Sống chung với trĩ hàng chục năm vì sợ chữa đau
Trĩ không chỉ gây đau đớn mà còn trở thành nỗi ám ảnh trong sinh hoạt hằng ngày của nhiều người.
Thế nhưng, không ít người chấp nhận sống chung với trĩ hàng chục năm vì tâm lý sợ điều trị sẽ đau đớn và kéo dài.
Hơn 2 t hập kỷ khốn khổ chịu đựng trĩ
“Tôi bị trĩ từ năm 2003. Ban đầu trĩ còn nhẹ nên chủ quan. Dần dần trĩ ngày càng sưng to, sa ra ngoài đau đớn” anh V.V.N (50 tuổi, Hà Nội) chia sẻ.
Anh N. mắc trĩ lâu năm đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI trong tình trạng trĩ sa ra ngoài, chảy máu, sưng phù, đau đớn nặng nề. “Tôi thường xuyên phải ngồi nhiều, tiếp khách uống rượu, búi trĩ dần nặng lên. Trĩ sa đau, nhớp nháp, chảy máu cả ngày, rất mệt mỏi”, anh N. cho hay.
Đau đớn nhưng anh N. chấp nhận sống chung với trĩ hơn 20 năm, anh tâm sự: “Tôi có đi thăm khám ở một vài nơi, cũng biết tình trạng đến đâu chứ không chủ quan, nhưng tôi sợ chữa trĩ vì nghe nói, chữa đau đớn và kéo dài”.
Một trường hợp khác, bệnh nhân V.H.V (Hà Nội) dù mới bước qua tuổi 37 nhưng có tới 13 năm bị trĩ. Chị cho biết sau hai lần sinh nở thường xuyên gặp tình trạng hậu môn chảy máu, búi trĩ sa ra ngày một nhiều. “Tôi bị trĩ cách đây 13 năm sau khi sinh con đầu. Đến nay, trĩ ngày càng gây đau đớn, cộm rát. Mỗi lần đi vệ sinh là nước mắt giàn giụa vì thốn”, chị nói.
Cũng như anh N., chị V. cũng chấp nhận sống chung với trĩ hàng chục năm: “Đau trĩ bao lâu nhưng vẫn chấp nhận, phần vì sinh con xong mải mê nuôi con, phần vì nghe nói chữa trĩ đau lại kéo dài nên cứ chần chừ bao lâu nay”. Đây dường như cũng là nỗi lòng của không ít bệnh nhân trước lựa chọn có nên điều trị trĩ: để cũng đau, đi chữa thì cũng đau.
Sống chung với trĩ nhiều năm xuất phát từ tâm lý sợ hãi điều trị (Ảnh: TCI).
Hai bệnh nhân N. và V. tình cờ biết đến Thu Cúc TCI nhờ người quen đã từng điều trị bệnh trĩ tại cơ sở này. Tâm lý “trăm nghe không bằng một thấy”, hai bệnh nhân quyết định đặt niềm tin tưởng vào trải nghiệm chữa trĩ không đau, một ngày được ra viện mà những bệnh nhân từng điều trị thành công tại đây kể lại.
Bác sĩ CKI Phí Văn Tự, Phó trưởng khoa Ngoại, Thu Cúc TCI trực tiếp chẩn đoán và điều trị cho hai bệnh nhân trên. Qua thăm khám, bác sĩ cho biết điểm chung là mắc trĩ nội độ 3 sưng to, sa ra ngoài lâu ngày kèm chảy máu. Bác sĩ cho biết thêm: “Đối với trường hợp này, điều trị bằng thuốc không còn nhiều tác dụng mà cần can thiệp ngoại khoa ngay để tránh biến chứng”.
T hoát trĩ trong một ngày điều trị
Video đang HOT
Với trường hợp búi trĩ kinh niên có tuổi đời lên đến hàng chục năm, các bác sĩ khoa Ngoại Thu Cúc TCI chỉ định điều trị bằng kết hợp phương pháp kinh điển có hỗ trợ của đốt trĩ Laser Diode. Trải qua kỹ thuật gây tê tủy sống, bệnh nhân được tiến hành điều trị loại bỏ trĩ. Quá trình điều trị thuận lợi kéo dài khoảng 1 tiếng, bệnh nhân tỉnh táo nói chuyện trong khi điều trị, ra viện sau 1 ngày.
Bác sĩ CKI Phí Văn Tự cho biết, điều trị bằng phương pháp kinh điển kết hợp Laser Diode giúp loại bỏ tận gốc búi trĩ đã lớn, đảm bảo nhẹ nhàng, nhanh hồi phục.
Năng lượng laser trực tiếp đánh xẹp mô trĩ và cắt nguồn máu nuôi trĩ, từ đó búi trĩ co nhỏ nhanh chóng, can thiệp tối thiểu, không cắt bất kể một chút da hay niêm mạc nào trong ống hậu môn. Gần như giữ nguyên cấu trúc giải phẫu ở phía trong niêm mạc ống hậu môn và trực tràng. Nhờ vậy, bệnh nhân tránh đau đớn như điều trị bằng phương pháp truyền thống.
“Bệnh nhân gần như không đau, nếu xét trên thang độ đau là 10 thì chỉ còn khoảng 2,3 phần”, bác sĩ Tự nhấn mạnh.
Đồng thời, phương án kết hợp điểm vượt trội của cả kỹ thuật cùng một lúc – điều mà khá ít cơ sở y tế thực hiện do yêu cầu về trang thiết bị hiện đại và thao tác chuẩn xác của đội ngũ y bác sĩ.
Đốt trĩ Laser Diode tân tiến trong điều trị trĩ không đau (Ảnh: TCI).
Anh N. cho biết, chữa trĩ nhẹ nhàng. Bác sĩ Tự làm công tác tư tưởng, bắt đầu vào điều trị, rất thoải mái, sau một ngày là ra viện.
Bệnh nhân V. cũng thở phào: “Biết nhẹ nhàng thế thì tôi điều trị từ sớm chứ chẳng để cả chục năm đau đớn khốn khổ vì trĩ như vậy”.
Theo bác sĩ CKI Phí Văn Tự, âm thầm chịu đựng và sống chung với trĩ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người bệnh trĩ cần thăm khám sớm khi biểu hiện chưa nặng, việc điều trị lúc này đạt hiệu quả cao hơn, chấm dứt đau đớn sớm.
Những điểm đến du lịch tâm linh đầu năm mới ở Bắc Ninh
Bắc Ninh có 14 điểm du lịch tâm linh trong đó phải kể đến 4 di tích Quốc gia đặc biệt gồm chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý.
Vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc với hàng trăm lễ hội truyền thống cùng vô số các hoạt động văn hóa du xuân, trảy hội, lễ chùa... Mỗi độ xuân về, miền đất quan họ lại hấp dẫn hàng triệu lượt khách du lịch đến du xuân lễ chùa cầu an. Quý khách tham quan và dâng lễ tại chùa Dâu - chùa thờ vị thần Pháp Vân, Chùa Phật Tích - Ngôi chùa cổ có lịch sử gần 1.000 năm, từng là trung tâm văn hóa Đại Việt, Đền Đô - được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia - nơi thờ 8 vị vua nhà Lý... Cùng du xuân lễ hội đầu năm để cầu an cho gia đình một năm sức khỏe và hạnh phúc, An khang Thịnh vượng.
Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích còn gọi là chùa Vạn Phúc nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật Tích được xếp hạng Di tích Lịch sử- Văn hóa tại Quyết định số 313/VH-VP của Bộ Văn hóa và được Thủ tướng chính phủ ký và xếp hạng 62 Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Chùa Phật Tích thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm.
Chùa có lối kiến trúc theo kiểu Nội công ngoại quốc, bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ.
Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng khoảng 33 m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật. Bậc nền thứ nhất là sân chùa với vườn hoa mẫu đơn. Bậc nền thứ hai là nơi có các kiến trúc cổ. Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì (Ao Rồng) là một cái ao hình chữ nhật, đã cạn nước.
Chùa Dâu
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng, là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4. Chùa Dâu được xây dựng theo kiểu Nội công ngoại quốc. Chùa có bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở Chùa Dâu là những pho tượng thờ.
Tại đây thờ tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân cao gần 2 m được bày ở gian giữa với sự uy nghi, trầm mặc cùng tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ...
Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành cao khoảng 17 m (Tháp đã mất 6 tầng trên, chỉ còn 3 tầng dưới). Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817.
Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp hay còn gọi là Ninh Phúc tự là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
Chùa Bút Tháp là ngôi chùa cổ, có quy mô kiến trúc lớn của Bắc Ninh.
Đây là một trong không nhiều ngôi chùa cổ, có quy mô kiến trúc lớn của Đồng bằng Bắc Bộ còn lại đến ngày nay. Chùa có kiến trúc độc đáo, bố cục hài hòa giữa kiến trúc với môi trường thiên nhiên. Toàn bộ kiến trúc chính của chùa quay theo hướng Nam, một hướng truyền thống của người Việt. Quần thể kiến trúc còn giữ lại nhiều di tích của thế kỷ 17. Chùa chính với ba dãy nhà Tiền đường - Thiên hương - Thượng điện tạo thành chữ "công". Cách bố trí như vậy làm nổi bật điện thờ bên trong với các pho tượng.
Kiến trúc chùa vẫn dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền bệ lan can dùng đá rất phổ biến, trên có những hình động vật được khắc trông sinh động và độc đáo. Trang trí được thể hiện ở mọi nơi trên các chất liệu gỗ và đá, ở kiến trúc và ở các đồ thờ.
Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Khu các lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Lý là chứng tích lịch sử về làng Cổ Pháp xưa và Đình Bảng ngày nay; là đất phát tích, tôn miếu thờ các vị vua triều Lý và còn là nơi an táng của các vị tiên vương và hoàng tộc nhà Lý.
Khu di tích là công trình kiến trúc đặc sắc.
Khu di tích là công trình kiến trúc đặc sắc, với nghệ thuật điêu khắc đá, điêu khắc gỗ, tạc tượng thờ, kỹ thuật xây dựng đều đạt ở mức tinh xảo và nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể được bảo lưu: tín ngưỡng thờ cúng, lễ hội, phong tục, tập quán....
Khu lăng mộ các vị vua triều Lý là di chỉ khảo cổ đặc biệt quan trọng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học bao gồm 02 khu vực chính là: Đền Đô và Khu lăng mộ các vị Vua triều Lý (Sơn lăng cấm địa).
Với giá trị đặc biệt, di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Nay các tuyến đường kết nối khu du lịch tâm linh này đã gần như hoàn thiện nên việc di chuyển đã rất thuận tiện, bên cạnh đó cây cầu Kinh Dương Vương có vốn đầu tư 1.900 tỷ đồng vùa được khánh thành vào ngày 11/10/2023 giúp cho việc di chuyển giữa các điểm du lịch tâm linh càng trở nên thuận tiện hơn.
Làng chùa Đức Trọng (Lâm Đồng), điểm du lịch tâm linh hút khách Bên cạnh những điểm du lịch nổi tiếng như thác Pongour, làng Gà, hồ Đại Ninh, du lịch tâm linh tại làng chùa Đức Trọng (Lâm Đồng) cũng được nhiều du khách lựa chọn tham quan, trải nghiệm, là điểm đến hút du khách thời gian gần đây. Nhiều năm qua, thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng được nhiều người...