh có 5 đứa con, ai cũng giàu có, đứa nào cũng có nhà lầu, xe hơi và sống ở thành phố, vậy mà bà vẫn phải ở một mình dưới quê. Nhiều người hỏi thế con cái bà có gửi tiền về cho bà sinh hoạt không thì bà gật đầu nhưng thực ra mấy năm nay rồi bà không nhận được đồng nào từ các con. Họ để mặc cho bà sống cô quạnh một mình, cũng chẳng gửi tiền về vì đứa này tị nạnh đứa kia, không ai nhận trách nhiệm nuôi mẹ. Họ cũng chẳng đón bà lên chơi vì sự xuất hiện của bà trong căn nhà của các con chẳng khác gì một thứ trang sức không hợp mốt.
Bà Hạnh có 5 người con, một mình bà tần tảo nuôi chúng thành người sau khi chồng mất. Bà làm đủ nghề để cho con đi học, kể cả việc đi làm ô sin cho nhà giàu trong xóm. Cũng may là trời thương nên lần lượt các con của bà đều học giỏi, thành đạt. Chúng ở lại thành phố lập nghiệp và nhanh chóng trở nên giàu có. Nhìn 5 đứa con ai cũng giàu, bà Hạnh chảy nước mắt vì sung sướng, thế là công sức bà bỏ ra đã không vô ích.
Thế nhưng từ ngày các con bà giàu có, họ không muốn người mẹ nghèo khổ đó xuất hiện trong nhà mình. Họ đùn đẩy trách nhiệm, lúc đầu họ quyết định “chuyền tay nhau”, mỗi người nuôi bà một tuần, rồi sau đó là mỗi người một ngày. Cũng vì việc đó mà họ đánh nhau, chửi nhau ầm ĩ. Sau vụ đó, bà Hạnh bị con trả về quê cho sống một mình vì không ai chịu nổi cái tính nhà quê tiết kiệm quá mức của bà.
Hơn 70 tuổi, không có ai bên cạnh, bà Hạnh phải tự nuôi mình. Bà có một mảnh vườn nhỏ, ngày nào bà cũng lầm lũi cuốc đất rồi trồng đủ thứ ở đó. Không còn nhiều sức khỏe nên bà chỉ dám làm một sào ruộng để lấy gạo ăn. Hàng xóm thấy bà đi làm ruộng vất vả thì xúm vào giúp, ai có cái gì ngon cũng cho bà, họ thấy ức thay bà vì bà có đến 5 đứa con giàu có mà không ai chịu nuôi mẹ.
5 đứa con của bà ai cũng giàu có (Ảnh minh họa)
Năm nào vào ngày giỗ chồng, nhà bà Hạnh cũng đông đúc. Ô tô của mấy đứa con về xếp thành hàng dài ngoài đường. Họ phô trương sự giàu có và hiếu thảo của mình bằng cách mua về những thứ quà mà chỉ ở thành phố mới có. Sau hôm đó, ai sẽ về nhà nấy, để mặc mẹ già ngồi khóc một mình vì nhớ con.
Video đang HOT
Đợt ấy bà Hạnh bỗng dưng bị ốm, nhà không có điện thoại. Hàng xóm thấy vậy bèn hỏi số rồi điện cho các con bà về. Nhưng 3 ngày sau cũng chẳng thấy ai về thăm mẹ. Chỉ có mấy người xung quanh đến, lúc thì hỏi han, lúc thì cho bà thức ăn. Mới ốm có mấy ngày mà bà Hạnh trông teo tóp hẳn đi. Gọi cho con bà nhưng ai cũng kêu bận chưa về được.
Bà Hạnh ốm được 1 tuần thì mất. Bà mất lúc nửa đêm nên không ai biết, lúc hàng xóm phát hiện ra thì bà mất đã gần được nửa ngày. Họ nhanh chóng gọi điện cho các con bà. Lần này, không ai bảo ai, họ đều đánh xe ô tô về quê rồi góp tiền tổ chức tang lễ cho mẹ. Ai cũng khóc sưng mắt, ai cũng kêu gào: “Mẹ ơi sao mẹ chết thảm vậy?”, “Sao mẹ không đợi con về?”. Hàng xóm nghe thấy thế chỉ cười khẩy. Họ thấy thương cho bà Hạnh, khi còn sống thì không đứa con nào nhận chăm, khi bà mất đi thì con khóc thương thống thiết. Đám ma của bà Hạnh thuộc dạng to nhất làng, con bà mua cho bà cỗ quan tài 50 triệu, xe ô tô về viếng xếp hàng dài từ đầu làng đến cuối làng. Nhưng người trong làng không có ai thấy cảm phục, họ thấy tội nghiệp cho bà Hạnh khi có những đứa con bất hiếu như vậy.
Thế nhưng vừa đưa tang mẹ xong thì người ta lại nghe bên nhà bà Hạnh có tiếng chửi nhau loạn xa. Họ hàng ở đó không ai can được. Hàng xóm chạy sang thì thấy mấy đứa con đang giành nhau tấm di ảnh của bà Hạnh. Đứa con cả hét lên:
- Tao là anh cả, tao thờ mẹ là đúng rồi còn gì?
Đến khi bà Hạnh mất, cả 5 người con lại giành nhau di ảnh mẹ về để thờ (Ảnh minh họa)
- Thế lúc mẹ sống anh có nuôi mẹ được ngày nào không? Tôi ít ra cũng nuôi mẹ được 1 tuần, giờ mẹ về ở với tôi là hợp lý nhất – đứa con thứ lên tiếng.
- Các anh nuôi mẹ một tuần chứ em nuôi mẹ 1 tháng đây này, em còn gửi 1 triệu về cho mẹ mua thuốc. Giờ mẹ nên về với em.
Cãi nhau không xong, họ lao vào đánh nhau chí chóe, tấm di ảnh của bà Hạnh vừa mới được đặt lên chỗ thờ chưa được bao nhiêu đã bị lôi xuống rồi lăn lông lốc dưới sàn. Tiếng chửi nhau, tiếng khóc, tiếng kể công của các con bà vang lên chát chúa. Hàng xóm thấy vậy chạnh lòng nhưng không thể làm được gì. Họ thương cho bà Hạnh có con mà như không. Khi sống thì cô quạnh, khi chết cũng không được yên vì bị con cái lấy ra để tô vẽ cho cái tiếng hiếu thảo của mình.
Cuối cùng, họ thống nhất với nhau rằng mỗi người sẽ “thờ” mẹ 1 tháng. Sau khi lo liệu xong xuôi lễ tang, các con của bà Hạnh cũng tìm người mua đất rồi bán luôn mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình để lấy tiền chia nhau. Người trong làng ai biết chuyện cũng chép miệng thương cho cái số đau khổ của bà Hạnh, sống thì cực khổ mà chết cũng chẳng được yên với lũ con bất hiếu.
Theo Blogtamsu
Thất kinh với tiếng khóc cầu cứu qua điện thoại của con gái và sự thức tỉnh của người bố theo bồ nhí bỏ bê vợ con
Đức phi như bay về nhà, cả đoạn đường anh sợ hãi: "Nếu vợ con có mệnh hệ gì thì cả đời này mình sẽ sống trong ân hận, mình là gã chồng tồi". Về tới nơi thấy vợ đang nằm sõng soài còn con gái thì...
Chi chưa bao giờ nghĩ gia đình mình lại trở nên như vậy, nhiều đêm nằm ôm con cô nhớ về những ngày êm đềm trước đây cả nhà rộn vang tiếng cười đùa. Tình yêu của cô và Đức từng được bạn bè tung hô ca ngợi.
Vậy mà từ khi cô giới thiệu cho chồng vào làm ở công ty đó, anh đã dần trở nên thay đổi. Tiền anh kiếm được nhiều hơn nhưng thay vào đó Đức trau chuốt hơn, đi làm về muộn hơn và cũng vô tâm hơn.
Rồi 1 ngày đẹp trời Chi phát hiện ra chồng mình đang theo đuổi 1 cô gái khác, nói đúng hơn họ đã là người tình của nhau. Cô bồ nhí của chồng còn trẻ, chưa chồng và có biệt tài đào mỏ mà không khiến các anh thấy xót.
Vợ chồng Chi cãi vã thậm chí đánh nhau, Chi suy sụp hẳn. Cô đau đớn như rơi xuống hố sâu của sự tuyệt vọng vậy. Cô không tin nổi người chồng mà cô hết mực yêu thương lại thành ra như thế. Ban đầu Đức còn chối, sau đó thì nhận lỗi van xin và rồi anh công khai đi bồ. Anh bỏ bê vợ con xem nhà như 1 căn nhà trọ thích thì về không thì qua chỗ bồ ngủ.
Chị cười chua chát khi sống cảnh chung đụng chồng với 1 người đàn bà khác. Nhưng cô không dám nói cho bố mẹ biết vì họ đang ốm đau bệnh tật, cô sợ ông bà hai bên sẽ không chịu nổi.
Chị đâm bệnh trầm cảm, bệnh của cô càng ngày càng nặng. Đêm đó đang nằm ngủ thì cô bị lên cơn co giật. Con gái cô tình dậy thấy mẹ như thế sợ quá khóc hét lên:
- Mẹ ơi! Mẹ đừng chết con xin mẹ đấy. Đừng bỏ con mà mẹ.
Chi thấy con khóc nhưng cơn đau cơn co giật cứ hành hạ cô từng hồi khiến cô không dừng lại nổi, nước mắt cứ vậy ứa ra. Cô con gái sợ quá run rẩy gọi điện thoại cho bố. Nó gọi phải đến chục cú anh mới chịu cầm máy:
- Làm gì mà cô gọi giờ này?
- Bố ơi... hu hu... bố ơi bố.
- Ôi Minh Hạnh hả con, sao con lại gọi cho bố vào giờ này.
- Bố ơi, mẹ bị làm sao ấy, nhìn sợ lắm. Con sợ mẹ chết mất, bố về đi, con xin bố đây.
Nghe đến đó Đức rụng rời chân tay, hoảng sợ không kém nhưng cố bình tĩnh trấn an con:
- Ừ được rồi con bật điện lên bình tĩnh rồi bố sẽ về nhé, con đừng hoảng loạn quá.
- Bố về nhanh lên, mẹ sắp không chịu nổi rồi.
(Ảnh minh họa)
Đức phi như bay về nhà, cả đoạn đường anh sợ hãi: "Nếu vợ con có mệnh hệ gì thì cả đời này mình sẽ sống trong ân hận, mình là gã chồng tồi". Về tới nơi thấy vợ đang lên cơn co giật nằm sõng soài khổ sở trên nền nhà, rồi dần dần ngất lịm. Con bé vừa ôm mẹ vừa khóc nức nở.
Đức bế vợ đi bệnh viên, bác sĩ nói cô ấy bị chấn động tâm lý mạnh quá dẫn đến vỏ não bị kích động, cộng với bệnh trầm cảm, biếng ăn, tinh thần hoảng loạn. Đức ngồi thụp xuống đất 1 tay ôm con gái 1 tay ôm đầu.
- Mẹ sẽ ổn thôi phải không bố.
- Ừ mẹ sẽ ổn thôi con.
Phải đến 5 tiếng sau Chi mới tỉnh lại, cô đờ đẫn không nhớ ra con và chồng mình. Chi ngồi thế 1 lúc rồi cơn co giật lại ập đến. Lúc này Đức sợ run rẩy đến phát khóc.
- Anh sai rồi vợ à, em hãy mạnh mẽ lên. Anh hứa sẽ không làm em khổ nữa. Anh xin lỗi.
Những ngày đút cho vợ từng thìa cháo trong bệnh viện Đức ân hận vô cùng vì đãngoại tình , chạy theo bồ và bỏ rơi vợ con như vậy. 2 tháng sau Chi khỏe lại, Đức bỏ hẳn cô bồ về nhà chuyên tâm chăm sóc vợ con. Lúc này anh thấy thương vợ hơn bao giờ hết, qua lần này Đức học được 1 bài học thấm thía về ý nghĩa của gia đình.
Theo Một Thế Giới
Bạn trai biệt tích ngay khi con chào đời, người mẹ trẻ đành bỏ rơi đứa bé trong đêm và cái kết đau lòng Tiếng khóc ngày một lớn: "Oe oe...oe oe...oe oe...". Cô nghe rõ tiếng khóc ấy như tiếng đứa trẻ gọi mẹ, đau xé từng khúc ruột. Anh là mối tình đầu của cô, học trên cô một khóa. Hai người quen nhau khi cô vừa bước chân vào giảng đường đại học. Giống như bao cặp đôi khác họ đã có một câu...